AI có thực sự phân biệt được chính xác hàng giả trong ngành thời trang?

Ngày đăng: 04/12/24

Kể từ khi được đưa vào cuộc sống hàng ngày, AI đã biến đổi quy trình làm việc của nhiều ngành công nghiệp và bắt đầu giải quyết nhiều vấn đề mà nhân loại không thể làm được nhờ sự nhanh nhạy và độ chính xác của nó – mặc dù vẫn còn phải tốn nhiều thời gian hơn mới có thể trở nên hoàn hảo.

Với sự ‘lên ngôi’ của thời trang secondhandthương mại điện tử xa xỉ trực tuyến, bao gồm các kênh bán hàng trực tiếp của thương hiệu hoặc nhà bán lẻ, AI dường như là một giải pháp khả thi mà các thương hiệu sử dụng để chống lại nạn buôn bán hàng giả, một hiện tượng phát triển cùng với thời trang và không chỉ đe dọa danh tiếng của các thương hiệu mà còn cả lòng tin của người tiêu dùng. 

How AI Can Protect Retailers and Consumers From Counterfeits

Từ câu ấy, có thể bạn sẽ nghĩ rằng trí tuệ nhân tạo có thể giúp xác định một chiếc túi Dior là thật hay giả chỉ từ một bức ảnh liệu được chụp ở chợ trời hoặc một tác phẩm lưu trữ được đấu giá trên eBay có đáng tin hay không nhưng thực tế thì khó làm được như thế. Theo báo cáo của WWD, không chỉ hàng giả tiếp tục gia tăng mà AI vẫn chưa thể xác định một cách rõ ràng và tuyệt đối tính xác thực của sản phẩm.

Trong một vài trường hợp như trên các sàn thương mại điện tử eBay, Amazon,… họ đã tích hợp hệ thống kiểm tra tự động để phát hiện hàng giả, nhưng hệ thống này không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi khi, AI đã đánh giá sai, chúng xác định một sản phẩm chính hãng là hàng giả. Và bài đăng bán sản phẩm có thể bị ẩn hoặc bị xóa khỏi nền tảng, gây thiệt hại cho người bán và làm gián đoạn giao dịch. Vậy thì câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu AI có thực sự giỏi trong việc phát hiện hàng giả hay không?

Vậy thì câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu AI có thực sự giỏi trong việc phát hiện hàng giả hay không?

Artificial Intelligence Is Combatting Counterfeit Luxury Goods - Racked
Ở nhiều con phố, bạn sẽ không khó để bắt gặp những chiếc túi xa xỉ được bày bán ngoài trời với những mức giá rẻ đến khó tin

Khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ với tốc độ và độ chính xác của AI khiến nó trở thành ‘đồng minh’ có giá trị trong cuộc chiến chống hàng giả. Các công cụ như Entrupy, một công cụ xác thực được hỗ trợ bởi AI, tự hào có độ chính xác 99,1% trong việc xác định sản phẩm chính hãng so với hàng giả, kiểm tra các chi tiết cực nhỏ như đường khâu, logo và kết cấu vật liệu — vượt xa khả năng của con người. Năm 2023, Entrupy đã có thể phân tích các mặt hàng xa xỉ trị giá 5 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 2 tỷ USD năm 2022 và 1,7 tỷ USD năm 2021. 

Cơ sở dữ liệu hình ảnh tham chiếu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển AI nhằm phát hiện hàng giả. Việc tăng gấp đôi số lượng hình ảnh từ 25 triệu lên 50 triệu cho thấy nỗ lực cải thiện khả năng học hỏi của AI, giúp nó trở thành một “thám tử kỹ thuật số” hiệu quả hơn trong việc xác định tính xác thực của các sản phẩm. Tuy nhiên, bất chấp mức độ chính xác cao này, báo cáo thường niên của Entrupy, State of the Fake, phát hiện ra rằng, qua nhiều năm tiến triển, tỷ lệ sản phẩm không thể xác minh hoặc có khả năng là hàng giả đã tăng thay vì giảm, tăng từ 8,1% vào năm 2022 lên 8,7% vào năm 2023. 

