Triển lãm 200 năm Brooks Brothers: Hai thế kỷ không ngừng sáng tạo

Ngày đăng: 12/12/18

Vừa qua, Brooks Brothers đã tổ chức triển lãm kỉ niệm 200 năm thành lập thương hiệu, diễn ra tại Bảo tàng trang phục Bunka (Tokyo). Bên cạnh câu chuyện thuật lại hành trình từ một cửa hàng ready-to-wear cho tới biểu tượng thời trang nam của nước Mỹ, triển lãm nhấn mạnh vào những đột phá qua các năm và sự đóng góp không hề nhỏ cho phong cách thời trang của nước Mỹ, kể từ thời gian thành lập thương hiệu (năm 1818) cho đến ngày nay.

Phá vỡ những nguyên tắc truyền thống

Với chủ đề “The disrupter” – người phá vỡ những nguyên tắc, lấy cảm hứng từ nhà sáng lập thương hiệu – Henny Sands Brooks, người được mô tả là có phong cách thời trang tân tiến nhất thời đó của New York. Hậu duệ của ông đã tiếp nối di sản và không ngừng cải tiến sản phẩm của thương hiệu qua từng năm. Thông qua những bức ảnh, di vật và những bộ trang phục gốc của Brooks Brothers, người tham dự triển lãm sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn về những sáng tạo đột phá của Brooks Brother qua các thời kì, đặc biệt là trong những thiết kế áo sơ mi.

Những chiếc áo “button-down” huyền thoại

Áo sơ mi button-down

Sự ra đời của những chiếc áo sơ mi có cổ “button-down” (Original Polo® Button-Down Oxford) của Brooks Brothers vào năm 1900, đánh dấu sự chấm hết của những chiếc áo sơ mi cổ cao và cứng nhắc. Brooks Brothers là công ty đầu tiên tung ra loại áo sơ mi cổ button-down, với đặc điểm phần đuôi của cổ có cúc gắn vào thân áo.

Sự ra đời của những chiếc áo sơ mi có cổ “button-down” (Original Polo® Button-Down Oxford) của Brooks Brothers vào năm 1900 đánh dấu chấm hết của những chiếc áo sơ mi cổ cao và cứng nhắc.

Ý tưởng xuất phát từ việc John E.Brooks – cháu trai của người sáng lập thương hiệu nhận ra, những cổ áo của những người Anh chơi polo thường được cố định với phần thân áo, để tránh việc xê dịch quá nhiều trong trận đấu. Thiết kế Brooks Brothers nhanh chóng trở thành xu hướng và dấu ấn đặc trưng của thương hiệu. Và sau này trở thành một trong những phong cách được sao chép nhiều nhất trong lịch sử thời trang.

Chiếc áo vui nhộn đầu tiên của Brooks Brothers

“The FUN shirt” – Chiếc áo sơ mi vui nhộn 

Một sự cải tiến khác đến từ Brooks Brothers là việc ra đời chiếc áo vui nhộn, trẻ trung đồng thời có chút nổi loạn. Trở lại những năm 1970s, khi Ash Wall (hậu duệ đời thứ năm của nhà sáng lập Henry Sands Brooks) trong dịp thăm nhà máy sản xuất áo sơ mi, tại đây Ash để ý có một chồng những chiếc áo sơ mi được làm từ nhiều loại vải kẻ sọc có màu sắc khác nhau (không ít hơn 10 loại vải khác nhau cho một chiếc áo).

Cảnh tượng đó thật vui mắt. Khi được nghe kể rằng những chiếc áo được nhân viên khâu từ nhiều mảnh vải vụn để tập luyện kĩ năng may. Ash đã nghĩ đến việc biến chúng thành một biểu tượng mới và sau đó là sự ra đời của những chiếc áo sơ mi “vui vẻ”.

