20471120 YIKES!!! – Định nghĩa của sự bình thường là gì vậy?

Ngày đăng: 11/07/23

Vào đầu những năm 80, vào thời điểm đó, ở Nhật Bản chia ra làm hai “kiểu” người, một kiểu sống trong khuôn khổ và gò bó trong những bộ vest rồi cắm đầu vào bàn giấy, còn lại là những kẻ sống một cuộc sống buông thả và nổi loạn, đó là “Harajuku”.

Một văn hóa phụ thuộc trong thời trang Nhật Bản đã được sinh ra tại Harajuku, phản đối các giá trị tuân thủ trước đó và khuyến khích sự cá nhân hóa. Đến những năm 90, phong cách “Harajuku” này đã trở thành một cuộc vận động lan rộng khắp Nhật Bản, trực tiếp ảnh hưởng đến hướng sáng tạo của các thương hiệu hiện có và tạo cơ hội cho các nhà thiết kế mới.

Một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất nổi lên từ những con phố Harajuku là 20471120. Được thành lập vào năm 1992 bởi Lica và Masahiro Nakagawa, 20471120 nhanh chóng được thanh thiếu niên Harajuku đón nhận và đạt được danh tiếng “thời trang cao cấp” trong mắt các nhà phê bình Paris thông qua các show diễn đẹp mắt.

Ký ức của Masahiro về quá trình biến đổi của của con người anh liên quan mật thiết tới việc mặc những bộ quần áo in hình các nhân vật Ultraman khi còn là một đứa trẻ. Anh sở hữu một bộ sưu tập đồ chơi quái vật và Ultraman đồ sộ, bao gồm những chiếc đai biến hình và phụ kiện siêu nhân là những món đồ chơi ao ước của biết bao đứa trẻ tới tận bây giờ. Những sở thích thời thơ ấu này đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng nghệ thuật và tầm nhìn của anh trong lĩnh vực thời trang sau này.

Khi lớn lên, Masahiro được truyền cảm hứng từ nhiều nhà thiết kế và nghệ sĩ hình ảnh, tiêu biểu Gaultier, Vivienne Westwood, Chanel, Comme De Garcons, Versace, Martin Margiela và John Moore. Anh cũng tìm thấy sự đồng cảm về phong cách nghệ thuật từ những nghệ sĩ Rococo từ thế kỷ 18 như Raffaello Sanzio, những nghệ sĩ High Renaissance như Dominique Ingres và những nghệ sĩ Pháp thế kỷ 19 như Monet, Cezanne, Picasso, Dali, Hans Bellmer… Sự ngưỡng mộ của anh dành cho những nhà sáng tạo này bắt nguồn từ việc tiên phong theo đuổi các phong cách mới phù hợp với sự thay đổi của thời đại.

20471120 thành lập và xây dựng các bộ sưu tập của mình bằng cách đan xen các sự kiện quan trọng với những vấn đề xã hội phổ biến hằng năm. Nhà thiết kế lấy cảm hứng từ nhiều thể loại nhạc và các cuộc vận động văn hóa khác nhau, chẳng hạn như Industrial, Punk, Rock và J-Pop. Các nghệ sĩ như KMFDM, Nine Inch Nails, Yutaka Ozaki và Tsuyoshi Nagabuchi đã hình thành nên gu âm nhạc của anh, không chỉ dừng lại ở âm nhạc, một loạt các bộ phim hoạt hình Nhật Bản (anime) đã ảnh hưởng đến tầm nhìn sáng tạo của anh. Trong giai đoạn đó, một trong những bộ phim hoạt hình yêu thích của anh là Neon Genesis EVANGELION. Ngoài ra, anh còn ấn tượng với Galaxy Express 999 và Gaki-Deka. Anh cũng rất đề cao tính nghệ thuật và thông điệp từ các bộ anime dành cho trẻ em như Doraemon và Shin cậu bé bút chì.

Ban đầu được gọi là Bellisima cho đến năm 1994, cái tên 20471120 được hình thành, một cái tên gây khó hiểu và khó nhớ, vậy tại sao Masahiro lại chọn nó? Tất cả bắt đầu từ một giấc mơ trong anh hình dung ra một cuộc tụ họp vào ngày 20 tháng 11 năm 2047, khi vô số người sẽ cùng nhau nâng ly chúc mừng cuộc sống và những kỷ niệm vĩnh cửu mà họ tạo ra. Trong tầm nhìn về năm 2047 này, Masahiro đã thấy một thế giới nơi sự đa dạng và cá nhân hóa sẽ tiến triển nhanh chóng như công nghệ máy tính và di động. Anh tin rằng thời trang sẽ là yếu tố quan trọng trong công cuộc cá nhân hóa và tự diễn tả, trở thành một lực lượng nổi trội hơn. Và anh đã đúng, lựa chọn tên thương hiệu được thúc đẩy bởi nhận thức rằng biểu tượng số học của năm đó tượng trưng cho một tương lai có sự đa dạng, cá nhân hóa và sáng tạo không giới hạn.

