High fashion x Streetwear: Tân khái niệm của thời trang đương đại?
Ngày đăng: 13/12/19
Sự khác biệt trước đây giữa streetwear và high fashion đã bị xóa nhòa, việc lai tạo này đã mở ra cánh cửa mới trong quy tắc ăn mặc hiện tại.
Trở lại show diễn thời trang nam giới của Louis Vuitton Xuân Hè 17, một vị khách mời “không tưởng” xuất hiện trên hàng ghế đầu, người đàn ông đại diện cho thương hiệu streetwear Supreme, James Jebbia đã tạo nên xôn xao, bởi lẽ vì sự khác biệt về lịch sử giữa hai thương hiệu. Bảy năm qua, nhà mốt của Pháp đã làm dư luận không ngớt bàn tán bởi sản xuất chiếc ván trượt hợp nhất giữa monogram mang tính biểu tượng của LV với Supreme. Vài tuần sau đó, mẫu thiết kế bị mang khỏi các kệ, xóa bỏ bất kì dấu vết nào đã từng xuất hiện.
Vậy Jebbia làm gì ở show diễn? Suy đoán về một sự hợp tác sắp diễn ra đã thành hiện thực, khi Louis Vuitton x Supreme ra mắt bộ sưu tập Fall/Winter ’17 đã chứng thực điều này. Sự hợp tác đã dẫn đến vô số các phản ứng theo sau từ ngạc nhiên đến những lời chỉ trích hoặc không ngừng oán trách. Nhà thiết kế Bobby Hundreds thuộc thương hiệu streetwear chỉ biết cầu nguyện cho cú bắt tay này “hãy nhìn vào ván trượt/ đường phố/ thế giới thời trang hợp nhất, nó có vẻ logic”. Nhưng nhà phê bình thời trang nổi tiếng của tờ New York Times Guy Trebay lại có ý kiến khác, ông nói: “Không có gì nguy hại hơn vụ buôn bán này… Đó là phiên bản thời trang của một vụ tự sát”.
“Không có gì nguy hại hơn vụ buôn bán này… Đó là phiên bản thời trang của một vụ tự sát” – Guy Trebay/ New York Times
Mặc dù có nhiều trường phái tư tưởng khác nhau nhưng vẫn tồn tại một sự nhất trí rằng sự cộng tác đã đánh dấu một thời điểm quan trọng. Dù rằng sự kết hợp giữa những thế giới thời trang khác biệt như streetwear và high fashion không phải là lần đầu tiên – Louis Vuitton trước đây từng hợp tác với nhãn hiệu Nhật Bản Fragment Design, Comme des Garcon và Supreme, trong số đó sự kết hợp giữa Louis Vuitton và Supreme tạo nên một bộ sưu tập hoàn toàn chuẩn mực. Không chỉ mang tính thiết thực về mặt doanh thu, đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai gu thẩm mỹ riêng biệt, một cuộc hôn phối giữa monogram Louis Vuitton với logo của Supreme trên chiếc áo hoodies, t-shirts và denim cùng những món thời trang đường phố.
Nếu một trong những nhà mốt xa xỉ lớn nhất – với những quy định hết sức nghiêm ngặt trước đây về việc sử dụng logo đặc trưng của thương hiệu – thì việc kết hợp với một thương hiệu streetwear, có làm lu mờ ranh giới giữa cả hai?
Trong một thời gian dài, phạm vi của streetwear và lãnh địa của các thương hiệu mà nó tồn tại như tổ chức riêng biệt. Giống một nhóm học sinh ngồi dối diện trong cùng một quán ăn – xuất hiện trong cùng một không gian, nhưng không hòa hợp với nhau. Khi tiền thân của nó, cũng như cái tên, lấy cảm hứng trước những bức họa, tranh ảnh trừu tượng. Streetwear được định nghĩa như một nền văn hóa; High fashion, mặt khác, định nghĩa các xu hướng.
Streetwear được định nghĩa như một nền văn hóa; High fashion, mặt khác, định nghĩa các xu hướng.
