Bí mật ít ai biết về “địa hạt” thời trang trên những thước phim 

Ngày đăng: 13/01/24

Là một công việc đứng sau ánh hào quang, thậm chí thường bị lãng quên, thời trang phim và vai trò của các nhà thiết kế trang phục cho điện ảnh có ý nghĩa quan trọng hơn chúng ta nghĩ. 

Vượt xa khỏi chức năng bảo vệ và che chắn cơ thể, quần áo hay thời trang được chúng ta sử dụng như một cách thức xây dựng, truyền tải những câu chuyện của cá nhân, cũng như những cá tính, suy nghĩ không thể diễn tả bằng lời. Mục đích này đã được sử dụng từ những ngày đầu trong địa hạt thời trang điện ảnh. Một hình tượng nhân vật trong phim không đơn thuần được mô tả bằng các tính cách của nhà biên kịch hay đạo diễn tạo ra, mà còn được tạo thành bằng ngôn ngữ thời trang, từ kiểu dáng, màu sắc thậm chí các kiểu phối trang phục. Họ vừa giao tiếp với người xem bằng các đoạn hội thoại, phân cảnh để đời, vừa gây ấn tượng khó phai trong lòng khán giả bằng một thứ ngôn ngữ không cần nói – ngôn ngữ kỳ diệu, mang tính tượng hình cao từ thời trang. Cho dù đó là một nhân vật mặc bộ vest được thiết kế riêng để thể hiện uy quyền hay một cá nhân chọn trang phục dạo phố để thể hiện sự gắn kết với văn hóa, tầm quan trọng của tạo hình nhân vật chưa bao giờ bị phủ nhận. 

Thiết kế trang phục trong ngành điện ảnh là một thế giới rộng lớn và thú vị bao gồm việc nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử thời trang, trang phục cũng như kỹ thuật may mặc. Trong một thế giới mà phong cách nói lên nhiều điều, thời trang trở thành công cụ thể hiện bản thân, cho phép chúng ta xây dựng những câu chuyện về bản thân, thậm chí cả địa vị của mình trong xã hội. Tương tự, nhiệm vụ của các nhà thiết kế trang phục phim cũng phục vụ cho việc giúp những nhân vật trở nên sống động trên màn ảnh, thông qua tủ quần áo được tuyển chọn cẩn thận, khẳng định những câu chuyện và làm sao có thể khai thác được tính cách độc đáo của họ. Hãy nghĩ đến hình ảnh Audrey Hepburn trong chiếc little black dress trong bộ phim “Breakfast at Tiffany’s” kinh điển, bộ tracksuit màu vàng mà Uma Thurman mặc trong “Kill Bill”, hay hàng loạt bộ cánh trong “Star Wars”… tất cả những thiết kế và kiểu dáng mang tính biểu tượng đã xuất hiện trong lịch sử điện ảnh và trở thành dấu ấn không thể xóa nhòa trong văn hóa đại chúng.

Thực tế, công việc của các nhà thiết kế trang phục đóng góp nhiều hơn tất cả các hoạt động sản xuất kỹ nghệ, phần hậu kỳ làm phong phú thêm hình ảnh của diễn viên, thậm chí còn hơn khả năng thể hiện nhân vật của các diễn viên. Tuy nhiên, những đóng góp của những “anh hùng” đó thường bị lãng quên, hay bị bỏ qua khi phân tích các yếu tố quan trọng giúp bộ phim thành công. Bởi lẽ, công việc của những nhà thiết kế trang phục cho phim không chỉ là cách chọn đồ phù hợp với cá tính nhân vật, mà họ còn phải đảm bảo rằng các tạo hình đó phải phù hợp với bối cảnh thời đại mà bộ phim đó công chiếu. Công việc đó chẳng hề dễ dàng, họ phải đảm nhận luôn việc dự đoán được các xu hướng, bởi lẽ việc lên ý tưởng trang phục phi thường được thực hiện ở giai đoạn sớm nhất của một bộ phim. Chưa kể đến, các nhà thiết kế trang phục phim còn phải khiến những tạo hình nhật vật trở thành công cụ thúc đẩy doanh số bán hàng cho thị trường thời trang bằng cách đánh thẳng vào thị hiếu của công chúng.