Sự trỗi dậy của phong cách đường phố đã mang tầm ảnh hưởng của văn hóa Harajuku đến với phần còn lại của bán cầu. 20471120 nhanh chóng trở thành người tiên phong của phong cách mới lạ này. Chính cái tên của thương hiệu cũng thể hiện ngày tháng trong tương lai là ngày 20 tháng 11 năm 2047. Nhân vật biểu tượng của 20471120, được gọi là Hyoma cũng dấu ấn đặc trưng của nhận diện thương hiệu.

Hyoma là nhân vật chính trong một truyện tranh bổ sung cho dự án tái chế Tokyo của 20471120: Bị sốc bởi việc sản xuất không ngừng và lãng phí nguyên liệu của fast fashion, Lica và Masahiro đã đi khắp thế giới để thành lập các Atelier studio nơi người hâm mộ có thể mang quần áo của mình để chuyển đổi thành những món đồ độc đáo 20471120. Nhân vật anime ngộ nghĩnh này thường xuất hiện trên nhiều chiếc áo của thương hiệu, mà hiện giờ ngày càng khó tìm thấy, cái giá “resell” đã lên tới hơn 900$ cho một chiếc áo phông dài tay in hình Hyoma.

Hyoma ra đời từ những bức graffiti mà Masahiro đã vẽ khi là sinh viên (1986-1987). Ông đã viết trên khuôn mặt của Hyoma năng lượng của những thay đổi của thế giới tại thời điểm đó, “violence” và “sex”. Bởi ông từng rất nhút nhát, ông quyết định viết trên khuôn mặt của Hyoma để truyền đạt một thông điệp nổi loạn ra khỏi vòng an toàn mà không cần từ ngữ. Đó là tầm nhìn của thương hiệu. Vì thời điểm đó, thời trang cao cấp từ bộ sưu tập Paris là trào lưu chính trong thế giới thời trang, nhà thiết kế muốn kể nhiều hơn về văn hóa đích thực của nơi minh sinh ra.

Việc 20471120 từ tham gia Tuần thời trang Paris có thể khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, nhà thiết kế của brand không cho rằng đó là một sự việc quan trọng như vậy. “Tôi không nghĩ nhiều về việc mình sẽ đến Paris một ngày nào đó, tôi đã tham gia Tuần thời trang Tokyo 6 lần trước đó và đơn giản tôi muốn tiến xa hơn. Tôi nghĩ, “Chắc là lần này tôi sẽ đi ra nước ngoài.”

Thực tế thương hiệu này đã được bày bán tại cửa hàng nổi tiếng “Colette” ở Paris từ mùa trước và dường như đã thu hút một lượng người hâm mộ tín đồ trẻ tại Paris. Masahiro, LICA và bảy thành viên khác của đội ngũ 20471120 tiền tới Paris mà không hề biết về điều này. “Tôi nghĩ không ai ở Paris biết về thương hiệu của chúng tôi, vì vậy tôi đã chuẩn bị tâm lý cho việc là lần đầu tiên tôi tham gia sự kiện và số lượng khách hàng sẽ ít ỏi. Nhưng vì lý do nào đó, một số lượng người đáng kinh ngạc đã xuất hiện và nơi đó đã trở nên đông đúc đến lạ thường. Tôi đã hỏi và biết rằng 20471120 đã trở thành tin đồn được truyền miệng. Chính tôi cũng bất ngờ vì điều này.” 

Vì vậy, vào ngày 20 tháng 10, buổi trình diễn đã diễn ra tại Galerie Paradis ở quận 10 của Paris. Bộ sưu tập Xuân/Hè 98, được trình diễn với sự hoan nghênh nhiệt liệt với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ “Evangelion”, một tác phẩm “ăn khách” của 2 nhà thiết kế, cả về hình thức và tinh thần. Chủ đề của sự kiện đã được ẩn trong một cuốn truyện tranh cũng là lá thư mời tham dự sự kiện: HYOMA, một nhân vật thương hiệu quen thuộc đối với người hâm mộ, thức dậy một buổi sáng và phát hiện ra rằng đuôi của mình đã mọc lại và một bông hoa đã nở trên đầu. 

“Chủ đề của show diễn là ‘YIKES!’. Dịch ra là “Chết rồi, chuyện gì vậy?”. Chủ đề này dẫn tới câu hỏi, vậy ‘Điều gì là bình thường?’ Hiện tại, chúng ta cơ thể là như này, nhưng có lẽ đây mới là một sự biến dạng… Nghĩ rằng bình thường mới chính là mối nguy hiểm.”

Măc dù show diễn thành công ngoài tưởng tượng tại Paris nhưng chỉ vài năm hoạt động sau đó, đến năm 2003, các cửa hàng 20471120 đã đóng cửa và công cuộc sản xuất đã dừng lại. Dù vậy 20471120 đã để lại một di sản phong phú về trang phục và cũng đã định hình một góc nhìn của cả thời đại. 

Thực Hiện: Tuấn Hiệp