AI Takes on the Fashion Industry's Counterfeit Problem | BoF
Authentique đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với công ty phần mềm Alitheon của Mỹ trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang đang đấu tranh chống hàng giả và gian lận trong khâu trả hàng

Hàng giả đang ngày càng được làm tinh vi hơn, đến mức các công cụ xác thực kỹ thuật số, dù hiện đại, vẫn chưa thể phát hiện hiệu quả mọi trường hợp. Điều này nhấn mạnh rằng những kẻ làm giả có vẻ như đang đi trước một bước so với các công nghệ xác thực. Theo WWD, những kẻ làm hàng giả không chỉ bắt kịp AI mà còn tận dụng nó để tạo lợi thế cho mình. Các công cụ sản xuất tiên tiến, chẳng hạn như in 3D và phần mềm thiết kế dựa trên AI, đã dẫn đến việc tạo ra hàng giả không chỉ sao chép vẻ ngoài mà còn cả chất lượng xúc giác của các sản phẩm xa xỉ, khiến việc phân biệt hàng giả với hàng thật ngày càng khó khăn.

Các công cụ sản xuất tiên tiến, chẳng hạn như in 3D và phần mềm thiết kế dựa trên AI, đã dẫn đến việc tạo ra hàng giả không chỉ sao chép vẻ ngoài mà còn cả chất lượng xúc giác của các sản phẩm xa xỉ, khiến việc phân biệt hàng giả với hàng thật ngày càng khó khăn.

Năm 2023, Amazon đã đầu tư hơn 1,2 tỷ đô la vào cuộc chiến chống hàng giả, huy động hơn 15.000 chuyên gia, bao gồm các nhà khoa học máy học, nhà phát triển và điều tra viên, để kết hợp trí tuệ nhân tạo với chuyên môn của con người. Cùng năm đó, hơn 700.000 người bán hàng giả đã bị chặn, hơn 50 cuộc truy lùng online được thực hiện với sự hợp tác của cơ quan thực thi pháp luật và thu giữ 7 triệu sản phẩm giả mạo – một con số đáng kể, nhưng không là gì so với tất cả các sản phẩm giả mạo. 

@vestiairecollective

Our hardest authentication challenge yet: taking to the streets of NYC to see if anyone can spot the fake Dior Saddle Bag. (Sorry, Libras). Could you guess which Dior is the fashion faux pas? And from the weight, to the fabric, to the hardware, what do you think gave it away? #tiktokfashion #realorfake #diorsaddlebag

♬ Rock and Roll Session – Canal Records JP

Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác Thực thi Pháp luật của Liên minh Châu Âu – cũng được trích dẫn trong bài báo của WWD – hàng giả ước tính chiếm đến 2,5% thương mại toàn cầu, tương đương 461 tỷ USD hàng năm. Một số báo cáo, trong đó có báo cáo từ Hội đồng Phòng chống Tội phạm Quốc gia, ước tính thiệt hại do vấn đề này gây ra có thể lên tới 2 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2023. Điều này làm nổi bật mức độ nghiêm trọng và quy mô rất lớn của vấn đề, đòi hỏi sự quan tâm và giải pháp cấp bách. 

Entrupy price clearance
Thiết bị cầm tay hỗ trợ AI này của Entrupy có thể cho biết một chiếc túi xa xỉ là thật hay giả

Những kẻ làm giả hiện nay có khả năng làm giả rất nhiều thứ, từ mã QR đến công nghệ blockchain, gây khó khăn lớn cho việc xác minh sản phẩm thật hay giả. Điều này mang đến nhiều thách thức trong việc bảo vệ chống lại hàng giả, dù có những dịch vụ kiểm tra. Kết quả là không chỉ các dấu hiệu nhận diện không đáng tin cậy, mà ngay cả các hệ thống AI cũng không thể nhận diện được hàng giả mới nhất, vì chúng chỉ có thể nhận diện các sản phẩm giả đã được ghi nhận trước đó.

Những kẻ làm giả hiện nay có khả năng làm giả rất nhiều thứ, từ mã QR đến công nghệ blockchain, gây khó khăn lớn cho việc xác minh sản phẩm thật hay giả. Điều này mang đến nhiều thách thức trong việc bảo vệ chống lại hàng giả, dù có những dịch vụ kiểm tra.

Điều chắc chắn duy nhất là chỉ riêng AI thôi là không đủ. Để công nghệ phát hiện hàng giả hiệu quả, cần phải có sự áp dụng rộng rãi, huấn luyện kỹ lưỡng, và một sự hợp tác giữa các thương hiệu, chính phủ và các nhà cung cấp công nghệ. Điều này sẽ bao gồm việc kết hợp công nghệ AI, luật pháp chặt chẽ và sự nhận thức của cộng đồng.

Khi AI phát triển, khả năng chống hàng giả của nó chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều hơn, nhưng vẫn cần có sự tham gia của con người. Cho đến lúc đó, ngành hàng xa xỉ – và nhiều ngành hàng khác – vẫn phải ‘sống chung’ với hàng giả nhưng chúng ta sẽ cùng nhau hợp sức chống lại chúng. 

Thực hiện: Mỹ Tâm