Nhà thiết kế trang phục phim và mối quan hệ với thời trang

Mối quan hệ giữa điện ảnh và thời trang được hình thành theo hai cách khác nhau theo từng giai đoạn riêng biệt. Ban đầu, chính các nhà thiết kế trang phục trong phim là người gây ảnh hưởng đến thời trang, những bộ trang phục trên màn ảnh của họ đã tạo nên dấu mốc quan trọng trong bối cảnh thời trang ngoài đời thực. Sau đó đến lượt các nhà thiết kế thời trang bước vào màn ảnh bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Với các thiết kế được custom riêng dành cho những nhân vật cụ thể hay buổi ra mắt phim, đã có không ít nhà thiết kế trở thành “ngôi sao sáng” trên màn ảnh rộng.  Mặt khác, định nghĩa về nhà thiết kế trang phục chuyên nghiệp chỉ mới được thành lập vào khoảng những năm 1920. Và phải đến năm 1948, lễ trao giải lớn nhất nhì ngành điện ảnh – Oscar mới cho ra đời giải thưởng “Best Costume Design”. Mười năm sau, mỗi hãng phim bắt đầu thiết lập các bộ phận thiết kế trang phục với một người đứng đầu. 

Có nhiều điểm tương đồng giữa nhà thiết kế thời trang thông thường (fashion designer) và các nhà thiết kế trang phục phim (costume designer). Đầu tiên, công việc của cả hai đều phụ thuộc vào cơ thể và thẩm mỹ của người mặc. Tiếp theo, nếu các sàn diễn thời trang đem đến hàng loạt xu hướng ngoài đời thực, thì những thước phim là cách mà những costume designers tung ra những trào lưu ăn mặc khiến làng mốt mong mỏi có thể mặc ngoài đời thực. Nói đến thành công này, không thể không nhắc đến đóng góp to lớn từ những stylist. Điển hình, từ cuối những năm 1960, stylists đã giúp tạo nên hiệu ứng thực tế cho tạo hình nhân vật, giúp kiểu dáng của các nhà thiết kế trang phục không còn phi thực tế. 

Những nhà thiết kế trang phục phim lừng danh từ quá khứ đến hiện tại

Edith Head 

“Những gì một nhà thiết kế trang phục làm là sự kết hợp hoàn hảo giữa ma thuật và nghệ thuật ngụy trang. Chúng tôi tạo ra ảo ảnh, biến các diễn viên thành một hình tượng khác biệt hoàn toàn. Chúng tôi cũng khiến người xem tin rằng tạo hình của chúng tôi tạo ra đều là thật.” Đây là cách costume designer nổi tiếng nhất trong toàn bộ lịch sử điện ảnh mô tả nghề nghiệp về của mình. Là người từng đoạt nhiều giải thưởng, như một minh chứng cho giá trị tác phẩm của mình, Edith Head đã nhận được 35 đề cử Oscar và 8 giải thưởng danh giá này. Thành tích này vẫn là một kỷ lục cho đến ngày nay. Điều này khiến bà trở thành người phụ nữ giành được nhiều giải Oscar và được đề cử nhất, thậm chí bà còn được tặng một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng ở Los Angeles. Nữ nhà thiết kế trang phục này là một người phụ nữ tự do, táo bạo và sáng tạo.

