“1997 Fashion Big Bang” – 1997 và “vụ nổ thế kỷ” của thế giới thời trang

Ngày đăng: 06/04/23

Từ Gucci G-string của Tom Ford đến kính râm Fly của Thierry Mugler, cuộc triển lãm thời trang “1997 Fashion Big Bang” tại Palais Galliera sẽ cho cả làng mốt thấy cột mốc đấy đã khiến thế giới thời trang biến đổi và trở nên kịch tính như thế nào!

Nếu bạn nghĩ Y2K là bước ngoặt văn hóa lớn nhất trong cả thế giới thời trang, thì một cuộc triển lãm với tựa đề “1997 Fashion Big Bang” tại Palais Galliera sẽ cho bạn sự khác biệt. Dự kiến được tổ chức kéo dài đến hết ngày 16 tháng 7, đúng như tên gọi, triển lãm thời trang lần này giống như một điểm giao hoàn hảo của lịch sử thời trang trong quá khứ và những biến đổi trong tương lai hay theo cách mà cả làng mốt công nhận – cột mốc 1997 trong thời trang giống như một “vụ nổ thế kỷ” đã thay đổi ngành công nghiệp thời trang tỉ đô mãi mãi, đỉnh cao của thập niên 90 và còn là tiền đề vững chắc cho tương lai sau này.      

Christian Lacroix Haute couture Fall – Winter 1997
Jean Paul Gaultier First haute couture collection Spring-Summer 1997.

 

Những dấu ấn sáng tạo của McQueen tại Givenchy                                                                                                                                                

“1997 Fashion Big Bang” sẽ là một hành trình đưa giới mộ điệu quay lại dòng chảy của thời trang từ tháng 10 năm 1996 và kết thúc tại tháng 10 năm 1997, nhìn lại thời khắc đặc biệt đánh dấu sự trỗi dậy của một thế hệ nhà thiết kế hoàn toàn mới cùng những định hướng mới trong ready-to-wear và cả haute couture xa xỉ sẵn sàng trang phục cao cấp và trang phục cao cấp, từ sự ra mắt của Colette – cái nôi của concept store, cái chết chấn động của Gianni Versace cho đến sự ra đi đầy tiếc nuối của Công nương Diana – tất cả chúng ta được điểm lại tất tần tật cuộc đảo lộn của lịch sử thời trang. Alexandre Samson, người phụ trách triển lãm chia sẻ: “1997 có lẽ là một “bản lề” của quyển biên niên sử thời trang, bởi lẽ đây là thời khắc ra đời của những tài liệu tham khảo lý tưởng cho thời trang từ những ngày đầu cho đến tận nay. Thời điểm này còn tràn ngập những bộ sưu tập độc đáo đến mức đến thời đại ngày nay chúng vẫn là tâm điểm được báo giới quan tâm hàng đầu và thậm chí có cả những thiết kế đang dần quay trở lại khuấy động cả làng mốt thời trang.”

Ở trạm dừng đầu tiên của cuộc triển lãm, người tham dự sẽ được nhìn lại dấu ấn G-string khiến làng mốt dậy sóng của Tom Ford tại vương triều sáng tạo Gucci. Sự xuất hiện của dấu ấn sáng tạo của Tom Ford tại cả kho di sản thời trang đồ sộ của toàn thế giới như một biểu trưng cho cách mà một (nhà thiết kế) người Mỹ với tầm nhìn tiếp thị đã khởi xướng và tạo nên làn sóng mới cho một châu Âu đang còn tĩnh lặng. Đó là thời điểm mà các ngôi sao của thời trang Paris dường như đang lụi tàn. Thế giới Haute Couture nơi đây cũng đang chết dần chết mòn, chúng làm báo giới truyền thông chẳng còn phấn khởi và thích thú. Vì thế sự xuất hiện của các tài năng – các nhà thiết kế nổi bật từ nơi khác như Alexander McQueen, Marc Jacobs và Ford tại Gucci đã góp phần nâng cao vị thế của London, New York và Milan như những kinh đô thời trang thực thụ. Năm 1997 và những năm tháng sau đó cũng là thời điểm xảy ra nhiều cuộc “truyền ngôi” chấn động tại các vương triều sáng tạo lừng danh như McQueen tại Givenchy, John Galliano tại Christian Dior vào tháng 10 năm 1996, tiếp theo là Marc Jacobs tại Louis Vuitton vào tháng 1 năm 1997.

