Tích sử về Grillz: Những “bộ răng xa xỉ” được địa hạt thời trang sủng ái
Ngày đăng: 03/08/24
Như một phiên bản lấp lánh của niềng răng, vượt khỏi biên giới của dòng chảy hip-hop, grillz – những viên kim cương được trên răng nhanh chóng trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp xa xỉ, đẳng cấp trong thế giới thời trang.
Sơ lược về tích sử của Grillz
“Cái răng là gốc con người”, trước khi trở thành món đồ “flexing” của giới nhà giàu, đặc biệt là các rapper, ngôi sao hàng đầu, grillz vốn đã xuất hiện từ lâu trong nhân loại. Trở lại nền văn minh cổ đại, trong khoảng thời gian từ năm 800 trước Công nguyên đến năm 900 sau Công nguyên, người Etruscan sau đó là người Maya; đã dán hoặc đính những mảnh kim loại lên răng như một biểu tượng dành cho sự giàu có, cũng như là một cách thức để phân biệt các tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ.
Sau khi người dân cổ đại ở Etruria, Ý bị đế chế La Mã chinh phục, gần như toàn bộ tài liệu về họ đã bị thất lạc. Tuy nhiên, các cuộc khai quật đã phát hiện ra rằng người Etruscan đã trang trí răng của họ bằng các đường viền quanh răng làm bằng vàng. Tiến sĩ Jean Turfa, cộng tác viên nghiên cứu tại Penn Museum và nhà khảo cổ học chuyên về nền văn minh Etruscan, nói với POPSUGAR: “Các bộ phận giả của người Etruscan chỉ được làm bằng vàng và răng thật. Các nghi lễ chôn cất ở Etruria còn cho thấy những bộ đồ trang sức bằng vàng và bình hoa quý được dâng trong lăng mộ của giai cấp thống trị.”
Khác biệt rõ rệt so với những người Maya, người Etruscan thường khoe bộ răng của mình bằng cách dát vàng trên chúng. Theo Marshall Becker, nhà khảo cổ học và giáo sư nhân chủng học tại Đại học West Chester, kiểu trang trí răng này chính là nguồn cảm hứng cho xu hướng grillz đang thịnh hành ngày nay.
Gốc rễ của văn hóa hip-hop
Grillz vốn được cho là xuất thân từ nền văn hóa hip-hop có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, “niềng răng vàng” cũng rất phổ biến bên ngoài địa phận Hoa Kỳ, đặc biệt là với những người nhập cư gốc Phi hải ngoại. Vào những năm 1960, một số quốc gia Caribe phải đối mặt với nền kinh tế suy thoái và do đó, công dân của các quốc gia này bắt đầu rời bỏ các quốc gia giàu có hơn, như Mỹ. Bởi vì vàng là một cách rẻ hơn nhiều để lấp đầy các lỗ sâu răng vào thời điểm đó, nên nhiều người nhập cư không có điều kiện cũng bắt đầu sử dụng chiếc răng vàng thay thế để bảo vệ sức khỏe răng miệng, chứ thay vì là một tuyên bố thời trang. Vì vậy, khi những người nhập cư da màu bắt đầu di cư đến Brooklyn và Bronx vào những năm 1980, răng vàng trở nên cực kỳ phổ biến. Đương thời, thay vì trang trí kim loại, vàng, bạc, kim cương lên trên bề mặt răng, thì đương thời những chiếc răng vàng có vị thế nhiều hơn.
Grillz, trang sức dành cho răng ngày càng trở nên nổi tiếng nhờ sự nổi lên của hip hop miền Nam, với Eddie Plein được cho là một trong những người tiên phong đưa món trang sức “ngoại đạo” này trở thành một phần trong văn hóa hip-hop mainstream. Từ đó, làng mốt cũng chứng kiến được màn thay đổi ngoạn mục của Grillz, khi từ một nhu cầu nha khoa đến lúc được công nhận như một món phụ kiện thời trang, thậm chí là như một “thước đo” về độ chịu chi, chịu chơi của người mang. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lời đồn đoán khác về ai là rapper mang grillz đầu tiên, Kilo Ali và Raheem the Dream là hai “ứng cử viên” sáng giá. Tuy nhiên, “làn sóng” của Grillz trong văn hóa hip-hop vào cuối thập niên 80s càng thêm bùng nổ khi Slick Rick phát hành album đầu tay vào năm 1988. Nụ cười rạng rỡ cùng ba chiếc răng “nạm vàng, gắn kim cương” của nam rapper đã thay đổi ngành hip-hop mãi mãi.