Dù có bao nhiêu thế hệ nhà thiết kế trang phục mới, ngày nay Edith Head vẫn là một huyền thoại đối với thế giới điện ảnh quốc tế cũng như đối với tất cả các tín đồ thời trang, những người trong nhiều năm qua đã bị mê hoặc bởi trang phục của bà, vốn đã xuất hiện trong một số bộ phim nổi tiếng và mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại như Cary Grant, Paul Newman, Elizabeth Taylor, Lana Turner, Steve McQueen, Ingrid Bergman, Audrey Hepburn và Grace Kelly, những kiệt tác nổi tiếng nhất của cô phải kể đến Funny Face, Thief Hunting, Breakfast at Tiffany’s, Rear Window và Roman Holiday.

Edith Head đã đi trước thời đại khi từng cho rằng việc tạo hình một nhân vật là rất quan trọng, đó không chỉ công việc của các diễn viên và người viết kịch bản mà còn là sự hợp tác của tất cả các vai trò, bao gồm cả vai trò của nhà thiết kế trang phục. Sự nghiệp của bà đạt đến đỉnh cao nhờ tài năng may những bộ váy đáng mơ ước, nhưng không chỉ có vậy. Bà đã từng đồng cảm với những diva của mình, biến ngôn ngữ sáng tạo của mình làm thứ có thể hài lòng được người mặc. Bà lắng nghe họ và chiều theo nhu cầu của họ, điều mà các đồng nghiệp của bà không bao giờ có thể làm được.

Irene Sharaff

Chỉ đứng sau Edith Head về danh hiệu, Irene Sharaff trở nên nổi tiếng nhờ tài năng và sự hiểu biết của mình về trang phục lịch sử. Những thiết kế của bà không chỉ có ảnh hưởng đến thế giới thời trang mà còn ảnh hưởng đến cả thiết kế nội thất. Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình, khi cộng tác với nhiều đạo diễn nổi tiếng, nổi bật nhất là Vincente Minnelli, và tạo hình cho những ngôi sao quyến rũ như Elizabeth Taylor và Judy Garland, bà tiếp cận và tạo ra những diện mạo trong lịch sử với độ chính xác vượt xa tiêu chuẩn Hollywood.

Được trời phú cho năng khiếu hội họa sống động, bà đã mang đến cho Hollywood những năm 1940 và 1950 với vẻ đẹp vui tươi đặc trưng bằng sự kết hợp màu sắc kỳ lạ và táo bạo, quen thuộc từ nhạc kịch và ba lê Broadway, đôi khi thách thức các bảng màu của các chuyên gia tư vấn Technicolor. Một số kiệt tác của bà không thể không nhắc đến West Side Story, The King and I, Cleopatra, và Who’s Afston of Virginia Woolf?

Deborah Nadoolman Landis

Cho đến nay, một trong những diện mạo đáng nhớ nhất trong điện ảnh hiện đại, với các thiết kế tùy chỉnh kết nối liền mạch với bối cảnh của phim, là tác phẩm từ costume designer – Deborah Nadoolman Landis. Cô đã thiết kế hơn 500 bộ trang phục cho bộ phim kinh điển đình đám “Coming to America”, được lấy cảm hứng từ phong cách thẩm mỹ “New Look” đầu những năm 50 của nhà thiết kế thời trang huyền thoại Christian Dior. Tác phẩm của Deborah Nadoolman không chỉ có ảnh hưởng trong giới điện ảnh, mà còn lan tỏa rộng rãi đến văn hóa đại chúng. Và chiếc áo khoác màu đỏ kinh điển của “ông hoàng nhạc Pop”, Michael Jackson mặc trong “Thriller”. 

Colleen Atwood

Có ai không biết đến Tim Burton? Một trong những lý do khiến khán giả có thể nhận ra được phim của Tim Burton không chỉ là các tình tiết huyền ảo, mà còn nhờ vào công sức của nhà thiết kế trang phục Colleen Atwood, người đã cộng tác với Tim Burton trong vô số dự án, bao gồm Edward Scissorhands, Mars Attacks!, The Mystery of Sleepy Hollow, Big Fish, Sweeney Todd, Alice in Wonderland, Big Eyes, and Dumbo. Giành được 4 giải Oscar trong số 12 đề cử, bà và tài năng phi thường được ví von như “bà tiên” chỉ có trong những bộ phim cổ tích. Bên cạnh những thành công trong việc tạo ra các diện mạo phi thực tế cho các bộ phim thần kỳ, Colleen Atwood còn thành công không kém trong việc khắc họa các tác phẩm hiện thực và đương đại, củng cố danh tiếng của mình với tư cách là một trong những nhà thiết kế trang phục hàng đầu.