G-string khiến làng mốt dậy sóng của Tom Ford tại vương triều sáng tạo Gucci
BST Haute Couture đầu tiên của McQueen tại Givenchy
BST đầu tiên của Marcs Jacob tại Louis Vuitton
BST đầu tiên của Marcs Jacob tại Louis Vuitton
John Galliano tại Christian Dior

Có một sự thật rằng, triển lãm thời trang đặc biệt lần này “chỉ dành cho những người tiên phong”, tức những bộ sưu tập được trưng bày đã được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng bởi lẽ chúng đại diện cho cả một cột mốc thời trang vô cùng quan trọng. Một trong số đó có lẽ là bộ sưu tập thách thức mọi trí sáng tạo của người xem – “Body Meets Dress, Dress Meets Body” của Comme des Garçons. Để lại những thiết kế đi vào lịch sử, những phom dáng “kỳ dị” mà Rei Kawakubo mang lại như một cách nhìn nhận mới, một cách để suy nghĩ thật khác về tỷ lệ, cơ thể và tiêu chuẩn về cái đẹp – những phom dáng kỳ lạ này đã đánh bật tiêu chuẩn của phương Tây. Bên cạnh đó, dấu ấn của cuộc triển lãm còn là bộ sưu tập Stockman của Martin Margiela – đây là cột mốc khiến cả làng mốt thời trang thay đổi cách suy nghĩ 180 độ về một thiết kế thời trang hoàn chỉnh – đôi khi hoàn chỉnh không có nghĩa là trọn vẹn và cách mà nhà thiết kế biến sự dang dở trong một phom dáng làm trọng tâm của một bộ sưu tập hoàn thiện đã chứng minh cho điều đó; một chiếc áo khoác cùng mũ nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt và những lời phê bình nồng nhiệt của Yohji Yamamoto; cùng một bộ vest được may đo tỉ mỉ của nhà thiết kế người Bỉ Ann Demeulemeester; hay màn trình diễn dưới nước của Alexander McQueen ở mùa giải Xuân Hè 1997 khi NTK quá cố mới 27 tuổi. 

“Body Meets Dress, Dress Meets Body” của Comme des Garçons.
Stockman của Martin Margiela
Stockman của Martin Margiela

 

Show diễn ấn tượng dưới nước của Alexander McQueen

“Vụ nổ thế kỷ” tiếp tục khiến thế giới thời trang “tự hào” với cuộc đổ bộ hoành tráng của hàng loạt show diễn haute couture như “phát súng” đầu của McQueen tại Givenchy; show diễn haute couture đầu tiên của Jean Paul Gaultier, màn debut Galliano tại Dior – đã củng cố vị thế vững chắc của anh ấy trong thế giới thời trang Haute Couture đẳng cấp cho đến tận ngày nay, và cả bộ sưu tập “Insectes” của Thierry Mugler cùng những giá trị sáng tạo tồn tại bền vững trên dòng chảy của thời gian. 

Show diễn haute couture đầu tiên của Jean Paul Gaultier
Show diễn haute couture đầu tiên của Jean Paul Gaultier
BST Haute Couture đầu tiên của McQueen tại Givenchy
BST Insects của Mugler và những đôi kính huyền thoại

1997 cũng là năm đầu tiên mà làng mốt chứng kiến được sự xuất hiện của những làn sóng mới tại các thương hiệu đình đám như sự ra mắt của Alber Elbaz tại Guy Laroche, Martine Sitbon, Raf Simons, Hedi Slimane tại Saint Laurent Rive Gauche, màn ra mắt của Olivier Theyskens, và sự xuất hiện của Stella McCartney tại Chloé với tư cách là người tiếp quản thương hiệu sau Karl Lagerfeld. Đây cũng là nút thắt thời gian độc đáo cho thời trang menswear. Chúng ta có bộ sưu tập menswear đầu tiên của Raf Simons (ông thành lập hãng thời trang của mình vào năm 1995 và ra mắt tại Paris vào tháng 1 năm 1997) với sự tôn vinh vẻ nam tính, cao lêu nghêu – xu hướng vẫn còn ngự trị mạnh mẽ trong thời trang ngày nay. 

Raf Simons
Guy Laroche by Alber Elbaz RTW Fall-Winter 1997-1998
Show diễn đầu tiên của Stella McCartney tại Chloé

 

Triển lãm cũng đề cập đến sự thay đổi trong ngành bán lẻ thời trang cùng sự tồn tại của “Cái nôi của concept store” –  Colette. Khi Colette Rousseaux và con gái Sarah Andelman mở Colette vào tháng 3 năm 1997 tại 213 Rue Saint-Honoré. Colette đã định hình nên khái niệm chuẩn nhất về một concept store gần như hoàn chỉnh. Colette không chỉ pha trộn giữa thời trang và phong cách sống khi đặt giày thể thao Reebok Fury bên cạnh Alexander McQueen, Emilio Pucci bên cạnh iMac,… mà còn có sản sinh ra một trang web mua sắm trực tuyến thật hoàn thiện. 

