Hà Nội và Sài Gòn: Đâu là mảnh đất hứa của kinh doanh thời trang?

Ngày đăng: 01/03/24

Đi tìm chìa khóa giải mã cho câu hỏi: liệu Hà Nội hay Sài Gòn mới là vùng đất phù hợp giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.

Bối cảnh thời trang thế giới và Việt Nam đang dần thay đổi. Sự gia nhập và phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu xa xỉ thế giới, sự trưởng thành của thế hệ nhà thiết kế trẻ dẫn đến sự thay đổi trong tư duy và phong cách ăn mặc của người tiêu dùng trong nước.

Trong khi một thập kỷ trước, khi nói về thương hiệu, người ta chủ yếu nhắc đến những tên tuổi lớn và các tập đoàn quốc tế thì giờ đây, việc các Local Brand xuất hiện như một “cơn lốc” khuấy động thị trường thời trang trong nước đã có sức ảnh hưởng nhất định đến tư duy, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu thời trang nội địa. Với những doanh nghiệp thời trang nhỏ lẻ mới thành lập, đang tìm kiếm một vị trí địa lý thuận lợi để có thể xây dựng, ổn định và phát triển hình ảnh thương hiệu của mình, sẽ đạt ra câu hỏi, Hà Nội và Sài Gòn: Đâu là mảnh đất hứa của kinh doanh thời trang?

Hà Nội và Hồ Chí Minh đều mang trong mình hai cấu trúc tương phản nhau: từ văn hóa, xã hội và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Cùng Style-Republik đi tìm câu chìa khóa cho câu hỏi: Hà Nội – Hồ Chí Minh, mảnh đất nào phù hợp với xây dựng và kinh doanh thời trang!

Cửa hàng thời trang – Bài toán kinh doanh của mọi thương hiệu trẻ

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước nói riêng và thế giới nói chung đang trong quá trình phục hồi, phát triển và tăng trưởng hậu đại dịch, thời trang – ngành công nghiệp ước tính có giá trị 3 nghìn tỷ đô la, góp 2% GDP thế giới đã và đang “vùng vẫy” và “đắm chìm” trong vùng đất sáng tạo riêng của mình, nhờ sự góp sức của những khối óc với lăng kính nghệ thuật độc đáo.

Những năm trở lại đây, thị trường thời trang Việt chào đón sự xuất hiện dày đặc của hàng loạt thương hiệu Local Brand tiềm năng, cũng chính bởi vậy mà hàng loạt những bài toán kinh doanh liên tục được đặt ra. Ở thời điểm hiện tại, câu chuyện về kinh doanh thời trang hiện tại không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, sản xuất/ nhập hàng, vận hành thương hiệu hay các bài toán truyền thông. Bởi lẽ đứng trước sự bành trướng nhanh chóng của lĩnh vực mua sắm trực tuyến (Online), nhiều chủ thương hiệu cũng phải tự hỏi liệu vai trò của cửa hàng (Offline) có còn quan trọng trong bối cảnh này hay không. 

Trước khi đi tới việc triển khai mở một cửa hàng thực tế, đội ngũ vận hành thương hiệu cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau. Về cơ bản thì cửa hàng vật lý không đơn giản là nơi để khách hàng đến mua sắm và trải nghiệm sản phẩm, đây còn được xem là một phần của chiến lược kinh doanh dài hạn, tiêu tốn nhiều cả chi phí lẫn nhân công. Bên cạnh các yếu tố như: câu chuyện thương hiệu, sự sáng tạo trong thiết kế, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điều như: xác định loại mặt hàng, sản phẩm chủ chốt của thương hiệu và tìm hiểu thị trường cũng như Insight khách hàng. Bởi sau cùng, việc mở cửa hàng là bước cần cân nhắc thật kỹ và đòi hỏi phải lên kế hoạch chi tiết trong chiến lược kinh doanh lâu dài.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: Sáng tạo và Thương mại 

Kể từ những năm 1880, khi Pháp biến Sài Gòn trở thành một trung tâm buôn bán thương mại sầm uất, từ đó đến nay, Sài Thành chính là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tỷ lệ đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế cả nước. Những năm trở lại đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành vùng đất màu mỡ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Một bài báo đăng trên Bloomberg cho biết rằng thành phố Hồ Chí Minh đã vượt Hà Nội về phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, không khó để nhận ra rằng Hà Nội – Hồ Chí Minh dường như được chia thành hai cấu trúc tương phản nhau. Nếu như thành phố Hồ Chí Minh phát triển kinh tế hơn, mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp cá nhân với nhịp sống sôi động, nhanh chóng thì ở Hà Nội, người ta lại bắt gặp một không khí yên bình, chậm rãi. Chính vì thế, mô hình doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thủ công tại Thủ đô Hà Nội luôn được ưa chuộng hơn là bán những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng. 

