Dior Xuân 2020: Khu vườn là một dự án cho tương lai
Ngày đăng: 25/09/19
Trong buổi ra mắt bộ sưu tập Xuân 2020 của Dior, nhà thiết kế (NTK) nguời Ý Maria Grazia Chiuri, giám đốc sáng tạo tại Dior đã tập trung vào những giá trị mà thương hiệu không ngừng theo đuổi. Bên cạnh những thiết kế mang hoạ tiết hoa lá, NTK nỗ lực tạo ra một viễn cảnh mà di sản của thương hiệu có thể bắt kịp với hoàn cảnh hiện tại để giải quyết khủng hoảng về biến đổi khí hậu gần đây.
Lời đáp của Chuiri là sự hợp tác với Coloco, nhà cảnh quan đô thị tại Paris để thiết kế sân khấu cho buổi trình diễn. Với 164 cây xanh được đặt tại trường đua ngựa Longchamp tại Paris, sau buổi diễn những cái cây này sẽ được trồng ở xung quanh thủ đô của nước Pháp.
Với mục tiêu tạo nên một dự án mang những khu vườn đến cho cộng đồng. Coloco, người có chuyên môn cả trong hoạt động xã hội về thực vật cho tới kĩ thuật sinh thái, đã đưa ra lời khuyên cho thương hiệu về ý tưởng một “khu vườn đặc biệt” – nhằm quảng bá cho sự cần thiết về sự đa dạng cây trồng, như một phản hồi tới sự biến đổi khí hậu.
“Cây xanh là một biểu tượng quan trọng bởi vì đó là sự đầu tư vào thiên nhiên. Trồng cây cho tương lai là một hành động tích cực.” – Maria Grazia Chiuri
Nữ giám đốc nghệ thuật đầu tiên tại Dior đã biến những hoạt động xã hội thành dấu ấn đặc trưng của bà trong nhiệm kì tại Dior, bắt đầu chiếc áo T-shirt với dòng chữ “We Should All Be Feminists” trong buổi trình diễn đầu tiên ra mắt năm 2016. Tại Cruise Show 2020 vừa qua được tổ chức tại Marrakesh cũng đưa ra thông điệp văn hoá thông qua việc hợp tác với chính những nhà thiết kế khách mời tới từ lục địa Châu Phi.
Lối tiếp cận của bà được người tiêu dùng thế hệ Millennial hưởng ứng nhiệt liệt. Năm 2018, Dior trở thành một trong 6 thương hiệu xa xỉ lớn nhất, đạt được doanh thu vượt 5 tỉ đô cùng với Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Cartier và Hermès, theo báo cáo gần đây của Morgan Stanley.
Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên Chiuri đưa ra nội dung bền vững một cách rõ ràng nhất. Đây là chủ đề đang được sự quan tâm nhiều tại LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, tập đoàn sở hữu thương hiệu Dior.
Tập đoàn gần đã cũng đã mua cổ phần của Stella McCartney, một thương hiệu nổi tiếng với những hoạt động bền vững và bổ nhiệm nhiếp ảnh gia Yann Arthus-Bertrand, người sáng lập quỹ Good Planet, với tư cách là thành viên ban cố vấn. LVMH chuẩn bị công bố các sáng kiến môi trường hơn nữa tại một cuộc họp báo ở Paris vào thứ Tư.
Trên thực tế, hành động của Chiuri diễn ra rất đúng thời điểm. Màn trình diễn của Dior mở màn cho tuần lễ thời trang Paris, thật trùng hợp với cuộc đình công biểu tình vì khí hậu toàn cầu và sẽ diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên hợp quốc, diễn ra hôm nay và Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu giới trẻ vào ngày 21/09.
Maria Grazia Chiuri cho biết, chủ đề của chương trình lấy ý tưởng từ những trận cháy rừng dữ dội ở Siberia và rừng nhiệt đới Amazon. “Tôi cảm thấy rất căng thẳng về sự phức tạp của vấn đề” – NTK cho biết.
“Việc thiết kế ra một bộ sưu tập bền vững qua một đêm là một điều không kể. Điều đó không thể được. Đầu tiên, bạn cần định nghĩa thế nào là bền vững? Thật sự rất phức tạp. Bền vững bao gồm rất nhiều lĩnh vực, gồm cả những sản phẩm liên quan tới hóa học đòi hỏi việc sản xuất chuyên sâu. Ngoài ra còn rất nhiều khía cạnh khác nữa”. NTK của Dior đã mời chuyên gia bền vững Marco Ricchetti tới để được tư vấn. Kết quả cuối cùng: không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả, đặc biệt là cho một thương hiệu xa xỉ phục vụ cho khán giả toàn cầu.
“Chúng tôi cũng hiểu rằng rất khó để làm việc theo hướng bền vững nếu chúng ta không làm việc cùng nhau. Chúng tôi biết chúng tôi đã bắt đầu, nhưng chúng tôi không biết khi nào chúng tôi sẽ đến đích. Tôi không biết rằng chúng tôi sẽ đến một điểm mà chúng tôi có thể nói rằng mọi thứ ổn. Tôi không nghĩ là như vậy. Tôi nghĩ tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng làm mọi thứ tốt hơn nhiều.”
