Ai bảo đồ ngủ chỉ có thể mặc ở nhà?

Ngày đăng: 27/04/22

Khi thời đại “mở cửa” và cởi mở với tất cả mọi xu hướng, đồ ngủ hay đồ mặc nhà lại tiếp tục thịnh hành, đặc biệt sau ảnh hưởng của dịch bệnh. Trở lại trong mùa này, quay về về nhịp sống bình thường hội tín đồ giờ đây đã sẵn sàng mặc đồ ngủ ra khỏi nhà!

Thế giới quần áo ngủ là một thế giới không ngừng biến đổi để có thể chạy theo những xu hướng một cách liên tục, thậm chí luôn đột phá khỏi những quy định cứng nhắc trong quá khứ. Nếu ngày trước đồ ngủ chỉ bị giới hạn trong không gian mặc ở phòng ngủ hay những ngày nghỉ ngơi ở nhà thì có lẽ các xu hướng trên đường đua thời trang hiện tại nên “cẩn thận” với trào lưu mặc đồ ngủ nhé!

Dù có lẽ là trào lưu phổ biến hiện nay nhưng đồ ngủ đã khuấy động địa hạt thời trang, khi được tái hiện trên màn bạc từ đó cũng ghi dấu ấn trong văn hóa đại chúng. Suốt dòng thời gian đồ ngủ đã gây ấn tượng trong phim không ít lần như set đồ ngủ của Michelle Pfeiffer trong bộ phim Scarface năm 1983, chiếc đầm ngủ pyjama quyến rũ của Audrey Hepburn trong bộ phim kinh điển Điểm tâm ở Tiffany’s và cả những chiếc váy ngủ huyền thoại trong bộ phim làm nên tên tuổi của Sofia Coppola – The Virgin Suicides. Trong mùa giải thời trang 2018, đồ ngủ trở nên nổi tiếng hơn trên đường băng với BST Ready-to-Wear của Vaquera trong khuôn khổ New York Fashion Week, một chiếc váy phom dáng thoải mái của đồ ngủ nhưng lại vô cùng phù hợp khi xuất hiện trên thảm đỏ. 

Lịch sử của quần áo ngủ (sleepwear) có thể được bắt nguồn từ nhiều năm trước, từ đồ mặc nhà ở Ấn Độ cho đến sự nổi lên của bộ đồ ngủ “Baby Doll” được phụ nữ mặc vào những năm 1960. Nhưng có lẽ điều thú vị nhất là nó đã vượt ra khỏi phòng ngủ và ra ngoài ánh sáng ban ngày, “sánh vai” cùng các items thời khác, nhưng với sự linh hoạt, quần áo ngủ ngày nay không chỉ giúp bạn đẹp trên giường mà còn trở nên sành điệu trên phố. Qua nhiều thập kỷ, quần áo ngủ luôn thể hiện cá tính đặc biệt của mình, luôn mở rộng độ linh hoạt,…nhưng sự giao thoa này, ranh giới giữa quần áo mặc nhà và ngoài phố đã bị lu mờ từ khi nào và như thế nào?

Nữ hoàng cuối cùng của nước Pháp – Marie Antoinette là người tiên phong trong công cuộc xóa nhòa ranh giới mặc quần áo ban ngày và ban đêm. Đương thời, hoàng hậu rất thích dành thời gian ở lâu đài Petit Trianon, một chốn bình yên mà cô có thể “giả” làm một cô gái quê mùa, giản dị và tạm “tránh mặt” với những hạn chế nghiêm ngặt của hoàng gia. Tại đây, Vương hậu cũng có thể thoát khỏi sự ràng buộc khó chịu từ chiếc corset hay những chiếc tùng váy nặng nề và giải phóng cơ thể bằng thiết kế mỏng, nhẹ, bay bồng bềnh. 

Năm 1783, Marie Antoinette được vẽ trong một trong một chiếc áo choàng chemise mỏng; một chiếc váy cotton màu trắng, thoáng mát. Chúng có thể không hợp với con mắt đương thời của chúng ta, nhưng chiếc váy giống như một món đồ ngủ, không phải trang phục thời trang dành cho một nữ hoàng. Cũng vì lý do đó, bức chân dung đã náo động trong cộng đồng người Pháp, không chỉ vì nó được làm bằng bông, một loại vải phi lụa đặc biệt không phải của Pháp, mà còn vì vẻ ngoài như “không mặc gì” của chúng. Hình ảnh nữ hoàng trong trang phục có vẻ như là một bộ quần áo mặc ở nhà để nghỉ ngơi được xem là sự thiếu tôn trọng đối với vị trí của bà cũng như đối với hệ thống chính trị của Pháp. Bức tranh đã gây náo động khi nó được công bố, thậm chí nó đã bị loại khỏi cuộc triển lãm. Nhưng, như thường lệ, những xu hướng được cho là không phù hợp khi mới bắt đầu xuất hiện thì cuối cùng lại trở thành mốt. Và kiểu áo choàng chemise này đã trở nên phổ biến vài thập kỷ sau đó vào đầu thế kỷ 19 – hãy nghĩ rằng những chiếc váy Empire/Regency dresses đầu thế kỷ 19 giống như một cuốn tiểu thuyết của Jane Austen. 

Từ đó đến nay các thương hiệu đã và đang tạo ra những biến thể đồ ngủ dựa trên các bộ quần áo ngủ truyền thống mà Marie Antoinette từng yêu thích từ những set đồ pyjama, váy ngủ, đến đầm ngủ cocktail với đa dạng loại chất liệu không chỉ thoải mái mái mà còn sang trọng, thời thượng. Có lẽ chính sự gần gũi, dễ chịu mà quần áo ngủ đã tác động mạnh mẽ về mặt cảm xúc của các nhà thiết kế và trở thành nguồn cảm hứng bất tận. 

Thực hiện: Huỳnh Trân

Theo L’Officiel USA