Kho lưu trữ của các nhà mốt lớn: di sản hoàng kim
Ngày đăng: 20/10/17
Trong nhà lưu trữ của Balenciaga, nhà mốt 100 tuổi, nằm tại Paris có tổng cộng 6000 món đồ – bao gồm váy cưới “sculptural silk ball” và áo khoác “cocoon-shaped” cũng như áo choàng ren tobacco-brown chenille-embroidered thuộc về Công nương Wallis của xứ Windsor – tất cả được cất giữ trong túi bằng vải lụa. Đặc biệt các chi tiết được bao phủ bằng loại giấy đặc biệt không chứa acid nhằm chống bụi bẩn, côn trùng, chúng nằm trong những chiếc hộp đựng riêng có hình dáng như một chiếc “quan tài” nghiêm cẩn. Ngôi nhà Haute couture Balenciaga nằm tại Avenue George V giống như một ngôi đền thiêng lưu giữ những giá trị nghệ thuật của thời trang tồn tại qua thời gian.
Mùa xuân 2017, bộ sưu tập Fall 2016 của Balenciaga được thiết kế bởi Demna Gvasalia vừa mới được gửi đến. Đội ngũ nhân viên của nhà lưu trữ, dưới sự quản lý của Gaspard de Massé, đang mang găng tay cotton trắng (acid trên da tay có thể làm hư hại các họa tiết) tháo gỡ bao bì trang phục. Các tác phẩm đương đại này, cũng được xử lý như những tác phẩm couture được làm ra bởi Cristóbal Balenciaga, người sáng lập nhà mốt năm 1917. Tại đây, những hàng may mặc này được chuyển đổi – từ những bộ trang phục hiện đại thành những mẫu vật được bảo quản. Nhóm lưu trữ thảo luận về cách ổn định các phần cụ thể: ví dụ bằng cách chặn từ eo đến hông nhằm giữ được đường cong của các bộ váy, tránh cho chúng bị biến dạng. Chúng thường được đặt nằm ngay ngắn, trong một cái “quan tài”, ví dụ như chiếc váy dạ hội của Gvasalia, được thiết kế với chất liệu sequin-embroidered từ công ty dệt Jakob Schlaepfer của Thụy Sĩ. Đôi giày bốt kèm theo cũng được lưu trữ trong phòng dành cho các phụ kiện mang tính hiện đại. Nhiệm vụ của nhóm bảo tồn là để đảm bảo quần áo của Balenciaga – trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai – vẫn tồn tại, chống lại sự hủy hoại của thời gian.
Paris là một thành phố có lịch sử thiêng liêng – có lẽ nhiều hơn hiện tại – và nơi mà những đế chế thời trang lâu đời nhất (và lớn nhất) được thành lập. Các trình tự như Balenciaga được thực hiện bởi các thương hiệu thời trang trên khắp thế giới, nhưng các kho lưu trữ của các nhà mốt ở Paris đặc biệt “bất khả xâm phạm”. Một số khác được lưu trữ trong các viện bảo tàng – như kho lưu trữ của Lanvin ngụ tại Palais Galliera, bảo tàng thời trang còn có tên gọi Musée de la mode de la Ville de Paris. Một số nhà mốt khác là “Off the Avenue Montaigne” – kho lưu trữ của Christian Dior có các trang phục được làm từ năm 1947 (thời kì Dior mới ra mắt) được nằm trong tủ trưng bày được kiểm soát nhiệt độ, mang tính triển lãm di sản của thương hiệu.
Trong một ngành công nghiệp biến đổi không ngừng và luôn chạy theo những điều mới mẻ, thì sự tôn kính nhiệt thành đối với những cái cũ kỹ này dường như không phù hợp lắm. Trong những kho lưu trữ – tối tăm và lạnh lẽo, với những tấm lót và bìa như “quan tài” – không khác gì một nhà xác, không có gì ngoài những bộ trang phục trong catalog. Mặc dù hết lòng bảo quản những bộ trang phục đó một cách cẩn trọng, thì những xu hướng lỗi thời ấy không chỉ đơn thuần là di vật, mà còn là nền tảng cho những sáng tạo mai sau.
