Chiếc mũ Bearskin – Xu hướng của mùa Thu/Đông 2023
Ngày đăng: 05/03/23
Giữa chiếc bốt Yeti và lông thú giả, nhờ sự hồi sinh của Y2K đã đem đến sàn catwalk những trang phục lông thú. Đặc biệt là Gen Z đã kết hợp các phụ kiện lông thú như thắt lưng và nút bịt tai vào những lần mix và match của họ trong ba năm qua. Nhưng một “nhân vật” mới đã xuất hiện và chiếm lĩnh sàn catwalk Thu/Đông 2023 chính là chiếc mũ đội đầu có lịch sử gắn liền với quân đội Liên Xô: Bearskin hay còn được gọi là ušanka.
Từ sự quyến rũ đơn giản trong BST mới của nhà Gucci đến trang phục săn bắn – một thiết kế của Daniel Lee cho hãng Burberry – và những chiếc mũ có huy chương của Nigo trên sàn diễn của Kenzo, đến Dsquared2, Casablanca, Patou: các thương hiệu đã đưa ra “góc nhìn” của riêng họ về một xu hướng sẽ chinh phục thời trang đường phố.
Chiếc mũ lông thú đặc trưng của các nước phương Đông như chúng ta biết ngày nay có tuổi đời khá ngắn nhưng kiểu dáng của chúng thật sự được lấy cảm hứng từ những chiếc mũ trong lịch sử. Chiếc mũ lưỡi trai truyền thống của Nga, làm bằng da thuộc và da cừu, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 20, trong cuộc Nội chiến 1918-1919 giữa những người đàn ông của White Army (là tên chung cho các đội vũ trang của Bạch vệ và các chính phủ chống Liên Xô trong thời Nội chiến Nga).
Vào những năm 1930, chúng trở thành một trang phục thiết yếu trong quân phục của một số đơn vị hải quân Red Army (tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô), trong khi vào đầu những năm 1940, chúng được giới thiệu như một phần không thể thiếu trong quân phục mùa đông của toàn quân.
Nhưng tiền thân của ushanka, treukh (tên bắt nguồn từ các từ tiếng Nga ‘три уха’, triukhà, nghĩa là ‘ba chiếc tai’), một chiếc mũ tròn có ba vạt lông bảo vệ tai, cổ và trán, là một đồng minh không thể thiếu chống lại khí hậu khắc nghiệt từ thuở sơ khai, cũng được mặc bởi những công dân bình thường và cũng là đặc trưng của các dân tộc Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan. Tuy nhiên, trong trí tưởng tượng chung, ušanka hầu như chỉ được kết hợp với đồng phục của những người lính Liên Xô, Red Army hoặc người dân Nga như một biểu tượng quốc gia. Nhưng trong thời trang, bearskin mất đi giá trị biểu tượng và thiết thực. Chúng trở thành biểu tượng của sự xa hoa, đặc biệt là khi trọng lượng của chiếc mũ trở nên không thể tưởng tượng nổi.
Niềm đam mê thời trang đối với các phụ kiện quá khổ thường được thể hiện qua chiếc mũ này kể từ những năm 1980, khi sự sang trọng trong lông thú giả đã suy giảm trong việc dùng để tạo ra mũ đội đầu. Có thể kể đến những ví dụ như chiếc mũ colbac (của người Hung-ga-ri được làm từ lông thú) đã xuất hiện trong BST Moncler Grenoble Thu/Đông 2016 kết hợp với bốt Yeti hoặc BST trải dài từ hồng baby đến trắng trong mùa Thu/Đông 1994 của nhà Chanel.
BST Thu/Đông 2019 của Prada đã góp phần khiến Ushanka đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa thực dụng. Nó được làm bằng nylon và được lót bằng lông ở bên trong để vừa giữ ấm vừa không thấm nước. Những chiếc mũ của Miu Miu trong BST Thu/Đông 2017 có hình tròn chứ không phải hình vuông, khác với chiếc mũ Muppet, gợi nhớ đến những phụ kiện lập dị trong BST Thu/Đông 2013 của thương hiệu Marc Jacobs.
Tiếp đến là BST Thu/Đông 2001 đến từ hãng Saint Laurent là sự tôn vinh chiếc mũ ở dạng cổ điển nhất, trong khi BST Thu/Đông 2010 của nhãn hiệu Martin Margiela lấy phụ kiện theo tỷ lệ độc lạ nhất, kết hợp với tấm màn đen che mặt người mẫu. Nhưng người hâm mộ những chiếc mũ ấy có lẽ vẫn ấn tượng nhất là John Galliano, một nhà thiết kế cực kì yêu nghề, người đã có thời gian được làm việc tại Dior, từ BST Thu/Đông 2002 đến 2004.
Vậy thì bạn đã sẵn sàng để gặp Gen Z trong trang phục Bearskin và quần jean chưa? Dự kiến xu hướng này sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Nss Mag