Woke women: thời trang không có điểm kết
Ngày đăng: 14/10/17
Những ngày cuối cùng của tuần lễ thời trang ready-to-wear xuân hè 2018 bắt đầu ở đây bằng một câu trích dẫn, với ý nghĩa như một lời kêu gọi đấu tranh “Why Have There Been No Great Women Artists?”
Khắc trên những bức tường với kiến trúc đương đại được dựng trong những khu vườn của bảo tàng Musée Rodin, trong buổi trình diễn của Dior là một câu trích dẫn từ cố nghệ sĩ người Mỹ gốc Pháp, Niki de Saint Phalle “If life is a game of cards, we are born without knowing the rules” (Tạm dịch “Nếu cuộc đời là một ván bài, chúng ta sinh ra mà không biết luật chơi”). Phía bên trong bảo tàng, trên những chiếc ghế ngồi là những tấm giấy được in dòng chữ “Why Have There Been No Great Women Artists?” được viết vào năm 1971 bởi nhà lịch sử học Linda Nochlin.
Bạn phải đưa dòng chữ đó cho NTK Maria Grazia Chiuri – bà luôn giữ vững được tâm thế của mình. Bất kì những điều gì thì thầm bên tai bà, đều không thể lay chuyển thứ mà bà tin tưởng. Khi bà gia nhập Dior với cương vị là giám đốc sáng tạo vào hơn một năm trước, bà chọn những khẩu hiệu về nữ quyền và nhiệt tình khuấy động phong trào hơn bao giờ hết. Bà đào sâu nghiên cứu những tư liệu về nữ quyền, khám phá những nữ anh hùng trong phong trào nữ quyền, và coi họ như những “nàng thơ” trong các buổi diễn của bà, từ Chimamanda Ngozi Adichie tới Georgia O’Keeffe và Amelia Earhart.
Những điều này đã xây dựng hình ảnh bà là một NTK hoàn hảo cho những “woke women” – những người phụ nữ thức tỉnh. Vấn đề ở đây là sự lạc lõng giữa nguồn cảm hứng và cách biểu hiện, dường như bà đang bị mắc kẹt trong công việc bà đang làm, đặc biệt với những trang phục khi thiết kế riêng lẻ. Couture denim – mùa này Dior dường như là sự chắp vá của nhiều mẫu vải dệt và những sản phẩm như những chiếc quần rộng, áo bra nhỏ được phối hợp trong những chiếc áo sọc kẻ huyền thoại, hầu hết đều được mặc dưới những chiếc váy voan bồng kiểu váy ba lê. Cũng với những chiếc corset đó, và áo len vải cashmere nổi tiếng của Dior nhưng lần này, với hình ảnh những con rồng, nhện hay rắn – những hình ảnh thường thấy trong các tác phẩm của Saint Phalle – nàng thơ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho bà trong bộ sưu tập năm nay.
Những điều này đã xây dựng hình ảnh bà là một NTK hoàn hảo cho những “woke women” – những người phụ nữ thức tỉnh. Vấn đề ở đây là sự lạc lõng giữa nguồn cảm hứng và cách biểu hiện…
Nhưng những người ủng hộ nữ quyền, thậm chí thế hệ millennials, có thật sự muốn mặc những trang phục liền màu xanh, hồng bên dưới một chiếc váy trong suốt được mở ra tới tận eo, trông không khác gì hình ảnh Madonna trong những năm đóng bộ phim hài kịch “Desperately Seeking Susan”? Hay một phiên bản áo phông trắng mặc ngoài áo chấm bi polka dot cùng với chiếc váy chấm bi kiểu Thuỵ Sĩ bên dưới cùng với chiếc áo jacket? Những trang phục này không phải trang phục của một cuộc cách mạng, kể cả cuộc cách mạng “New Look”.
Trong bài luận của mình, Nochlin đã chỉ ra rằng vấn đề chính là ở chỗ luật lệ được đặt ra bởi chế độ gia trưởng, nhưng Chiuri lại không từ chối trang phục mà bị kiểm soát bởi những người đó.
Trong công cuộc nghiên cứu về Saint Phalle, Chiuri khám phá ra rằng bà khá gần gũi với cựu NTK của Dior – Marc Bohan và những trang phục của bà trong thập niên 60, 70 đã truyền cảm hứng cho bà – đó là những chiếc “little black dress” len dài mặc cùng với tất dài quá đầu gối, những chiếc áo khoác hoạ tiết kẻ ô vuông; chiếc áo khoác da màu đỏ cherry mềm mại như bơ, mặc cùng với những quần culottes xếp ly, là những biến đổi mà ông đã thiết kế cho nghệ sĩ khi còn đương chức. Và rất nhiều trong số đó, khi vào tay Chiuri thì nhìn khá ổn, ít nhất là hơn những bộ playsuit dường như phá hoại toàn bộ outfit vậy. Sự tập trung quá nhiều cho một điều cụ thể vừa đáng ngưỡng mộ, vừa mù quáng và thiếu khôn khéo trong giới thời trang, cũng như trong cuộc sống. Thử thách chính ở chỗ hiểu về sự khác biệt.