Mặc dù hết lòng bảo quản những bộ trang phục đó một cách cẩn trọng, thì những xu hướng lỗi thời ấy không chỉ đơn thuần là di vật, mà còn là nền tảng cho những sáng tạo mai sau.
Ngày nay, kho lưu trữ là “tế bào gốc” cho các nhà thiết kế tương lai. Lịch sử trong tầm tay của những ngôi nhà trở thành thứ vô cùng giá trị, có thể mở ra cánh cửa thương mại hóa, là thứ không thể nào mua được trong một nền văn hóa thị thành. Mùa đông vừa qua, BST Fall 2017 tại Paris được phân biệt bởi sự chú ý vào sự form dáng nguyên bản, phép chuyển nghĩa và dấu ấn thương hiệu. Anthony Vaccarello của Saint Laurent đã tạo nên chiếc váy nhung với phần ngực được che phủ theo dấu ấn phong cách của BST Haute Couture Fall 1992 từ Yves Saint Laurent; Julien Dossena của Paco Rabanne thường sử dụng chất liệu như kim loại cùng dây chuyền được tạo nên từ năm 1967; và Maria Grazia Chiuri đã sử dụng di sản của Christian Dior với màu xanh navy, cũng như chiếc jacket của thương hiệu (mang tên Bar làm năm 1947 và tồn tại cho đến ngày nay). Cũng như thế, show diễn của Demna Gvasalia từ Balenciaga đã đưa ra tuyên ngôn cuối cùng – ông đã từ chối hiện tại và khép lại với 9 chiếc váy được làm lại, từ những năm 30 đến 40 của Balenciaga. Những bóng ma quá khứ phục sinh.
Có một điều quan trọng cần lưu ý rằng các nhà thiết kế đang tạo nên trang phục dưới danh nghĩa khác, cho một thương hiệu được gọi là ‘‘heritage brands’’. Khi chi trả cho sản phẩm của họ – hay của một tập đoàn cao cấp – là chi trả cho cả lịch sử mà họ mang. Nhiều ngôi nhà không cần đến sự công nhận, bởi họ đã có nó rồi. Điều này rất bình thường trong giới thời trang, không phải là một kiểu coi thường, mà là sự vừa ý. Nếu khách hàng quen thuộc với một cái tên, họ sẽ thích chi tiêu nhiều hơn vào nó hơn là một thương hiệu mới toanh. Sự công nhận tức thì này khiến cho nhiều tập đoàn chọn lựa những nhà thiết kế trẻ tài năng vào những nhà mốt lớn thay vì đầu tư tạo dựng thương hiệu mới.
Sự công nhận tức thì này khiến cho nhiều tập đoàn chọn lựa những nhà thiết kế trẻ tài năng vào những nhà mốt lớn thay vì đầu tư tạo dựng thương hiệu mới.
Kar Lagerfeld được cho là người đầu tiên khôi phục lại một tên tuổi cũ, nhà thiết kế của một nhãn hiệu tên tuổi nhậm chức giám đốc sáng tạo của Chanel năm 1982. Lagerfeld đưa ra những sản phẩm đọc vị theo phong cách Chanel, xoay quanh Gabrielle Chanel: những bộ suit vải tweed, ngọc trai, dây xích, hoa trà. “Sẽ không có Chanel nếu không có lịch sử của Chanel. Tôi không làm điều này một cách có chủ đích, tôi làm thế trong vô thức” – Lagerfeld đã nói thế. Đó là một cụm từ thú vị, có lẽ ông ấy muốn nói rằng ông ấy không cố gắng trở thành Chanel bởi vì phong cách của Chanel quá dễ lí giải – bà ấy phát minh ra tủ quần áo, từ chiếc váy “little black dress” cho đến chiếc ví dây xích hoặc đôi giày “two-tone”. “Có rất nhiều thứ người ta nghĩ rằng nó tồn tại tự nhiên trong nhà mốt từ khi được khai sinh cho đến khi tôi ở đó” – Lagerfeld nói: “Công việc của tôi là tạo dựng niềm tin. Không còn cách nào khác để một nhà mốt nếu muốn sống sót”.