Ngoài ngành công nghiệp thời trang, “1997 Fashion Big Bang” còn nhìn thoáng qua về cách thời trang đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như thế nào. Tháng 9 năm 1997, nhiếp ảnh gia Philip-Lorca diCorcia đã kết nối thế giới thời trang và nhiếp ảnh lại gần nhau trong một bức ảnh người mẫu Kristen McMenamy đang đứng một mình trong chiếc váy quây Donna Karan. Alexandre chia sẻ “Vào cuối những năm 90, khi bạn làm một lĩnh vực nào đó trong nghệ thuật, nếu bạn không làm thời trang có lẽ bạn đang phá hủy công việc của chính bạn! Đây lại là điểm khởi đầu cho sự hợp tác giữa nghệ thuật và thời trang, giống như những năm 1930, và như chúng ta biết bây giờ.”

Triển lãm cũng chứng minh rằng, khoảnh khắc củng cố thời trang như một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng, như tủ quần áo do Gaultier thiết kế cho sử thi khoa học viễn tưởng “The Fifth Element” của Luc Besson; chiếc áo phông sáu múi săn chắc của Walter van Beirendonck dành cho Bono đã được đưa vào một tập phim “The Simpson” – Bono cùng chiếc áo đã góp phần thay đổi hình ảnh lý tưởng của nam giới trong mắt công chúng lúc bấy giới, đồng thời đó cũng là một trong những lần đầu tiên một nhà thiết kế ngầm tham gia The Simpsons. Nó lặp lại khi Balenciaga thực hiện The Simpsons phiên bản đặc biệt vì Demna là học trò của Walter, và Björk, người đã kết hợp các đồ trang sức của nhiều nền văn hóa với chiếc váy McQueen lấy cảm hứng từ kimono cho trang bìa nổi bật của album “Homogen” của cô ấy. Trang phục của Kawakubo cho “Scenario” – một vở ba lê của Merce Cunningham, đã đưa nhà thiết kế người Nhật Bản ngang hàng với các nghệ sĩ như Marcel Duchamp và Andy Warhol. 

Tủ quần áo do Gaultier thiết kế cho sử thi khoa học viễn tưởng “The Fifth Element” của Luc Besson
Chiếc áo phông cơ bắp huyền thoại của Walter van Beirendonck
Ảnh bìa album “Homogen” của Björk
Comme des Garçons trong vở múa ba lê của Merce Cunnigham

“1997 Fashion Big Bang” còn điểm qua những sự ra đi gây chấn động toàn ngành như vụ sát hại Gianni Versace ở Miami chỉ vài ngày sau show diễn haute couture cuối cùng của ông ở Paris, và cái chết của Công nương Diana trong một đường hầm ở Paris – sự ra đi đầy thương tiếc của những biểu tượng thật vĩ đại của thế giới thời trang và văn hóa. Và đôi khi sự ra đi đó không có nghĩa cái chết mà nó có thể là sự rời khỏi tuần lễ thời trang Paris của Helmut Lang vào năm 1997 mà triển lãm đã nhắc đến Helmut Lang đã trưng bày bộ sưu tập cuối cùng của mình tại Paris vào năm đó. “Liên đoàn thời trang Pháp vào thời điểm đó coi đó là một cái tát vào mặt, vì có một sự thật rằng một khi mọi người đã đến Paris, thì họ không rời đi,” Alexandre chia sẻ.

BST cuối cùng của Gianni Versace trước khi NTK bị ám sát
Một trong những thiết kế của Helmut Lang trong BST cuối cùng của anh tại Paris Fashion Week

Chặng đường nhìn lại này sẽ kết thúc vào ngày 18 tháng 10 năm 1998 với bộ sưu tập đầu tiên của Nicolas Ghesquière cho Balenciaga – khi ông khởi nghiệp với tư cách là một nhà thiết kế tự do và được mời thử việc sáu tháng và kết thúc với 16 năm rực rỡ tại nhà mốt lừng danh này.  

Madonna diện thiết kế của Nicolas Ghesquière cho Balenciaga

Thực hiện Huỳnh Trân

Theo i-D vice và WWD