Vì sao thương hiệu đồ jeans Levi’s lại có thể tồn tại và thành công trong suốt thời gian gần 200 năm?
Ngày đăng: 27/04/22
Levi Strauss and Co là mội trong những thương hiệu thời trang lâu đời nhất trên thị trường với tuổi đời hơn 168 năm. Đến tận ngày nay, thương hiệu vẫn được lòng những khách hàng hiện đại nhất. Nhìn sơ qua lịch sử của Levi sẽ cho thấy những yếu tố hàng đầu như sự đổi mới, độ bền và các sản phẩm chất lượng đã giúp họ duy trì sự thành công cho đến nay. Chúng ta cũng sẽ thấy các yếu tố có ảnh hưởng và liên quan khác như các chiến dịch marketing và giá cả. Bản thân logo của thương hiệu – cánh dơi màu đỏ và trắng – đã có trong nhiều năm và cho đến nay vẫn là đại sứ hiệu quả cho sự thành công của Levi’s.
Khi Levi Strauss chuyển đến Mỹ, ông chưa bao giờ nghĩ tên mình sẽ nằm trong số những thương hiệu thời trang thành công nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nhìn vào sự kiên trì trong kinh doanh của Levi, thành công đó là điều có thể đoán trước được. Ví dụ: một trong những chiến dịch của Levi’s Jeans cho thấy hai con ngựa đang kéo một sợi dây ở hai đầu đối diện để thể hiện sức mạnh của quần jean Levi Jeans và vải denim. Độ bền kéo làm cho quần áo tồn tại nhiều năm trong tủ quần áo của bạn. Có biểu tượng thời trang bền vững nào có thể tốt hơn thế này không?
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét lịch sử của Levi’s và cách thương hiệu này đã quản lý để duy trì khả năng cạnh tranh trong những năm qua.
Levi Strauss – Câu chuyện của Nhà sáng lập
Levi – ban đầu là Loeb – được sinh ra vào ngày 26 tháng 2 năm 1892 trong gia đình Do thái có 9 người con. Ông mất cha vì bệnh lao phổi khi 17 tuổi. Một năm sau, ông chuyển đến Mỹ cũng mẹ và một vài anh chị em của mình. Là một gia đình Do thái, họ phải đối mặt với rất nhiều kỳ thị.
Anh trai ông khi ấy đang kinh doanh hàng khô ở thành phố New York, và ông đã làm việc với họ. Levi thông thạo việc buôn bán đến mức ông bắt đầu bán hàng rong ở Kentucky. Đến tháng 7 năm 1853, Levi trở thành công dân Mỹ, và khoảng thời gian đó, ông đến San Francisco để bán hàng cho công nhân khai thác mỏ. Ông đóng vai trò là đại lý khu vực Bờ Tây cho anh trai mình, sau đó khai sinh ra công ty Levi Strauss & Co.
Trong kinh doanh, ông hợp tác với Jacob Davis, và cùng nhau, họ bắt đầu có những tác động đáng kể đến ngành công nghiệp quần áo. Levi tìm thấy niềm vui khi quyên góp cho tôn giáo, phát triển giáo dục và các mục đích xã hội.
Jacob W. Davis – Nhà đồng sáng lập của Levi
Jacob Youphes, người sau này đổi tên thành Jacob Davis – như chúng ta biết ngày nay – sinh ra ở Riga, Latvia. Giống như Levi, ông cũng xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi Do Thái, và cũng chuyển đến định cư tại Mỹ khi mới 23 tuổi.
Ông sống ở nhiều nơi, bao gồm San Francisco, Maine, và Weaverville, trước khi định cư ở Canada vào năm 1858. Ông lập gia đình ở Canada. Sau chín năm, ông trở lại San Francisco, Hoa Kỳ và định cư ở Virginia, nơi Jacob bắt đầu bán thịt lợn và thuốc lá.
Ông đã là một thợ may gần như suốt cuộc đời của mình, và vì vậy, ông đã mạo hiểm làm lều, chăn ngựa và vỏ toa xe và bán chúng cho công nhân đường sắt. Sau đó ông gặp Levi Strauss để nhập vải, và họ nhanh chóng trở thành đối tác của nhau.
Jacob đã sử dụng vải denim cotton và vải bông dày để làm các sản phẩm của mình. Ông cũng sử dụng đinh tán đồng để bảo vệ các đường khâu — một ý tưởng độc đáo. Vì vậy, ông là người đã phát minh ra việc sử dụng đinh tán đồng trên quần áo, và cùng với cộng sự của mình – Levi Strauss – họ đã đăng ký bằng sáng chế vào năm 1872 và đã nhận được nó.