Văn hóa vùng miền cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc định hình nên văn hóa, môi trường kinh doanh của hai thành phố lớn nhất cả nước. Với Hà Nội – thủ đô của những làng nghề, nơi những giá trị văn hóa luôn được tôn vinh và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, do vậy, cộng đồng sáng tạo nghệ thuật của thành phố này ngày càng mạnh. Trong khi thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát triển nghệ thuật, nhưng đó là “những thứ nghệ thuật đẹp đẽ, dễ tiêu hóa”, trái ngược với người Hà Nội, thích sự nghiền ngẫm, mưa dầm thấm lâu. Nói về sự khác biệt văn hóa giữa hai thành phố lớn nhất Việt Nam, người sáng lập tổ chức The Onion Cellar Việt Nam cho rằng: “Đối với ‘hầu hết người Việt Nam’ đều thấy rõ sự khác biệt giữa hai thành phố này: “Sài Gòn – thương mại hóa, Hà Nội – sáng tạo”. Từ đó có thể thấy, khoảng cách giữa sự sáng tạo ở Hà Nội và sự thương mại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh là sự phổ biến điển hình ở mọi ngành văn hóa tại Việt Nam.

Thương mại điện tử “cú hích” xu hướng của kinh doanh thời trang 

Sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023 đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp thời trang, khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động và thậm chí đóng cửa. Mặc dù ngành thời trang không tránh khỏi những tác động tiêu cực, nhưng suy thoái không có nghĩa là không có cơ hội phát triển mới. Thị trường thời trang đang chứng kiến những thay đổi đáng kể trong năm 2024. Với sự gia tăng của công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người tiêu dùng có thể tiếp cận với các sản phẩm thời trang từ khắp nơi trên thế giới thông qua mạng Internet. Xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang.

Theo các nghiên cứu gần đây, gần 70% người dùng Facebook truy cập trang doanh nghiệp địa phương, trong khi 90% người trên Instagram theo dõi các thương hiệu yêu thích của họ bất kể quy mô và mức độ nổi tiếng. Điều này có nghĩa, nhờ mạng xã hội, cơ hội tiếp cận khách hàng của các thương hiệu lớn nhỏ đều không phân biệt độ tuổi, thị trường ngách và mọi thương hiệu đều có cơ hội “chiến đấu” để chiến thắng và hoạt động thành công trong mọi lĩnh vực, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt và biến động liên tục của nền kinh tế.

Với sự xuất hiện và trợ sức của sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp thời gian đầu mới thành lập có thể mở rộng và tiếp cận với với hàng triệu khách hàng cả trong và ngoài nước, điều này mở ra một thị trường tiềm năng rộng lớn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng quy mô hoạt động và thu hẹp khoảng cách về địa lý. Thương mại điện tử cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng để xây dựng và tăng cường thương hiệu, bằng việc sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể tạo dựng hình ảnh đồng nhất và gửi đến khách hàng một thông điệp thống nhất về giá trị của mình. Tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lỗi trong quá trình kinh doanh chính là một trong những điểm cộng lớn để các thương hiệu nội địa mới thành lập nên lựa chọn thương mại điện tử khi bắt đầu kinh doanh.

Ngoài ra, việc sử dụng thương mại điện tử còn cung cấp cho doanh nghiệp khả năng thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng một cách chi tiết, tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng, mở rộng kênh bán hàng và đa dạng hóa sản phẩm, cũng như cho phép doanh nghiệp nắm bắt thông tin về cách các đối thủ cạnh tranh hoạt động và tiếp cận khách hàng của họ,… dù thương hiệu được xây dựng ở bất kỳ thành phố nào trên cả nước.

SR Fashion Business Talk là tọa đàm được tổ chức bởi Style-Republik và SR Fashion Business School – trường kinh doanh thời trang đầu tiên tại Việt Nam. Chính thức quay trở lại Hà Nội sau 3 năm, SR Fashion Business Talk tiếp tục Ep.18 – với chủ đề “Kinh doanh thời trang: Hà Nội hay Sài Gòn? Đâu là cơ hội?” vào ngày 14.03.2024. Dưới sự dẫn dắt chị Trần Hà Mi – Co-Founder & CEO Style-Republik cùng những vị khách mời – những chuyên gia thực chiến trong lĩnh vực kinh doanh thời trang tại Việt Nam hiện nay.

Talkshow SR Fashion Business Talk Ep.18: “Kinh doanh thời trang: Hà Nội hay Sài Gòn? Đâu là cơ hội?” hứa hẹn giúp các chủ thương hiệu Việt, các bạn trẻ có ý định khởi nghiệp kinh doanh thời trang có được cho mình định hướng, thông tin chuẩn xác, kiến thức bổ ích và góc nhìn đa chiều, để chuẩn bị cho hành trang khởi nghiệp và thu được hiệu quả tối ưu nhất trong tương lai.

___________________________

Thông tin về sự kiện SR Fashion Business Talk Ep.18:

  • Thời gian: 9:00 AM – Thứ năm, 14/03/2024
  • Địa điểm: Rey Hotel – 14 Phố Lý Nam Đế, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Đăng ký tham dự: tại đây

Thực hiện: Khánh Hòa