Rei Kawakubo và 5 bài học dẫn đến thành công

Ngày đăng: 18/10/21

Rei Kawakubo có thể còn xa lạ, nhưng thương hiệu Comme des Garçons thì chắc chắn những người yêu thời trang đã phải nghe qua ít nhất một lần.

Bên cạnh Yves Saint Laurent, nhà thiết kế người Nhật là người thứ hai được Met Gala tôn vinh thành tựu khi còn sống (vào năm 2017). Gần năm thập kỷ trong nghề là từng ấy thời gian Rei Kawakubo tạo dấu ấn trong làng thời trang. Vốn là người kín tiếng nhưng thành công của Comme des Garçons cũng đủ để chứng minh cho năng lực của người sáng lập. Thành công của bà, bắt nguồn từ việc theo đuổi 5 triết lý sau.

Chân dung Nhà thiết kế Rei Kawakubo – nhà sáng lập Comme des Garçons

Không bao giờ để thành công “nuốt chửng” mình

Kawakubo là một tượng đài bất hủ với sự thành danh trong địa hạt “phi thời trang”, nhưng Kawakubo cũng là một người khiêm tốn thực thụ. Không như những nhà thiết kế khác, luôn xem sự thành công là công nhận và khen ngợi những chất ngông, chất điên của mình, Kawakubo dường như không xem thành công là-cái-đinh-gì-cả. Chia sẻ với Vogue, nhà thiết kế người Nhật cho biết: “Tôi chỉ đang làm việc, hàng ngày, với những gì tôi tin tưởng… Tôi chỉ đơn giản là giải quyết công việc của mình — giống như mọi người khác vậy”. 

Đừng giới hạn thời trang chỉ có quần áo

Kawakubo không tạo ra quần áo – cô ấy sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Cô ấy không chỉ mang lên sàn diễn một chiếc blazer, cô ấy mang lại một cái nhìn trừu tượng hơn. Vẫn là chiếc blazer ấy, được may thêm một miếng đệm vai không cân xứng khoét sâu và thay vì may phần tay áo theo tiêu chuẩn thông thường, những cuộn vải thô to sẽ xuất hiện và hoàn toàn phong tỏa phần cánh tay của người mặc. Nói một cách ngắn gọn: “Cách duy nhất để làm điều gì đó mới mẻ, là đừng bắt đầu với việc thiết kế quần áo”, Kawakubo chia sẻ ở hậu trường buổi trình diễn AW13.

Luôn nhìn về phía trước

“Thú vị” là từ chính xác nhất để mô tả về sự phát triển của Comme trong 5 năm qua. Comme luôn hiện đại, và đã trải qua nhiều lần lột xác, dám vứt bỏ những “signature” của thương hiệu để hướng tới những giá trị khác biệt, mới mẻ hơn. Nhà thiết kế Kawakubo thậm chí còn nhấn mạnh rằng buổi triển lãm của Costume Institute chỉ là những nỗ lực gần đây nhất của cô ấy vì dường như cô ấy đã áp dụng cách tiếp cận “cái gì cần xong thì sẽ xong (what’s done is done)”.

“Tôi không thường xuyên xem tạp chí hoặc ghé thăm các cửa hàng đồ cổ để tìm cảm hứng. Tôi đã từng ghé qua rất nhiều nơi, nhưng kể từ lần thay đổi gần đây nhất (với việc không may quần áo cho một buổi fashion show thông thường) tôi không chấp nhận việc nhìn thấy bất cứ thứ gì cũ hoặc đã tồn tại trước đó ”.

Tầm nhìn là điều không bao giờ có thể nhân nhượng

Trong quá trình chuẩn bị cho Met Gala 2017, Kawakubo đã tự tay làm tất cả mọi việc, tham gia tổng duyệt nhằm nắm chính xác các diễn biến của chương trình và quy trình giám tuyển. “Tôi sẽ không đồng ý việc giao quần áo của mình cho một người khác và đặt chúng trong một không gian của một nhà thiết kế khác. Quần áo của tôi và nơi bảo quản chúng là không thể tách rời – chúng là một. Chúng truyền tải cùng một tầm nhìn, cùng một thông điệp và cùng một cảm giác với các giá trị cốt lõi”.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Màu đen không chỉ là một màu sắc

Kawakubo đã sử dụng màu đen nhiều đến mức kể cả không phải người hâm mộ của thương hiệu Comme, bạn vẫn có thể nhìn ra sắc thái của nó trong từng hơi thở của bộ sưu tập. Khi Trường Thiết kế Harvard trao Giải thưởng Thiết kế Xuất sắc cho Kawakubo vào năm 2000, họ khẳng định rằng cô ấy chính là người đã “phát minh” ra màu đen. Mặc dù điều đó về đơn giản là không đúng, nhưng cô ấy chắc chắn đã “tái sinh” lại gam màu bí ẩn nhất này. Những bộ sưu tập gần đây của cô ấy thường khởi đầu với màu sắc tươi sáng và vô số chất liệu họa tiết, nhưng màu đen vẫn sẽ luôn ở đó, và bạn sẽ thấy người phụ nữ này đã làm cho màu đen trở nên thú vị như thế nào.

Thực hiện: Diana Nguyễn

Theo Uber Cultured