Vì sao Gucci tái cơ cấu bộ phận sáng tạo, tương lai nào cho Alessandro Michele?
Ngày đăng: 02/07/22
Gã khổng lồ thời trang nước Ý đã tái cơ cấu bộ phận sáng tạo, bao gồm việc tuyển dụng Maria Cristina Lomanto để giám sát việc bán hàng. Liệu chiến lược này có đủ để thu hút lại sự quan tâm của người tiêu dùng và cứu vãn hình ảnh của Gucci trên thị trường?
Cụ thể, trong ngày họp phân loại vốn cùng công ty mẹ Kering, Gucci đã chỉ định Alessandro Michele chịu trách nhiệm về các bộ sưu tập trình diễn trên sàn catwalk chính của Gucci ở cương vị Giám đốc sáng tạo, nhân sự mới Maria Cristina Lomanto sẽ giám sát việc bán hàng, bộ sưu tập thương mại và nâng tầm thương hiệu trong vai trò Phó Chủ tịch điều hành.
Vào cuối những năm 2010, Gucci đã tạo nên một trong những bước ngoặt thành công nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp xa xỉ đương đại. Đó là phong cách thẩm mỹ baroque kiểu mới do Michele dẫn dắt, kết hợp cùng chiến lược kinh doanh tài tình của Jacopo Venturini và quá trình này được thực hiện hoàn hảo dưới sự điều phối của Bizzarri. Điều này đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của Gucci từ năm 2016 đến năm 2019.
Để làm nên định nghĩa “sự sang trọng kiểu mới”, thương hiệu đã mang đến các danh mục sản phẩm được biến thể từ nguyên bản thời trang streetwear. Tiếp bước Gucci, có Louis Vuitton – vốn là một đối thủ nặng ký, cùng BST hợp tác với Supreme năm 2017, thương hiệu đã đã thuê Virgil Abloh để điều hành phát triển dòng trang phục nam giới năm 2018.
Trong lịch sử, Gucci tìm thấy sự phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, khi thương hiệu có những bước tiến cực kỳ táo bạo. Không như các thương hiệu cao cấp khác thiên về tính thanh lịch, cầu toàn và ổn định, Gucci với DNA đặc biệt của mình trở nên nổi bật nhất khi đi đầu bứt phá mọi giới hạn, mở ra những trào lưu thời trang mới. Nhìn về quá khứ cho thấy, nhà thiết kế Tom Ford đã thành công trong việc đưa Gucci trở thành tâm điểm bằng cách khai thác tính dục của thương hiệu, cả trên sàn catwalk lẫn trong các chiến dịch quảng cáo, chúng từng táo bạo đến nỗi dẫn đến việc bị cấm ở một số thị trường. Michele đã chạm khắc nên một vẻ ngoài hoa lệ tương tự, mặc dù chúng hiện diện ở một diện mạo khác biệt. Trong khi đó, việc khai thác tài nghệ thủ công và di sản thương hiệu dưới thời Frida Giannini lại thua kém về mặt hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, giờ đây Gucci dưới thời Michele đang có dấu hiệu khiến người tiêu dùng ngán ngẩm. Thương hiệu dường như đã mất đi sự nổi bật, tụt lại phía sau đáng kể so với các đối thủ hàng đầu về độ tăng trưởng doanh số. Tất nhiên, khi một thương hiệu phát triển chậm lại, có hàng nghìn lý do.
Tâm điểm của những “vận xui” Gucci đến từ khách hàng Trung Quốc vì sau đại dịch, họ nhận thấy việc chi tiêu xa xỉ quá đắt đỏ, tốn kém ngang với một chuyến du lịch đến Châu Âu, và điều này là không cần thiết. Sự thay đổi về tư duy mua sắm đã gây rắc rối cho Gucci, vì người Trung Quốc là những người đầu tiên nhiệt tình đón nhận những cải tiến thương hiệu dưới thời Bizzarri và Michele.
Ở giai đoạn này, khi Gucci mang lại nhiều tính thẩm mỹ hơn, dường như một số người tiêu dùng Trung Quốc đã loại bỏ thương hiệu này khỏi danh sách mua sắm của họ: Tại sao lại mua nhiều đồ giống nhau hơn (với giá cao hơn) khi tủ quần áo của họ đã đầy? Quản lý cấp cao của Gucci tại Trung Quốc phải chịu một phần trách nhiệm về việc này, nhưng đó có thực sự là vấn đề cơ bản?
Vì những lý do đó, việc tái cơ cấu bộ phận sáng tạo của Gucci là một bước tiến cần thiết. Nếu họ thành công thì thật tuyệt vời! Thế nhưng nếu Michele không thu hút lại được sự quan tâm của người tiêu dùng đối với Gucci, thì việc thay thế anh khỏi vị trí hiện tại là điều không quá khó đoán. Dù các thương hiệu nhỏ hơn của Kering như Saint Laurent và Balenciaga đang hoạt động cực kỳ tốt, mọi con mắt vẫn đổ dồn vào Gucci vì thương hiệu vẫn đóng góp quan trọng nhất vào lợi nhuận của tập đoàn. Ban lãnh đạo cấp cao nhận thức được rằng họ cần phải chuyển hướng sang Gucci và họ đang làm từng bước thực hiện điều đó, bắt đầu bằng việc đổi mới đầu não sáng tạo.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, liệu có đủ để Gucci hiện thực hóa tham vọng tăng doanh số bán hàng lên 15 tỷ euro gần đây của Kering không? Có lẽ chúng ta cần phải kiên nhẫn quan sát trong thời gian tới!
Thực hiện: Bảo Long
Theo BOF