Khi tái chế thời trang lên tiếng, liệu thời trang nhanh có ‘tỉnh ngộ’?

Ngày đăng: 11/02/24

Một trong những cửa hàng hoành tráng nhất của H&M ở Paris, thật khó để tìm thấy những bộ quần áo không được gắn mác là được làm từ “vật liệu tái chế”. Năm ngoái, 79% polyester trong các bộ sưu tập của họ được làm từ vật liệu tái chế và năm tới thương hiệu hy vọng rằng tất cả quần áo của mình đều được làm từ vật liệu ấy. 

Gã khổng lồ thời trang nhanh đến từ Thụy Điển nói với AFP rằng vật liệu tái chế cho phép “ngành công nghiệp giảm sự phụ thuộc vào polyester nguyên chất làm từ nhiên liệu hóa thạch”. Nhưng vấn đề ở đây là “93% hàng dệt tái chế ngày nay đều đến từ chai nhựa chứ không phải từ quần áo cũ”, theo Urska Trunk thuộc nhóm chiến dịch Change Markets.

Polyester Problems: Cheap Fabric, High Environmental Cost | Sustainable Fashion Blog | Project Cece
Hầu hết những sản phẩm hàng may mặc đều được làm từ Polyester

Nói cách khác, trong khi một chai nhựa có thể được tái chế năm hoặc sáu lần, thì một chiếc áo phông bằng polyester tái chế “không bao giờ có thể tái chế được nữa” – Trunk nói. 

Theo tổ chức phi lợi nhuận Textile Exchange, hầu như tất cả polyester tái chế đều được làm từ PET (polyethylene terephthalate – chất liệu làm nên chai nhựa). Ở châu Âu, hầu hết rác thải dệt may đều được vứt đi hoặc đốt. Chỉ 22% được tái chế hoặc tái sử dụng – và phần lớn trong số đó được chuyển thành vật liệu cách nhiệt, đệm hoặc vải lau chùi.

Ủy ban Châu Âu cho biết: “Chưa đến 1% vải dùng để sản xuất quần áo được tái chế thành quần áo mới”. Theo Lenzing, một nhà sản xuất Áo nổi tiếng với các loại sợi làm từ gỗ, việc tái chế hàng dệt “phức tạp hơn nhiều so với việc tái chế các vật liệu khác, chẳng hạn như thủy tinh hoặc giấy”.

Tại sao lại không thể tái chế? 

Recycled Clothing: Top 5 Clothing Brands That Use Recycled Materials - OCEANR

Đầu tiên, quần áo làm từ nhiều hơn hai loại sợi hiện được coi là không thể tái chế. Những bộ quần áo có thể tái chế phải được phân loại theo màu sắc, sau đó loại bỏ khóa kéo, nút, đinh tán và các vật liệu khác. Việc này thường tốn kém và tốn nhiều công sức, mặc dù các dự án thí điểm đang bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, Lisa Panhuber đến từ tổ chức Greenpeace cho biết. Tuy nhiên, theo Trunk, công nghệ này chỉ “đang ở giai đoạn sơ khai”.

Tái sử dụng bông nghe có vẻ dễ dàng hơn nhưng nếu bông được tái chế, chất lượng giảm xuống làm cho chúng ta phải thêm vào các vật liệu khác. Và điều này dẫn trở lại vấn đề ban đầu: bông giờ đây đã trở thành vải hỗn hợp. Để giải quyết vòng tuần hoàn tái chế, các thương hiệu thời trang đã sử dụng nhựa tái chế của ngành công nghiệp thực phẩm.

H&M promotes recycling with an ethical campaign - LifeGate
Chiến dịch bảo vệ môi trường của H&M – thu gom đồ cũ

Nhưng đáng tiếc rằng ngành công nghiệp đồ uống lại không đồng ý cách làm này của ngành thời trang và họ đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Nghị viện châu Âu vào năm ngoái nhằm tố cáo “xu hướng đáng lo ngại” của ngành thời trang khi đưa ra “những tuyên bố xanh liên quan đến việc sử dụng vật liệu tái chế”.