Orry-Kelly

Orry Kelly nổi tiếng là một trong những người đầu tiên thực hiện các thiết kế trang phục lấy nhân vật làm trung tâm cũng như sự chú ý đặc biệt đến các chi tiết trang phục. Ông gây ấn tượng với tài năng sử dụng lý thuyết ánh sáng để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục. ​​Orry-Kelly bắt tay với Bette Davis, tạo nên một trong những cặp đôi ngôi sao và costume designer nổi tiếng nhất màn ảnh. Trong hơn 30 năm, những sáng tạo của ông đã ảnh hưởng đến thời trang phụ nữ Mỹ, khi hàng triệu phụ nữ đã sao chép những chiếc váy của Ingrid Bergman trong “Casablanca”.

Sau một thời gian dài làm việc với Warner, ông chuyển sang Fox, sau đó, từ năm 50 đến 64, ông làm việc với tư cách là costume designer tự do cho các hãng phim lớn. Kinh nghiệm làm việc ở Broadway đã giúp ông rất nhiều trong việc dàn dựng các vở nhạc kịch điện ảnh lớn như “An American in Paris” và “The Girls” – tác phẩm đã mang về cho anh ấy hai giải Oscar. Orry-Kelly đã giành được “tượng vàng” thứ ba cho “Some Like It Hot”.

Ruth Carter

Những thành tựu đáng chú ý của Ruth Carter tiếp tục tỏa sáng khi bà giành được Giải Oscar cho “Black Panther” và phần tiếp theo của nó, “Black Panther: Wakanda Forever”. Cả hai đã giúp bà củng cố vị trí của mình trong lịch sử thời trang màn ảnh. Bà trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành chiến thắng ở hạng mục Costume Design và làm nên lịch sử khi là người phụ nữ da đen đầu tiên giành được nhiều giải Oscar.

Trong suốt sự nghiệp lẫy lừng của mình, các thiết kế trang phục của Ruth là mô hành trình trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, đỉnh cao là một câu chuyện mạnh mẽ “kể” về những trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi. Từ câu chuyện thế hệ về “Roots” đến cuộc nổi dậy của nô lệ thế kỷ 19 ở “Amistad”, từ mô tả về kỷ nguyên dân quyền trong “Malcolm X” và “Selma” đến cách kể chuyện đáng suy ngẫm trong “The Butler”. Trang phục của Ruth đóng vai trò phản ánh tác động văn hóa của Motown trong “Sparkle”, cuộc đấu tranh chống lại áp bức vào những năm 1980 mà Brooklyn miêu tả trong Do the Right Thing, và những xung đột nội tâm mà một siêu anh hùng đang phải đối mặt khi vật lộn với di sản vương quốc của mình trong “Black Panther”.

Ảnh hưởng nghệ thuật của Carter nằm ở khả năng kết nối nhiều thế hệ người xem thông qua những diễn giải mang tính thẩm mỹ về chủng tộc, chính trị và văn hóa trên màn ảnh lớn. Với sự hiểu biết sâu sắc về các nhân vật cũng như cách sử dụng màu sắc và kết cấu tinh tế, Ruth đã đóng vai trò then chốt trong việc định hình phong trào Afrofuturism trong hơn bốn thập kỷ – một phong trào thẩm mỹ pha trộn giữa khoa học viễn tưởng, lịch sử và giả tưởng để khám phá sự giao thoa giữa văn hóa cộng đồng người châu Phi với khoa học và công nghệ.

