Từ “Multibrand store” đến “Concept store”: Khám phá mô hình bán lẻ truyền thống trong thời đại mới
Ngày đăng: 06/10/23
Trong thời đại chưa có công nghệ, khách hàng đã phải trực tiếp đến cửa hàng và có được những trải nghiệm mua sắm chân thật nhất. Nhưng chúng đã không còn là những cửa hàng bán lẻ truyền thống có phần nhàm chán nữa, bạn có thể sử dụng các mô hình khác nhau để kinh doanh như các cửa hàng tích hợp nhiều thương hiệu, cửa hàng của một thương hiệu, cửa hàng flagship,… và còn vô vàn những loại hình kinh doanh bán lẻ khác nữa.
Cùng Style-Republik tìm hiểu về các khái niệm của cửa hàng bán lẻ qua bài viết sau đây.
Multibrand store (cửa hàng đa thương hiệu)
Hiện nay, multibrand store vẫn tồn tại như một kênh bán hàng truyền thống và trưng bày rất các sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Có thể hiểu một cách đơn giản là các cửa hàng bán lẻ độc lập tập trung tại một tòa nhà hoặc địa điểm và kinh doanh sản phẩm. Và chúng cũng có một định nghĩa khác là department store và concept store (sẽ được giải thích ở các phần dưới).
Khám phá ngay các thương hiệu multibrand tại Việt Nam
Monobrand store/ Brand store (cửa hàng chỉ một thương hiệu)
Không giống như cửa hàng đa thương hiệu, monobrand store hay còn được gọi là cửa hàng chỉ duy nhất một thương hiệu, họ sẽ bán các sản phẩm do chính họ sản xuất/thiết kế. Loại hình kinh doanh này thường thuộc sở hữu của chính thương hiệu tương ứng, chẳng hạn như Nike, Adidas, Burberry, Fabienne Chapot hay Gucci. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng – đôi khi cửa hàng có thể sẽ được điều hành bởi bên nhận quyền và được cấp giấy phép (licensing).
Flagship store (cửa hàng hàng đầu trong một chuỗi cửa hàng bán lẻ)
Cửa hàng hàng đầu có thể được ví như là “gương mặt đại diện” trong một chuỗi cửa hàng của một thương hiệu. Chúng thường sẽ được hưởng những “quyền lợi” tốt nhất như cửa hàng đẹp nhất, lớn nhất và ở vị trí đắc địa nhất, ví dụ các nhãn hiệu Nike, Adidas, Lanvin hoặc Burberry.
Tuy nhiên, về phần các sản phẩm có thể sẽ không khác mấy với các cửa hàng còn lại nhưng điểm nổi bật được kể đến ở đây sẽ cho ta thấy được hình ảnh thu nhỏ về bản sắc và đặc tính của hãng. Nói một cách khác, trải nghiệm sẽ ở tầm cao hơn so với các cửa hàng thông thường.
Những ý tưởng cửa hàng quan trọng nhất hoặc mới nhất của các thương hiệu thường được đặt tại các vị trí đắt đỏ. Kiến trúc, thiết kế và nghệ thuật trong cửa hàng sẽ được kết hợp một cách có mục đích.
Shop-in-shop (cửa hàng trong cửa hàng)
Cửa hàng trong cửa hàng, như tên gọi đã gợi ý, có thể hiểu là một cửa hàng nhỏ “được bao bọc bởi” một cửa hàng lớn. Bạn thường có thể tìm thấy chúng ở các cửa hàng bách hóa như Bijenkorf, KaDeWe, Samaritaine và Selfridges, nơi các thương hiệu như Dior, Calvin Klein hay Boss sẽ được bố trí những ‘góc’ dành riêng cho họ.
Và không chỉ các sản phẩm được trưng bày, các cửa hàng tại cửa hàng cũng tập trung vào việc truyền đạt đặc tính của thương hiệu thông qua trải nghiệm tinh tế và thực tế tại cửa hàng. Nhân viên chính thức của thương hiệu vẫn phải ký hợp đồng như các nhân viên ở chi nhánh khác và làm việc bên trong cửa hàng đó.
Pop-up store (cửa hàng tạm thời)
Cửa hàng tạm thời là mô hình mà các nhãn hiệu hoặc các doanh nhân nhỏ thuê trong thời gian ngắn để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ tới nhiều khách hàng hơn. Các cửa hàng này thường được tổ chức khi có sự kiện đặc biệt, ra mắt các sản phẩm mới hoặc phiên bản giới hạn. Chúng như một phương pháp giúp các thương hiệu kiểm tra xem sản phẩm của họ gây được tiếng vang như thế nào ở các thị trường mới.
Ngoài ra, các doanh nghiệp online đã xem mô hình này như một “phép thử” cho các hoạt động bán lẻ trực tiếp, trước khi quyết định ký hợp đồng cho thuê dài hạn hoặc các kế hoạch mở rộng kinh doanh.
Mô hình bán lẻ này có thể tích hợp nhiều thương hiệu (multibrand) hoặc chỉ một thương hiệu (monobrand). Trong nhiều trường hợp, các nhà mốt cũng rất ưa chuộng các địa điểm tạm thời như ở trong cửa hàng bách hóa (department store).
Cùng chiêm ngưỡng các cửa hàng pop-up của các nhà mốt xa xỉ.
Concept store (cửa hàng với không gian nghệ thuật)
Một concept store không chỉ đơn giản là bán thời trang. Các thương hiệu khác nhau có thể mở rộn phạm vi trang trí trên các lĩnh vực khác nhau. Họ có thể thay đổi thiết kế bên trong cửa hàng, tạo ra những món đồ trang sức độc lạ, sử dụng hương nước hoa cho không gian này, bày trí đồ nội thất theo tính cách của thương hiệu,….
Điều làm cho những mô hình bán lẻ này trở nên độc đáo là chúng hoạt động như một cửa hàng đa thương hiệu, các nhân viên sẽ lựa chọn sản phẩm một cách cẩn thận và chúng xoay quanh một chủ đề, phong cách sống hoặc khái niệm cụ thể. Thông thường, concept store sẽ lấy ý tưởng và cảm hứng từ các thiết kế địa phương hoặc các mặt hàng độc đáo.
Tại đây, bạn không chỉ có thể mua sắm mà còn có thể tham gia các hoạt động khác. Chẳng hạn như ngâm nhi một tách cà phê, tham quan phòng trưng bày hoặc không gian hội thảo.
Department store (cửa hàng bách hóa)
Một cửa hàng lớn sẽ tập trung rất nhiều thương hiệu. Thường có hàng chục hoặc hàng trăm nhãn hiệu có mặt trên thị trường. Từ thời trang nam, thời trang nữ, thời trang trẻ em, đồ lót, giày dép, mỹ phẩm, đồ nội thất, cho đến đồ chơi và thực phẩm đều “góp mặt” dưới một mái nhà.
Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian để di chuyển và tìm chỗ đậu xe, department có thể sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Mô hình này có sẵn nhiều danh mục sản phẩm và bạn có thể tìm thấy mọi thứ ở một địa điểm. Khi đã thấm mệt, ta sẽ không cần mất sức để tìm chỗ ăn uống bởi vì cửa hàng bách hóa đã bao gồm cả cả nhà hàng và quán cà phê.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Fashion United