Chiuri lưu ý rằng trong số các mục tiêu môi trường khác, ngoài việc theo đuổi một cam kết trong cả tập đoàn về việc hạn chế lượng khí thải CO2, Dior cũng đang đảm bảo các nhà cung cấp của mình thực hiện các mục tiêu tương tự. Cô ấy cũng truyền bá mạnh về việc đưa ra những sản phẩm mang tính bền vững của thương hiệu. Những sản phẩm đó bao gồm 30 sản phẩm trong bộ sưu tập capsule Montaigne, trong đó có những chiếc áo khoác bar jacket, những chiếc váy vải tuyn và dòng thương hiệu Dioriviera có hoạ tiết in Toile de Jouy. Một dự án khác, “Vòng quanh thế giới” cũng ra mắt những mẫu thiết kế có thể mặc các mùa với hoạ tiết răng cưa và rằn ri.
“Bởi vì ngay cả khi chúng tôi là một thương hiệu thời trang, quần áo thì cần đi theo mùa, chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào những món đồ vượt thời gian mà khách hàng sẽ không cần phải liên tục làm mới, nhưng giữ và lưu trữ qua nhiều thế hệ.” – Maria Grazia Chiuri
Maria Grazia Chiuri nhận thức được rằng trong thời đại của Instagram, những ý kiến nhanh chóng bị nhấn chìm. Nhưng NTK sẵn sàng đi con đường chậm và ổn định.
Khởi đầu của bộ sưu tập Xuân 2002 đến từ chị gái Christian Dior, Catherine, người mà ngài Dior đã cùng chia sẻ niềm đam mê hoa lá của mình. Là một thành viên của Kháng chiến Pháp, bà Catherine đã bị trục xuất đến một trại tập trung ở Đức trong Thế chiến II. Catherine là nguồn cảm hứng cho mẫu nước hoa đầu tiên của Dior – Miss Dior vào năm 1947. Chiuri gần đây đã thiết kế trang phục cho vở ba lê “Utopia”, với chủ đề từ cây cỏ lấy cảm hứng từ cộng đồng nghệ thuật được ra đời ở đồi Monte Monte Verità, Thuỵ Sĩ vào đầu thế kỷ 20, chính vùng rừng núi là nguồn cảm hứng cho một loạt những chiếc váy táo bạo trong bộ sưu tập mùa xuân của NTK Chiuri.
NTK Chiuri cũng đã điểm danh các dự án nghệ thuật, kể đến có dự án nghệ thuật sắp đặt bản “7.000 cây sồi” của nghệ sĩ người Đức Joseph Beuys, và triển lãm với chủ đề về cây tại Fondation Cartier ở Paris, cùng với các cuốn sách của các nhà thực vật học Marc Jeanson và Gilles Clément, nhà triết học Emanuele Coccia và nhà hoạt động vì khí hậu Greta Thunberg.
“Tôi nghĩ rằng cô ấy thật sự cực đoan, nhưng tôi nghĩ rằng thế hệ trẻ phải triệt để bởi vì điều đó là đúng đắn.” Chiuri nói về Thunberg. “ Tất cả những người trẻ tuổi đều cấp tiến. Các con của tôi cũng vậy. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải bắt đầu một cuộc đối thoại với họ để hiểu làm thế nào chúng ta có thể làm việc cùng nhau và những gì chúng ta có thể làm cùng nhau”.
Ngoài việc trồng lại những cây xanh xuất hiện trong buổi diễn, những chiếc ghế khách mời ngồi sẽ được tặng cho một nhóm phi lợi nhuận tên là La Réserve des Arts, họ sẽ tái bán chúng cho các tổ chức văn hóa. Chiuri cũng hy vọng sẽ “tái sử dụng” buổi trình diễn và thiết lập một mối quan hệ lâu dài với Coloco.
“Tôi cố gắng làm ra những trang phục đẹp mà mọi người khao khát và khiến người mặc cảm thấy tốt, và tôi biết rất rõ rằng tôi cũng làm kinh doanh, vì như vậy tôi mới có thể hỗ trợ tất cả các dự án mà tôi muốn làm. Tôi nằm trong hệ thống. Tôi không phải là người ngoài hệ thống”. cô nói thêm rằng cô rất biết ơn những hỗ trợ liên tục đến từ các cấp trên của mình tại Dior. “Họ cố gắng hiểu và ủng hộ tôi mọi lúc. Họ không bao giờ ngăn cản tôi.Tôi chắc chắn rằng tôi đã phạm một số sai lầm và tôi có thể sẽ phạm sai lầm trong tương lai, nhưng điều đó nằm trong quy trình rồi. Giống như một khu vườn vậy: khu vườn là một dự án cho tương lai, điều quan trọng là bắt đầu từng bước một để xây dựng một cái gì đó”.
Thực hiện: Blue
Theo WWD