Khi sự phổ biến của Grillz trong văn hóa hip-hop lên “nốt” cao trào nhất, những rapper ở New York khác cũng không thể tránh khỏi “cái bẫy” mê hoặc này như Just-Ice, Big Daddy Kane và Kool G. Rap. Làn sóng này được cho rằng đã bắt nguồn từ Eddie Plein, một người nhập cư Suriname, người đã bắt đầu chế tác ra những món trang sức dành cho răng trong căn hộ ở Brooklyn của mình sau khi làm hỏng một chiếc răng. Như chi tiết trong cuốn sách của Lyle Lindgren, “Mouth Full of Golds”, Plein đã được một nha sĩ tặng một chiếc răng bọc vàng. Nhưng vì không muốn gắn bó với chiếc miệng kim loại suốt đời. Anh ấy nảy ra ý tưởng về những chiếc “áo giáp” vàng tạm thời và bắt đầu bán chúng từ một tiệm cầm đồ ở Queens.
Trong thập kỷ tiếp theo, Grillz bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới. Các thành viên của Wu-Tang Clan RZA và Method Man để lại ấn tượng sâu sắc với bức hình được chụp cùng những chiếc răng nanh ma cà rồng bằng kim loại. Trong khi đó, Plein chuyển đến Atlanta, mở một cửa hàng mới tên là Eddie’s Famous Gold Teeth và tạo ra những bộ Grillz hào nhoáng cho OutKast, Goodie Mob, Lil Jon và Ludacris. Từ món trang sức thông thường, Grillz tạo nên một ngành công nghiệp đầy tiềm năng.
Đế chế Grillz của “bậc thầy” Johnny Dang
Nhắc đến một trong những “bậc thầy” trong đế chế Grillz, chắc chắn cái tên Johnny Dang không thể bỏ qua. Vào năm 1996, một người nhập cư Việt Nam tên là Johnny Đặng đã đặt chân đến mảnh đất Texas xa xôi, để chuẩn bị kế hoạch “lật đổ” ngành công nghiệp Grillz. Khi đang làm việc trong xưởng sửa chữa đồ trang sức của gia đình, Johnny Dang gặp Paul Wall, một rapper nổi tiếng Houston, sau khi phát hành một vài mixtape với rapper người Texas Chamillionaire. Năm 2002, Wall thuyết phục Johnny hợp tác kinh doanh với mình, kết hợp kỹ năng làm đồ trang sức, chế tác kim cương của Johnny với các mối quan hệ trong giới rap của Paul Wall, từ đó Johnny có cơ hội làm đồ trang sức kim cương cho hàng loạt tên tuổi lớn.
Sự thành công vang dội của Johnny Dang trong đế chế Grillz ít nhiều cũng trở thành nguồn động lực to lớn dành cho sự ra đời, và phát triển của các thương hiệu Việt trong ngành công nghiệp trang sức này. Một trong số đó có Make Wealth Jewelry (MW Jewelry).
Make Wealth Jewelry (MW Jewelry) – “Ngọn đuốc” sáng tỏ hy vọng trong địa phận Grillz Việt Nam
Không chung lối với nhiều nhà kim hoàn trong nước và trên thế giới, Make Wealth Jewelry (MW Jewelry) được Phong Nguyễn thành lập với sự tôn vinh mỗi cái tôi khác biệt thông qua những kiệt tác trang sức đẳng cấp. Được nuôi dưỡng trong gia đình đã và đang làm trong ngành kim hoàn hơn 2 thập kỷ, Phong Nguyễn vốn đã sớm thừa hưởng đam mê cháy bỏng cũng như kinh nghiệm để có thể lèo lái một thương hiệu trang sức có sứ mệnh hoàn toàn khác.
