5 bộ phim có phong cách đỉnh nhất nhưng lại không nói về thời trang

Ngày đăng: 14/09/22

Đối với những ai đã quyết định (hoặc đang cân nhắc) theo đuổi sự nghiệp thời trang, hãy bắt đầu bằng các công việc rèn luyện tính sáng tạo: vẽ phác thảo (càng nhiều càng tốt) hoặc tham khảo ý tưởng từ các lĩnh vực nghệ thuật liên quan.

Ví dụ, điện ảnh là nguồn cảm hứng rất lớn để mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa và phát triển sở thích cá nhân, thông qua việc nghiên cứu chuyên sâu về thẩm mỹ và cách kể chuyện qua từng khung hình trong những cuốn phim kinh điển.

Dưới đây là bộ 5 bộ phim dành cho những ai muốn bắt đầu một khóa học ở trường thời trang, hay bước vào lĩnh vực này từ gợi ý của Style-Republik!

Annie Hall (1977) 

Annie Hall, là một bộ phim hài lãng mạn độc đáo của đạo diễn Woody Allen đã viết lại các quy tắc của thể loại này. Alvy Singer là tên của nhân vật chính – diễn viên hài người New York (do Woody Allen thủ vai). Bộ phim là sự hồi tưởng lại những khoảnh khắc của anh với Annie Hall – một mối tình đã kết thúc một cách miễn cưỡng sau một loạt các cuộc tranh cãi và hàn gắn cùng những thăng trầm. Vào vai Annie là Diane Keaton, biểu tượng thời trang thập niên 1980 và là nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar (một trong bốn người trong bộ phim được trao giải). Bộ phim đã đánh dấu phong cách mặc unisex qua những bộ vest được thiết kế riêng dành cho nữ chính. 

Clueless (1995) 

Cher Horowitz và Dionne Davenpor, những cô gái 16 tuổi giàu có đến từ Beverly Hills, nổi tiếng khắp trường trung học. Tất nhiên các nữ sinh trong phim ăn vận rất thời trang. Vai diễn do Alicia Silverstone và Stacey Dash thủ vai đã góp phần xây dựng quy tắc ăn mặc kinh điển của thời trang những năm 90 (cùng với Brittany Murphy, người đóng vai Tai Fraiser). Chúng ta có thể thấy sự kết hợp giữa đồng phục học sinh và trang phục thể dục, hay cách phối váy slip dress… Nhiều chi tiết trong bộ phim đã nên kinh điển: như quai đựng bình nước bằng dây xích – biểu tượng của Chanel, ý tưởng đã Karl Lagerfeld tận dụng trên sàn catwalk. Hoặc cách nâng tầm tất cả các bộ trang phục bằng những chiếc áo choàng và mũ cocktail. Từ chiếc váy slip dress trắng của Calvin Klein đến chiếc váy màu đỏ của Alaïa, tất cả trang phục của Clueless đều do Mona May thiết kế.

Matrix (1999) 

Được chị em nhà Wachowski biên kịch kiên đạo diễn, Matrix đã thiết lập các quy tắc thẩm mỹ, kỹ thuật và cách kể chuyện của thể loại dystopian vào năm 1999. Kể từ khi ra mắt, bộ phim đã thành công rực rỡ và có tác động văn hóa chưa từng có – được tiếp nối 4 năm sau đó bởi các phần phim Reloaded, Revolutions và Resurrections. Bộ phim đậm chất cyber-punk này tạo ra một lối thẩm mỹ đặc trưng và vẫn ghi dấu ấn đậm sâu trong thế giới của thời trang cho đến tận ngày nay. Từ John Galliano đến Demna, sự kết hợp giữa kính gọng đen, áo khoác dài và bốt da như Kym Barrett (nhà thiết kế trang phục của loạt phim) sẽ luôn là một “giáo phái” trường tồn.

Marie Antoinette (2006) 

Khi Sofia Coppola dựng bộ phim tiểu sử của nữ hoàng Marie Antoinette, được viết bởi Antonia Fraser vào đầu những năm 2000, tác phẩm đã tạo ra một cuộc tranh cãi giữa các nhà phê bình. Nhưng có một điều không thể chỉ trích, đó là gu thẩm mỹ của đạo diễn người Mỹ vào thập niên 90, đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người yêu thời trang. Bộ phim không thiếu những pha lộn xộn: Hộp đựng giày của nữ diễn viên Kirsten Dunst trong vai Nữ hoàng Marie Antoinette, được thiết kế bởi Manolo Blahnik, và trong một cảnh khác, một đôi Converse Chuck-Taylor All Stars màu hoa cà nổi bật cũng xuất hiện giữa những đôi giày cao gót màu pastel nhã nhặn. 

In the Mood for Love (2000) 

Được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất từ trước đến nay, In the Mood for Love là một bộ phim lãng mạn do Wong Kar-Wai làm đạo diễn với kỹ thuật quay phim tỉ mỉ của Christopher Doyle. Lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết Giao lộ của Liu Yichang, bộ phim kể câu chuyện về hai người trong hai khu chung cư ở Hồng Kông những năm 1960 – trong sự sụp đổ của đế chế thuộc địa, họ yêu nhau sau khi phát hiện ra rằng vợ/chồng của họ là người yêu của nhau. Nhưng đột nhiên, ông Chu (Lương Triều Vỹ) và bà Trương (Trương Mạn Ngọc) xa nhau và mất liên lạc trong vài năm dù không ngừng nỗ lực tìm kiếm nhau. Rồi một số tình cờ trong cuộc sống đã đưa họ đến gần gặp nhau hơn một bước. Trong phim, trang phục của Trương Mạn Ngọc, từ trang phục truyền thống của Trung Quốc cho đến chiếc áo khoác dài màu đỏ rực rỡ đã bộ phim trở nên đầy cảm xúc. Có nhiều chi tiết ẩn dụ được cài cắm trong phim, có khi qua những bộ vest và cà vạt mà Lương Triều Vỹ mặc. Nhà thiết kế Pierpaolo Piccioli đã gọi bộ sưu tập thu đông mới nhất của Valentino là In the Mood for Love, điều khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến cuốn phim kinh điển này. 

Thực hiện: Lexi Han

Theo NSS Magazine