Trong quá khứ, sự vay mượn cũng từng xuất hiện – như cuối những năm 80, thương hiệu streetwear kì cựu như Stussy từng nhại lại biểu tượng chữ S lồng vào nhau của Chanel, in trên trang phục, hoặc dòng “No.4”. Năm 2005, Hedi Slimane mang Dior Homme vào nền văn hóa indie, với denim slim-cut mang tính biểu tượng sau một look đồ rail-thin. Sau đó, những bộ sưu tập lai tạo bởi các thương hiệu như Off White của Virgil Abloh và Hood by Air của Shayne Oliver bắt đầu thẳng tiến trên đường băng, mang đến sự độc đáo khi streetwear và haute fashion giao hòa, và bất chấp nó là “xa xỉ” hay “đường phố”.
“Phong cách thời trang mà tôi làm và phong cách thời trang của tân thế hệ này là phiên bản mới của thời trang thiết kế. Nó giống như couture có giai điệu từ những kỉ nguyên khác biệt, có khi giai điệu của thời đại là ai ai cũng mặc Levi’s, áo thun in” – Abloh giải thích trong bài phỏng vấn với Slam Jam Socialism vào năm ngoái. “Đó là thời trang hiện tại, nhưng nó không phải thời trang trước đây. Nhà thiết kế từ thời đại trước như Margiela, Alaïa, McQueen, đó là kỉ nguyên khác biệt, và tôi nghĩ mục tiêu là nắm lấy nền văn hóa của hiện tại nhưng cũng truyền thừa quá khứ tự nhiên của các nhà thiết kế. Đó là văn hóa, nhưng là văn hóa pha trộn”.
Trong số những nhà thiết kế tạo nên trang phục mới, không ai tỏa sáng vượt trội như Demna Gvasalia của Vetements. Chỉ trong ba năm ngắn ngủi kể từ khi khai sinh bộ sưu tập, Gvasalia đã đi sâu vào biên giới xa xôi của thời trang cao cấp trước đây, ông gần như đơn phương định nghĩa lại nó. Như những nhà thiết kế của streetwear, Gvasalia lấy cảm hứng từ cách mọi người thường mặc. Lấy gợi ý từ những vị khách bộ hành nam lẫn nữ, ông phá vỡ tủ trang phục của họ, gửi lại trong đó thời trang không chính thống và dội lên những lời châm biếm.
Trong số những nhà thiết kế tạo nên trang phục mới, không ai tỏa sáng vượt trội như Demna Gvasalia của Vetements.
Phong cách này từng được chấp nhận bởi những nhà thời trang đáng kính và đẩy tới sự tỏa sáng như sao băng từ việc sản xuất cái gọi là bộ sưu tập thương mại của một vài thương hiệu. Dior, Givenchy và Balenciaga từng thêm vào t-shirts, nón baseball và giày sneakers trình diễn trong khuôn khổ ready-to-wear – thiết kế bán chạy vì những người theo phong cách streetwear ngày càng tăng và còn vì tính ứng dụng của nó.
Và sự pha trộn của nền văn hóa đường phố cùng nỗi mất mát của nguồn cảm hứng đáng kinh sợ từ cấu trúc của thời trang cao cấp có đáng để đánh đổi?
Dù bên cạnh một chiến lược kinh doanh khả thi, thì sự sáp nhập của streetwear và high fashion còn nhiều điều đáng bàn. Hàng hóa của Supreme giờ đây được đóng gói cẩn thận trong túi và hộp đựng của Louis Vuitton nói lên nhiều điều hơn chiếc túi nhựa trắng đầy khiêm tốn. Và sự pha trộn của nền văn hóa đường phố cùng nỗi mất mát của nguồn cảm hứng đáng kinh sợ từ cấu trúc của thời trang cao cấp có đáng để đánh đổi? Chỉ có thể đợi thời gian trả lời!
Biên dịch: Hoàng Khôi
Theo TS Singapore