Những chiếc áo sơ mi cách mạng của Brooks Brothers (trong đó có sáng tạo sơ mi cổ Button-down, The Fun Shirt và áo sơ mi nữ màu hồng đầu tiên cho nữ giới)

Thiết kế 100 % cotton không cần là

Trước đó, Brooks Brothers đã cho ra dòng sản phẩm áo sơ mi không nhăn (sự kết hợp giữa Polyester và cotton) tuy nhiên chúng không mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc. Năm 1998, Brooks Brother khuynh đảo thế giới thời trang nam một lần nữa với sự ra đời của những chiếc áo sơ mi 100% cotton không cần là. Nói không quá khi đây là sản phẩm mang tính cách mạng của nền công nghiệp thời trang. Ngày nay, những sản phẩm không cần là chiếm gần 90% doanh thu bán áo sơ mi của công ty.

Những sọc kẻ của phái nam thành đạt

Triển lãm tiếp tục với trưng bày những mẫu thiết kế biểu tượng của thương hiệu – những chiếc cà vạt sọc đảo (The striped rep tie). Vào thời điểm đó, giới nam đang ưa chuộng những chiếc cà vạt có sọc kẻ của UK, dạng sọc kẻ đi từ trái sang phải (với ý nghĩa “từ trái tim tới thanh kiếm”). Brooks Brothers một lần nữa khuynh đảo làng thời trang chỉ bằng một thay đổi nhỏ này, từ đó làm nên biểu tượng phong cách mới.

Đường sọc kẻ khuynh đảo thế giới (Ảnh: Brooks Brothers)

Chiếc cà vạt sọc đảo trở thành món đồ yêu thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ tổng thống cho tới các nghệ sĩ pop-art. Trong số những nghệ sĩ nổi tiếng, Andy Warhol là một trong những khách hàng trung thành nhất của thương hiệu.

Andy Warhol là một trong những khách hàng trung thành của Brooks Brothers
Phong cách thời trang của giới sinh viên thượng lưu IVY LEAGUE

Tiếp nối sự thành công của thương hiệu, Brook Brothers còn chinh phục được tầng lớp thượng lưu đến từ Ivy League (khối trường đại học danh tiếng hàng đầu của Mỹ). Trong một cuộc điều tra của tạp chí Mens – Wear năm 1925, có tới 80% sinh viên khối Ivy League ưa thích của Brook Brothers. Những hình ảnh sinh viên thời đó trở thành biểu tượng của giới học sinh thượng lưu, với phong cách ăn mặc từ đầu tới chân là “những bộ Sack Suits, áo sơ mi cổ button-down, cà vạt sọc đảo ngược, những chiếc áo len Fair Isle và Shetland, áo khoác làm từ chất liệu vải Mandras và tất hoạ tiết quả trám” (mô tả của tạp chí New York Times, 1956). Tất cả những trang phục đó đều được giới thiệu và phổ biến qua Brooks Brothers.

Biểu tượng thời trang nước Mỹ

Chiếc áo khoác của Abraham Lincoln do Brooks Brothers thiết kế

Triển lãm kết thúc bằng niềm tự hào không hề nhỏ của Brooks Brothers, khi trở thành nhà sản xuất áo khoác cho 40 đời tổng thống Mỹ trong tổng số 45 tổng thống, cho tới tận gần đây nhất là trang phục của tổng thống Obama và Trump. Vị tổng thống đầu tiên của Brooks Brothers là Abraham Lincoln đồng thời cũng là vị khách hàng rất trung thành của hãng. Chiếc áo khoác nổi tiếng do vị tổng thống này mặc với dòng chữ thêu nổi tiếng “One country, One destiny” do Brooks Brothers sản xuất. Thật không may khi ông cũng mặc chiếc áo khoác này, khi bị ám sát vào năm 1965.

Vị tổng thống đầu tiên của Brooks Brothers là Abraham Lincoln đồng thời cũng là vị khách hàng rất trung thành của hãng.

Những bộ trang phục quân đội do Brooks Brothers thiết kế

Một niềm tự hào khác của Brooks Brothers, thiết kế trang phục cho quân đội Mỹ từ những năm 1818 cho đến ngày nay.

—-

*Triển lãm “Two Hundred Years of American Style Two Centuries of Innovation” diễn ra từ ngày 05/10/2018 tới 30/11/2018 tại Bảo tàng trang phục Bunka, Tokyo, Nhật Bản.

Bài và ảnh: Blue