“Công việc của tôi là tạo dựng niềm tin. Không còn cách nào khác để một nhà mốt nếu muốn sống sót” – Kar Lagerfeld
Sự thành công vang dội của Lagerfeld đối với lịch sử của Chanel đã trở thành một công thức cho các thương hiệu trên khắp thế giới. Ngày nay, nhà thiết kế thường sử dụng những phong cách từng xuất hiện trong quá khứ trở thành cái neo đậu để gắn kết thẩm mỹ cá nhân họ với quá khứ của một thương hiệu. Bạn có thể không nhận ra cái tên Maria Grazia Chiuri ngay tức thì thì bạn cũng nhận ra cái tên và kiểu dáng của Dior mà bà thiết kế cho nhà mốt – bộ Bar jacket, váy wide-spread. Tương tự với Paco Rabanne: Julien Dossena là nhà thiết kế nổi tiếng trong giới, tuy nhiên người ta nhớ đến nhiều hơn với Barbarella – Jane Birkin hoặc Françoise Hardy, thêm vào đó là Dossena. Tất cả chúng, đã trở thành Paco Rabanne, cũng đồng nghĩa với phong cách Space Age những năm 60. Trong một thị trường đông đúc và hỗn độn, thì sự thừa nhận tức kì – Coco! Bar! Barbarella! – quý như vàng.
Từ quan điểm kinh doanh, cách tiếp cận này tạo nên ý nghĩa. Nhưng nó cũng làm nảy sinh câu hỏi lớn về mặt văn hóa và sáng tạo: về mặt danh nghĩa, ai mới là người sở hữu lịch sử? Liệu một nhà thiết kế dưới danh nghĩa một thương hiệu có được phép lấy những di sản làm nguồn cảm hứng? Kết quả thực sự là thế, thật ra rất mới mẻ. Nhưng có lẽ, ngay bây giờ, chúng ta không còn ham muốn thứ gì đó mới mẻ, mà là gì đó chân thật. Một vài thương hiệu sẽ tạo nên các mẫu thiết kế với một chút thay đổi nhỏ – ví dụ như Chanel tạo ra những mẫu 2.55 chiếc túi xách dây xích dựa trên nguyên bản của Gabrielle Chanel năm 1955. Có lẽ nó phản ánh sự thèm muốn toàn cầu đối với ‘vintage’, những gì chỉ tồn tại trong quá khứ.
Nhưng có lẽ, ngay bây giờ, chúng ta không còn ham muốn thứ gì đó mới mẻ, mà là gì đó chân thật.
Nhưng có thể nhìn lại quá khứ không phải là sản phẩm của hệ thống lý thuyết hoặc triết học của thời đại chúng ta – mà là một vấn đề thực tế hơn về cung và cầu, nhu cầu về tốc độ. Các nhà thiết kế thời trang thường sản xuất bốn bộ sưu tập một mùa, một số thiết kế cho hai hoặc nhiều nhãn khác nhau. (Gvasalia có Vetements, Lagerfeld ngoài Chanel còn đảm nghiệm giám đốc sáng tạo tại Fendi). “Cribbing” là một thuật ngữ có thể dễ dàng dùng để thay thế trong một ngành công nghiệp đòi hỏi ngay càng nhiều hơn từ các nhà thiết kế, nó được dùng với tầng số ngày càng nhiều hơn kể từ năm 1990, khi các phóng viên đã vứt bỏ từ ‘‘revival’’ dùng để miêu tả việc tái tạo gần giống thiết kế cũ của phong cách vintage. Trong cùng một thời kì, thị trường quần áo vintage đã bùng nổ – một ví dụ khác về cơn khát thực sự, có lẽ là một cuộc trổi dậy chống lại sự sụp đổ của thời trang.