Theo Lauriane Veillard, thuộc mạng lưới Zero Waste Europe (ZWE), việc tái chế polyester là một bài toán khó. Cô nhấn mạnh, nó thường không tinh khiết và được trộn lẫn với các vật liệu khác như elastane hoặc Lycra và những chất này “ngăn cản mọi hoạt động tái chế”. Jean-Baptiste Sultan, thuộc tổ chức phi chính phủ Carbone 4 của Pháp, cũng chỉ trích việc sử dụng polyester. “Từ quá trình sản xuất đến tái chế, (polyester) gây ô nhiễm nước, không khí và đất”. 

Trên thực tế, các nhà bảo vệ môi trường đã yêu cầu ngành dệt may ngừng sản xuất hoàn toàn polyester. Nhưng việc này lại khó xảy ra vì nó chiếm hơn một nửa sản lượng của họ, theo Textile Exchange.

Chất thải thời trang sẽ đi về đâu sau khi bị vứt bỏ? 

Chiến dịch biến chất thải nhựa tại các đảo của Indonesia thành những sản phẩm thời trang được làm từ polyester tái chế của H&M
Vậy hàng núi vải polyester và vải hỗn hợp không thể tái chế sẽ đi về đâu sau khi người tiêu dùng phương Tây quyên góp chúng vào thùng tái chế? Theo số liệu của Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) từ năm 2019, gần một nửa số rác thải dệt may được thu gom ở châu Âu sẽ được đưa đến các thị trường đồ cũ ở châu Phi hoặc là được đưa vào “các bãi chôn lấp”.

41% rác thải dệt may khác thì được chuyển đến châu Á, chủ yếu là “đến các khu kinh tế chuyên dụng nơi chúng được phân loại và xử lý”. Cơ quan này cho biết: “Hàng dệt may đã qua sử dụng hầu hết được tái chế thành vải vụn hoặc chất độn công nghiệp, hoặc tái xuất khẩu để tái chế ở các nước châu Á khác hoặc để tái sử dụng ở châu Phi”.

Một quy định mới của EU được thông qua vào tháng 11 nhằm đảm bảo chất thải xuất khẩu được tái chế thay vì vứt bỏ.

Fast Fashion Is an Environmental Catastrophe. Is Composting Your Clothes the Solution?
Có thể thấy, thế giới đang phải đối mặt với hàng núi rác thải thời trang không thể phân huỷ và tiêu thụ

Giải pháp dành cho ngành công nghiệp thời trang  

@wonderoksaaaa

Recycling collection design 🖤 #zararecycledclothing #zaracollection2023 #recyclingclothes #fashiontiktok #fashiontrends #fashion2023 #fashionideas

♬ BIG WAVE – 𝒦𝒶𝓎𝜗𝜚𓆝

Chuyên gia tiêu dùng Panhuber của Greenpeace nhấn mạnh một sự thật khủng khiếp là “tái chế là chuyện hoang đường đối với quần áo”. Tuy nhiên, những người khác đang chuyển sang sử dụng sợi thực vật mới, với thương hiệu Hugo Boss của Đức sử dụng Pinatex làm từ lá dứa cho một số thiết kế giày thể thao của mình.

Nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng chúng ta có thể rơi vào một cái ‘bẫy’ khác. Thomas Ebele của nhãn SloWeAre đã đặt câu hỏi về cách các sợi không dệt này liên kết với nhau bằng nhựa nhiệt dẻo polyester hoặc PLA. Điều đó có nghĩa là quần áo khi bị hỏng có thể sẽ không thể tái chế được.

Ông cảnh báo: “Có thể phân hủy sinh học không có nghĩa là có thể phân hủy được”, đồng thời cho biết một số loại sợi này phải được phân hủy trong công nghiệp. Nhưng ngoài tất cả những điều đó, “vấn đề lớn nhất là số lượng quần áo được sản xuất” – Celeste Grillet của Carbone 4 cho biết.

Đối với Panhuber và Greenpeace, giải pháp mà chúng ta có thể sử dụng là mua ít quần áo hơn. Cô nói: “Chúng ta phải giảm mức tiêu thụ. Thay vì tiêu thụ nhiều hơn, chúng ta có thể sửa chữa, tái sử dụng và nâng cấp”.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Fashion United