MW Jewelry để lại cột mốc ấn tượng đầu tiên với những “bộ hàm xa xỉ”, grillz được chế tác riêng cho nhiều rapper Việt, từ Suboi, Đạt Maniac, cho đến Lăng LD. Không quá tuân thủ những quy ước chế tác truyền thống của ngành trang sức, thế mạnh của MW Jewelry là khả năng bắt nhịp xu hướng, thậm chí đi trước thời đại với các kiểu dáng trẻ trung, thời thượng và mang tính sáng tạo cao. Những tuyệt tác trang sức của “vũ trụ” MW Jewelry không đơn thuần là những món đồ có giá trị cao về vật chất, mà còn ẩn chứa từng bản sắc của người mang. Chúng còn ẩn chứa những linh hồn của các nghệ nhân đã tốn biết bao công sức chế tác.
Chameleon Collection – Người phụ nữ “tắc kè hoa”
Bên cạnh những bộ grillz, naits hay các món phụ kiện/ đồ vật được đính đá, dát vàng theo yêu cầu, MW Jewelry còn là một thương hiệu trang sức đa nhiệm, khi ra mắt bộ sưu tập trang sức mới. Mang tên “Chameleon”, bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các loại bò sát, đặc biệt là tắc kè hoa, để mô phỏng nên chân dung người phụ nữ quyến rũ, hiện đại, và làm chủ được bản thân. Từ những đặc điểm nổi bật của tắc kè hoa: đôi mắt có khả năng xoay 360 và quan sát đa điểm, da có thể thay đổi linh động theo môi trường xung quanh, MW Jewelry mô phỏng khả năng thích ứng, và biến đổi, phản ánh bản chất nữ tính của người phụ nữ hiện đại – đa nhiệm, linh hoạt và dễ dàng thích ứng với môi trường xung quanh. Từng sản phẩm trong bộ sưu tập từ nhẫn, hoa tai, đến vòng tay đều đặc trưng với kiểu dáng tạo hình tắc kè hoa mềm mại, được nhà thiết kế và các nghệ nhân MWJ chăm chút tỉ mỉ, trên từng đường nét với vàng 18k và kim cương đính tinh xảo ở các chi tiết mắt và theo phần thân.
Bên cạnh hình ảnh tắc kè hoa, bộ sưu tập của “Chameleon” của MWJ còn được lấy cảm hứng trực tiếp từ nữ rapper Việt nổi tiếng – Suboi. Âm nhạc của Suboi luôn được đánh giá ẩn chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu xa, bàn luận về những vấn đề còn tồn đọng trong xã hội, gắn liền với câu chuyện về tính nữ. Trong MV mới ra mắt “Dâu thiên hạ”, câu chuyện phụ nữ về nhà chồng làm dâu. Trong khi phải quán xuyến mọi chuyện từ trong là ngoài, gánh vác cực nhọc lẫn căng thẳng trên đôi vai gầy, họ không được “than phiền”, ngược lại còn phải hiền hòa, chiều lòng tất cả mọi người, phải luôn “đẹp, giỏi giang và kiêu sa”.
Sự mạnh mẽ, đa nhiệm của người phụ nữ đó cũng chính là hình tượng cốt lõi mà MWJ muốn truyền tải trong suốt bộ sưu tập mới, lẫn quá trình xây dựng thương hiệu. Trong MV mới nhất, Suboi tiếp tục lựa chọn MWJ đồng hành trong bộ grillz lấp lánh mới.
Nếu những câu từ trong lời rap của Suboi luôn mang một thái độ ngông, chống đối mọi định kiến xã hội, thì phong cách thời trang của nữ rapper cũng chẳng bao giờ khuất phục trước muôn vàn quy ước truyền thống. Sự kết hợp giữa Suboi và MW Jewelry là một cuộc gặp gỡ độc đáo giữa âm nhạc và trang sức cao cấp, giữa hai tâm hồn tự do, không chịu được gọng kìm định kiến. Cả hai đều có một sứ mệnh chung là tôn vinh sắc son, giá trị của phụ nữ, cũng như hiện thực hóa hình ảnh của người phụ nữ độc lập, tự tin, dám nghĩ dám làm.
Thực hiện Dory