Nhưng việc tham khảo các mẫu trang phục có vi phạm đạo đức, kể cả khi chúng có cùng một nhãn hiệu được khâu bên trong? Các phong cách Phục Hưng mà chúng ta đang thấy hiện nay cũng là những sản phẩm được làm lại, chứ không phải là sự diễn dịch. Đa phần đều chấp nhận rằng một nhà thời trang có thể tự do tham khảo những gì từng có trong quá khứ của họ; các nhà thiết kế được nhãn hiệu cho phép, và những kho lưu trữ vật lý là nơi mà họ tham khảo để làm việc. Chiuri của Dior nói: “Nếu bạn muốn biết một thương hiệu, bạn phải biết về lịch sử. Tôi quyết định ngay lập tức, khi tôi đến đây một năm trước, rằng tôi giống như là người quản lý di sản của [Dior]. Và mặt khác, tôi cố gắng lồng vào quan điểm của tôi”.
“Nếu bạn muốn biết một thương hiệu, bạn phải biết về lịch sử. Tôi quyết định ngay lập tức, khi tôi đến đây một năm trước, rằng tôi giống như là người quản lý di sản của [Dior]. Và mặt khác, tôi cố gắng lồng vào quan điểm của tôi” – Maria Grazia Chiuri
Thật ra đó là một sự cân bằng tinh tế. Trớ trêu thay, sức mạnh của kho lưu trữ của một nhà mốt (và giá trị của nó) chỉ có thể được đo bằng công trạng của nhà thiết kế đương đại. Chiuri sử dụng thuật ngữ “curator”, một từ mà nhiều nhà thiết kế viện dẫn để mô tả mối quan hệ không thoải mái giữa hiện tại và quá khứ trong công việc của họ. Một phần trong vai trò của họ, ở các thương hiệu này, là cung cấp một quan điểm mới về nền thẩm mỹ đã được thiết lập hoàn chỉnh – để tái tạo (hoặc ít nhất là hiện đại hóa) guồng quay. Các nhà thiết kế được giao nhiệm vụ khiến cho giới phê bình và người tiêu dùng phấn khởi về một điều mà họ có thể đã từng thấy trước đó.
Nhưng việc nhìn về quá khứ có làm thoả mãn nhu cầu nghệ thuật của nhà thiết kế trong việc tạo nên điều gì đó mới mẻ? Anthony Vaccarello nói: “Nếu bạn nghĩ quá nhiều về quý ông Saint Laurent, tôi nghĩ trọng lượng sẽ nặng nề và bạn không thể làm được gì hết. Nó quá ‘homemage’, quá cũ kĩ”. Cách tiếp cận của Vaccarello là kết hợp các yếu tố khác nhau từ các “look” của Saint Laurent – ví dụ chiếc váy ‘redux’ năm 1992, cùng với chiếc váy ngắn theo phong cách Saint Laurent ra mắt năm 1960, thay vì sao chép toàn bộ bản gốc. Ông ‘remix’ chúng, thay vì tạo nên một bản sao hoàn chỉnh. Chiuri nói: “Tôi chẳng sao khi sống cùng với lịch sử hào hùng bởi vì tôi được sinh ra ở Rôma. Tôi yêu các kho lưu trữ, tôi yêu lịch sử, tôi yêu kí ức, nhưng tôi không hoài cổ. Tôi muốn sử dụng nó ngay bây giờ”. Bộ sưu tập của bà thực tế đã liên kết với các phong cách cụ thể của Dior – bộ sưu tập ‘couture’ mùa thu năm 2017 của lấy cảm hứng từ những bộ váy cụ thể của Dior từ những 1947 đến năm 1957, năm Christian Dior qua đời. Tài liệu tham khảo trong kho lưu trữ đã giúp Chiuri kết nối giữa cái mới và cũ, dệt một câu chuyện liền mạch để nó có thể tiến triển liên tục.