Cách mà thương hiệu Levi’s bắt đầu
Jacob, một thợ may, là người phát minh ra quần jean xanh có đinh tán. Ông đã sử dụng đinh tán để làm cho chiếc quần jean cứng cáp hơn – một bước đi khác thường. Vào năm 1872, Davis đã viết thư cho Levi, lúc bấy giờ là nhà cung cấp vải của ông, để được giúp đỡ trong việc nhận bằng sáng chế cho phát minh của mình — chiếc quần jean xanh có đinh tán. Họ quyết định trở thành đối tác kinh doanh và cùng nhau nhận bằng sáng chế vào năm 1873.
Doanh số bán hàng đã thay đổi đáng kể trong cơn sốt vàng ở California. Nhu cầu về sản phẩm trở nên quá lớn đối với công ty khi họ vẫn đang hoạt động từ một căn phòng trong nhà máy nhỏ do Davis quản lý trên phố Fremont.
Vì vậy, vào năm 1877, nhà máy Levi Strauss & Co. quyết định mở rộng khi họ lớn mạnh hơn. Họ củng cố thêm các đặc điểm đáng chú ý của quần jean Levi’s như đinh tán, vải denim xanh đậm, đường khâu và chất lượng vẫn được đảm bảo. Do đó, quần jean của công ty đã được sử dụng rất nhiều bởi công nhân trong các trại chăn nuôi và hầm mỏ ở phương Tây. Năm 1886, họ sử dụng miếng da “hai con ngựa” gắn vào sản phẩm để tượng trưng cho sức mạnh của quần áo Levi’s và cho đến ngày nay, công ty tiếp tục phát triển tầm quan trọng của mình.
Thương hiệu Levi’s ngày nay
Trong mười lăm năm qua, lượng tiêu thụ quần áo trên toàn cầu đã tăng gấp đôi. Và Levi Strauss & Co. đã là một lực lượng quan trọng đằng sau thời trang bền vững – sản xuất trang phục có thể tồn tại trong nhiều năm. Quần Jeans Levi’s tượng trưng cho mục tiêu này, được chứng minh là một trong những loại quần áo bền nhất có thể tồn tại trong thời gian dài. Tuy nhiên, công ty không dừng lại ở đó; họ rất quan tâm đến quá trình để làm cho denim bền vững, theo phó chủ tịch của thương hiệu – Paul Dillinger.
Họ cũng đưa ra các tiêu chuẩn sức khỏe, lao động và an toàn cho người lao động. Thương hiệu đã triển khai hệ thống tuần làm việc ngắn hơn và đảm bảo rằng họ không sa thải bất kỳ nhân viên nào. Họ cũng có hỗ trợ y tế đầy đủ cho các đối tác và nhân viên trong nước.
Một điều quan trọng khác về các sản phẩm của Levi’s là chúng có một “care tag” để nhắc nhở người tiêu dùng giảm tác động lên hành tinh khi giặt và sấy quần áo của họ. Đây là thương hiệu đầu tiên thực hiện yêu cầu về môi trường trong nhà máy, trong số nhiều thương hiệu khác. Họ đã đánh giá vòng đời sản phẩm của mình và tìm tòi những cách mới để giảm ảnh hưởng tới sinh thái.
Làm thế nào mà Levi’s vẫn rất được lòng các khách hàng mới?
Levi’s đã mở rộng từ việc sản xuất một sản phẩm duy nhất từ những năm trước để có hàng nghìn sản phẩm của mình trên thị trường ngày nay. Họ cũng đã loại bỏ tính hai mặt của cũ và mới và cho thấy khả năng thích ứng với văn hóa đương đại. Do đó, đồ Levi’s vẫn luôn là xu hướng kể từ khi thành lập thương hiệu. Tuy nhiên, một số phương pháp hay nhất của thương hiệu trong những năm qua để giúp họ luôn phù hợp với thời gian là gì?