Milena Canonero

Milena Canonero, học trò của nhà thiết kế trang phục vĩ đại Piero Tosi, tự hào với 9 đề cử Oscar và 4 “tượng vàng” giành được cùng với một số đạo diễn đình đám Stanley Kubrick, người đã cùng cô xuất hiện lần đầu trong “A Clockwork Orange” năm 1971. Được các nhà phê bình công nhận là Người phụ nữ của trang phục Ý (The Lady of Italian Costumes), Milena Canonero, là một trong những nhà thiết kế trang phục nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh ngày nay. Cô sinh ra ở Turin, Ý, và chuyển đến Genoa, Ý, nơi cô đã học nghệ thuật và lịch sử trang phục.

Sau đó, cô đến sống ở London vào những năm đầu tuổi đôi mươi và thấy mình chìm đắm trong nhịp sống sôi động của London vào những năm 1960. Trong bầu không khí biến đổi sâu sắc và mới lạ, Milena gặp được người đàn ông sẽ thay đổi sự nghiệp của cô mãi mãi: Stanley Kubrick. Anh ta ngay lập tức nắm bắt được tiềm năng phi thường của người phụ nữ này và chọn cô làm nhà thiết kế trang phục cho “A Clockwork Orange” và “Barry Lindon”. Những bộ phim giúp Milena giành được Giải Oscar đầu tiên.

Kể từ đó, bà gặt hái được thành công này cho đến thành công khác. Năm 1982, bà giành giải Oscar thứ hai cho bộ phim “Moments of Glory” của Hugh Hudson, và vào năm 2007, chúng ta lại chứng kiến chiến thắng của bà với bộ phim “Marie Antoinette” của Sofia Coppola. Giải Oscar gần đây nhất là vào năm 2015 với tác phẩm “Grand Budapest Hotel” của Wes Anderson.

Trang phục trong các phim truyền hình

Trong ngạch phim truyền hình, sự phát triển của thiết kế trang phục không khác gì một cuộc cách mạng về thời trang. Từ khởi đầu khiêm tốn cho đến đỉnh cao rực rỡ, tính nghệ thuật đằng sau việc hóa trang cho các nhân vật trên màn ảnh nhỏ là một hành trình biến đổi không ngừng, bởi nó phụ thuộc và ảnh hưởng trực tiếp đến bối cảnh thời đại và với hành vi của người tiêu dùng. 

So với các nhà thiết kế trang phục trên màn ảnh rộng, phải mất một thời gian dài hơn để việc thiết kế trang phục trong các TV shows vượt qua vai trò chức năng của nó để trở thành một ngôn ngữ sống động hơn, nói lên nhiều điều về tính cách, địa vị xã hội và những mong muốn sâu kín nhất của nhân vật.

Trong những ngày đầu, thiết kế trang phục chủ yếu tập trung vào việc tạo ra những hình dáng và trang phục dễ nhận biết, phù hợp với ngân sách và kỹ thuật hạn chế. Đơn giản và dễ hiểu, trang phục trong những bộ phim nhiều tập nhằm mục đích mang tính chức năng hơn là mang tính biến đổi. Tuy nhiên, khi phim truyền hình phát triển và cách kể chuyện trở nên phức tạp hơn, nghệ thuật thiết kế trang phục cũng được thúc đẩy. .

Bước vào thời kỳ hoàng kim của phim truyền hình, nơi những câu chuyện đầy tham vọng đòi hỏi sự chú ý phức tạp đến từng chi tiết nhỏ, các series phim như “Mad Men” và “Downton Abbey” đã mở ra một kỷ nguyên mới nơi trang phục trở thành “nhân vật” theo đúng nghĩa của chúng. Sự nghiên cứu tỉ mỉ, khéo léo và tính chính xác về mặt lịch sử  được thổi vào mỗi bộ trang phục. Khi phim truyền hình tiếp tục vượt qua các ranh giới với đa dạng thể loại, cách kể chuyện cũng độc đáo hơn, công việc thiết kế trang phục cũng đã phát huy hết khả năng sáng tạo của nó. Từ thế giới giả tưởng của “Game of Thrones” đến những con phố gồ ghề của “The Wire”, hay thậm chí là “Friends”, trang phục đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc định hình bản sắc, độ nhận diện của các tác phẩm. 