Đây không phải là trường hợp của tất cả các nhà di sản của Pháp; nhãn hiệu Balmain, được thành lập vào năm 1945, đã được hồi sinh chỉ với sự kết nối giả mạo với phong cách lịch sử của người sáng lập Pierre Balmain, một người đương thời với Christian Dior ít được biết đến hơn. Trang phục của ông có vẻ thủ cụ và mang tính trang trí nhiều hơn – cái thứ hai có lẽ là thứ liên kết duy nhất với người kế thừa ông, nhà thiết kế Olivier Rousteing, người cũng yêu thích những mẫu trang trí phức tạp. Louis Vuitton không có một nền tảng về trang phục khi Marc Jacobs ngồi ở ngôi vị giám đốc sáng tạo năm 1997; để duy trì cảm hứng, Nicolas Ghesquière đề cập đến quá khứ của Vuitton như là một nhà sản xuất hành lý – một ý từ ý tưởng này nhà mốt sẽ tổ chức một cuộc triển lãm N.Y.C. dành cho di sản của nó – cũng như sự xuất sắc của nhãn hàng trong về lĩnh vực da và các khái niệm trừu tượng về công năng.
Tôn trọng lịch sử là điều quan trọng, nhưng khi sự tôn trọng trở thành lòng sùng kính, nó có thể dẫn đến sự tê liệt. Nhìn về sự thay đổi lớn của biểu đồ thời trang trong thế kỷ qua cũng như quan sát những đảo ngược sự sáng tạo với quá khứ. Việc loại bỏ các phong cách đã có sẵn gần như là một điều kiện tiên quyết để tạo ra một cái gì đó mới mẻ và đáng chú ý. Ngay cả khi Dior ra đời năm 1947, một bộ sưu tập dựa trên những quan niệm hoài cổ của nữ tính tràn ngập dấu ấn và kỹ thuật của Victoria, đã tạo ra một bước đột phá với thời trang: kiểu váy ngắn và vai vuông. Ngay sau đó, nó được gọi là New Look. Bộ đầm đen của Gabrielle Chanel cũng tương tự vậy trong những năm 1920 và những phong cách punk dữ dội và nổi loạn. Tất cả đều là những thứ mới mẻ vào thời kì đó.
Nhưng đó là những khoảnh khắc tạo nên thẩm mỹ, khái niệm về sang trọng cũng như cái đẹp. Những diễn biến này rất ít và đã xa rời, và không có lý do để tưởng tượng rằng thời trang đỏ đi những cái đó. Tuy nhiên, lịch sử không nên (và không thể) bị bỏ rơi. Nó có thể hoạt động như một con ngựa Trojan, một sự ngụy trang cho những cuộc nổi dậy cực đoan, cho những cuộc cách mạng tươi đẹp. Các tấm ‘tag’cũ có thể che giấu các thủ thuật mới – như là “new look”, từ mà trước đây Maison Dior đã dùng.
Tuy nhiên, lịch sử không nên (và không thể) bị bỏ rơi. Nó có thể hoạt động như một con ngựa Trojan, một sự ngụy trang cho những cuộc nổi dậy cực đoan, cho những cuộc cách mạng tươi đẹp.
Demna Gvasalia đã từng, mô tả bộ sưu tập mùa Thu của Balenciaga như là một sự tôn kính, nhưng ông cũng đã đối chiếu nó như một nghi thức đã được thông qua. “Tôi cần phải chứng minh rằng tôi có thể vào trong một nhà mốt và không chỉ bắt đầu xây dựng câu chuyện của tôi mà không hề biết đến chúng”, “chúng” ở đây, có nghĩa là các kho lưu trữ. “Tôi biết rằng Cristóbal có lẽ sẽ để mắt vào nhiều điều tôi làm, nhưng bây giờ tôi cảm thấy tự do để tự viết nên câu chuyện của riêng mình”.
Thực hiện: Koi
Theo NYTimes