Ở Jacquemus, Simon Porte Jacquemus một lần nữa tìm được “nàng thơ” từ chính mẹ của ông và thị trấn phía Nam nước Pháp, ngoại ô Marseille nơi ông lớn lên và dành tặng bộ sưu tập của ông cho “la bombé” – quả bomb. Bằng kĩ thuật knotting, draping và ruching (kĩ thuật xếp nếp, rút nhúm) và các kĩ thuật xử lý thân váy dựa trên ý tưởng về những bộ đồ bơi, với chất liệu linen sọc kẻ hay vải jersey, những chiếc hoa tai kiểu geometric, những chiếc mũ straw khổ to, tổng quan ông thật sự đã tạo ra yếu tố tinh tế cho bộ sưu tập của mình.
Tại Maison Margiela, John Galliano, người có tiền sử thường phải chịu đựng vì bội thực ý tưởng, tiếp tục khám phá giới hạn của phương pháp thử nghiệm mà ông giới thiệu vào mùa trước, điều này nghĩa rằng giảm số lượng trang phục tới tức tối thiểu, thêm các lớp trang phục khác nhau hoặc tái kết hợp chúng lại để thử thách những điều truyền thống, thông thường.
Trước show diễn, ông nói rằng ông khá là quan tâm tới việc đề xuất ý niệm về một cái đẹp mới “không thực sự làm cái đẹp, bởi vì không có điểm kết thúc trong thời trang, mà là cố gắng để làm điều đó.”
Do vậy ông kéo những biểu tượng của cái đẹp – trench cổ điển, hunting jacket, áo khoác spa, và chiếc đầm Marilyn – tái thiết kế chúng. Nylon kết hợp cùng một chiếc váy lamé mềm mại, một chiếc áo T-shirt được trừu tượng hoá thành một bộ xương ngoài với đường may và được đánh dấu bằng lông chim mà có thể mặc lên những bộ đồ khác giống như áo Cardigan. “Bởi vì chúng ta mặc ‘day wear’ vào buổi tối và mặc ‘evening wear’ vào ban ngày” – Galliano cười và trả lời.
“Bởi vì chúng ta mặc ‘day wear’ vào buổi tối và mặc ‘evening wear’ vào ban ngày”
Sự khác biệt độc đáo dường như đã bị xoá sạch hoàn toàn tại Saint Laurent, nơi mà dưới bóng của tháp Eiffel đang nhấp nháy đèn trong bầu trời đêm Paris, Anthony Vaccerello đã giới thiệu: Những chiếc quần ngắn! Công bằng mà nói thì là “sex” và những chiếc quần ngắn được trình diễn với rất nhiều mức độ “khiêu khích” tăng dần. Sức nóng càng tăng lên khi những đài phun nước ở Trocedéro làm background càng tăng thêm hiệu ứng “sức nóng”cho buổi diễn.
Những chiếc quần ngắn với đủ thiết kế từ màu olive, với chất liệu bằng da, da lộn, lace, cho tới vải thêu metallic. Đôi khi nhìn những chiếc váy rất ngắn mà thoáng nhìn quá giống như những chiếc quần ngắn. Chúng thường được phối hợp với những chiếc bốt lông đà điểu cao tới đầu gối, thứ khiến cho những cho người mẫu khi đi tới trông nghiêng nghiêng và giống như những chú ngựa trong các show biểu diễn.
Những chất liệu vải mỏng nhẹ và bồng bềnh, thỉnh thoảng được thay thế bởi những chiếc áo jacket đường nét sắc cạnh, và sau đó bằng những chất liệu vải ren vintage. Ở giữa show, một vài người đàn ông xuất hiện, dù ý tưởng chính là những chiếc skinny jean và những chiếc áo jacket, sau đó lại quay trở lại với trang phục nữ, những người mẫu trong những cuộn lông tròn ngoại cỡ, to tới mức, bộ trang phục đúng nghĩa chỉ như là những cuộn lông tròn.
Những phần chân tay như bị biến dạng nhô lên từ những vụ nổ lông chim đà điểu, hay có lẽ là một mẫu vải da màu đỏ khiến người mẫu trông như bị tăng cơ, hay những diềm đăng ten bằng vải satin màu hồng fuchsia . Đều gợi nhớ tới một chiếc váy, hơn là một bộ trang phục ; Giống nhưng một nàng tiên cá kêu gọi nhảy trong bóng tối. Những người phụ nữ này không hỏi “Tại sao?” – thay vào đó họ nói “Tại sao không?”. Và họ nghĩ rằng điều đó hiển nhiên là đúng.
Chuyển ngữ: Blue
Theo nytimes