Levi’s vẫn cam kết với Đặc điểm thiết kế ban đầu của họ
Một số thương hiệu có xu hướng quên mất rằng họ đã bắt đầu như thế nào và điều gì đã đưa họ đến với ánh hào quang. Một số thậm chí còn thỏa hiệp về chất lượng khi lớn mạnh hơn để bán cho nhiều người hơn với chi phí sản xuất giảm thiểu nhất có thể. Đối với Levi’s, đây không phải là điều có thể xảy ra. Chất lượng và sự độc đáo của quần jean Levi’s không hề suy giảm trong suốt nhiều năm qua. Đồng thời, họ tiếp tục cải tiến và đổi mới để phục vụ thị trường mục tiêu của mình tốt hơn.
Họ cũng tạo ra một biểu tượng nhận dạng cho sản phẩm của mình bằng cách thêm một phần tag nhỏ màu đỏ vào túi sau của mỗi chiếc quần jean. Họ đã tô điểm thương hiệu bằng một dòng chữ font sans serif đơn giản, tạo cơ sở cho một số thương hiệu và hàng hóa của họ. Và cho đến nay, màu sắc và phông chữ là một khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của Levi’s.
Họ đã sử dụng một logo có thể được điều chỉnh trong các bối cảnh khác nhau
Levi’s có một số nét đặc trưng giúp phân biệt thương hiệu. Đường khâu đặc trưng, tag màu đỏ, đinh tán bằng kim loại nặng, v.v., là một số nét đặc trưng của thương hiệu. Tuy nhiên, logo của thương hiệu là một đẳng cấp riêng. Đó là một thiết kế được suy nghĩ kỹ lưỡng để truyền tải cùng một khái niệm của thương hiệu, bất kể mục đích sử dụng của nó là gì.
Một điều tự nhiên là khi các thương hiệu trở nên lâu đời hơn, họ chuyển đổi theo xu hướng thẩm mỹ của các thời đại khác nhau. Levi’s, tồn tại hơn 168 năm, có một logo đã phát triển nhưng vẫn giữ nguyên ý tưởng ban đầu của nó. Bạn có thể loại bỏ bất kỳ thành phần logo riêng lẻ nào mà vẫn có những yếu tố dễ nhận biết chỉ thuộc về Levi’s.
Họ có một Nhãn mác mang thông điệp truyền thông
Sự sáng tạo đằng sau nhãn mác của hãng — miếng vá Hai con ngựa gắn đằng sau mỗi chiếc quần jean – là đỉnh cao. Đó là một biểu tượng được tính toán kỹ càng để hỗ trợ chiến lược marketing của Levi. Nó đã gắn liền với thương hiệu như hình ảnh đặc trưng và có tuổi đời lâu năm gần bằng logo hãng.
Ban đầu, họ thiết kế nó để quảng cáo sức mạnh vải jeans của thương hiệu. Một trường phái tư tưởng nói rằng thiết kế này quá phức tạp để được sử dụng ngày nay như một biểu tượng thương hiệu; tuy nhiên, bởi vì nó đã được hiểu rõ từ khi đựoc tạo ra, ý nghĩa của nó dường như đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là lý do tại sao miếng vá này luôn đính kèm với mọi cặp quần jeans do Levi’s sản xuất cho đến ngày nay.
Levi’s tiếp tục mở rộng và phát triển
Levi’s sử dụng rất nhiều sản phẩm để tích hợp thương hiệu của mình vào trang phục theo mùa; tuy nhiên, nó không dừng lại ở đó. Cách đây vài năm, thương hiệu này đã thắng thầu tài trợ cho một sân vận động sẽ là sân nhà của trận Super Bowl lần thứ 50. Levi hiên ngang bước vào sân vận động một cách duyên dáng và với phong cách hoành tráng. Họ đã tìm ra những cách sáng tạo để đưa thương hiệu đến với đông đảo công chúng. Họ đã làm tất cả mọi thứ, từ việc biến sản quần jeans của mình nhẵn mặt công chúng bằng cách sử dụng các nhân viên của nhà thi đấu để tạo ra bộ sưu tập NFL mang thương hiệu của họ cho 49er, và sau đó cho tất cả 32 đội thi đấu.
Tổng kết
Levi’s là một case study điển hình hoàn hảo của sự thành công bền vững trong kinh doanh. Lịch sử của Levi’s là một lịch sử phong phú với đầy những cơ hội được tận dụng, bước đi khôn ngoan và sự sáng tạo đỉnh cao — chỉ là một số ít những yếu tố khiến Levi’s là một thương hiệu độc đáo. Đó là một câu chuyện đủ hay, với những điểm quan trọng hướng đến sự thành công để nhiều thương hiệu học hỏi.
Thực hiện bởi: Lexi Han
Theo 440 Industries