Từ thế giới giả tưởng của “Game of Thrones” đến những con phố gồ ghề của “The Wire”, hay thậm chí là “Friends”, trang phục đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc định hình bản sắc, độ nhận diện của các tác phẩm. 

Sự phát triển của thiết kế trang phục trên màn ảnh nhỏ là minh chứng cho tác động sâu sắc của cách kể chuyện bằng hình ảnh. Ngày nay, chúng ta đang ở giữa “thời kỳ phục hưng” phồn thịnh nhất của kỷ nguyên phim truyền hình, nơi thiết kế trang phục đã đạt đến đỉnh cao chưa từng có về tính nghệ thuật và sự đổi mới. Các tựa phim như “Succession”, “Euphoria” và “Emily In Paris” đã vượt qua các chuẩn mực thời trang thông thường, sử dụng trang phục làm công cụ giao tiếp mạnh mẽ.

Succession

Trong vương quốc sang trọng của “Succession”, bản giao hưởng thời trang do bộ đôi có tầm nhìn xa trông rộng Michelle Matland và Gina Panno “sáng tác” chiếm vị trí trung tâm. Với con mắt hoàn hảo đến từng chi tiết, họ đã thiết kế những bộ trang phục thể hiện động lực mạnh mẽ trong gia đình Roy giàu có.

Những bộ vest của Logan được thiết kế hoàn hảo để thể hiện quyền lực, trong khi tủ quần áo của Shiv toát lên vẻ sang trọng lịch sự, thể hiện khao khát thống trị mạnh mẽ bên trong cô. Mỗi tác phẩm trở thành một biểu hiện trực quan, được thiết kế phức tạp để phản ánh địa vị, tính cách và cuộc tìm kiếm quyền lực vô độ của các nhân vật. Kết quả để lại một màn trình diễn xa hoa của “sự sang trọng thầm lặng” và tạo nên cơn địa chấn quiet-luxury trên vòng quay xu hướng – khi sự giàu có được thêu dệt bằng sự tinh xảo của tay nghề của nhà thiết kế hay các chất liệu xa xỉ bậc nhất. 

Euphoria

Một trong những bộ phim truyền hình có trang phục gây tiếng vang mạnh mẽ hiện tại là “Euphoria”. Đứng sau thành công đó là bàn tay biến hóa đúng chất phù thủy của nhà thiết kế trang phục Heidi Bivens. Không sợ hãi hay đầu hàng trước các chuẩn mực thời trang thông thường, Bivens mạnh dạn mặc cho các nhân vật của mình những bộ trang phục táo bạo, bất quy tắc và dẫn đầu xu hướng. 

Với sự kết hợp chiết trung giữa sự hào nhoáng cổ điển và chất “ngông” trong thời trang dạo phố, nhân vật chính mang tính biểu tượng Rue đã thành công thể hiện trọn vẹn cá tính mạnh mẽ, đan cài sự mong manh dễ vỡ tận sâu đáy lòng. Mặt khác, Jules dũng cảm thể hiện tinh thần nổi loạn có chính nghĩa thông qua những bộ trang phục nói không với chuẩn mực truyền thống. Các trang phục trong Euphoria tạo thành một “thảm đỏ” rực rỡ, đan xen các phong cách và nền văn hóa phụ đầy mê hoặc. Các thiết kế vượt qua ranh giới của Bivens trở thành một tuyên ngôn trực quan, rung động với năng lượng nổi loạn của thời trang đương đại.

Thực hiện Dory

Theo Highsnobiety