Đạt tốc độ tăng trưởng gấp 3, thị trường đồ cũ sẽ như thế nào trong tương lai?

Ngày đăng: 02/04/24

Mối quan tâm ngày càng tăng đối với quần áo cũ đang ngày càng tăng và thị trường này đang không ngừng mở rộng trong thời gian vừa qua.

Mỗi ngày, các trang web thương mại điện tử mới dành riêng cho sản phẩm đồ cũ ‘mọc lên như nấm’ và ngày càng có nhiều người sáng tạo sản xuất nội dung thu hút với hy vọng nhằm ‘tái sinh’ thời trang classic, tạo ra luồng quan tâm lớn đến những người vốn không quan tâm trước sự quyến rũ của nó trước đây. 

ThredUp Has Key Resale Advantage Over Rivals Poshmark, Depop: Expert

Trong thập kỷ qua, ThredUp, một nền tảng ký gửi đồ cũ, đã ra mắt Báo cáo bán lại đồ cũ để đưa ra góc nhìn về tình hình tương lai của thị trường này. Và theo dự đoán, chúng sẽ tăng trưởng nhanh gấp ba lần so với thị trường quần áo toàn cầu. Năm 2023, xét về doanh số bán hàng, thị trường đồ cũ tăng trưởng 18% so với năm trước. Năm 2025, 10% doanh số thị trường quần áo cũ sẽ đến từ đồ cũ: đây là những con số đáng chú ý – đặc biệt khi sự quan tâm của công chúng đối với các thị trường thời trang nhanh như Temu và Shein vẫn không hề thuyên giảm. Đến năm 2028, thị trường đồ cũ sẽ đạt mốc 73 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 11%.

Điều này có thể là do sự ảnh hưởng kinh tế khi 55% người tiêu dùng cho rằng nếu như nền kinh tế được cải thiện, họ sẽ chi số tiền ngày càng nhiều hơn cho quần áo đã qua sử dụng. Nhờ nghiên cứu của ThredUp, người ta thấy rằng vào năm 2023, cứ 4 người thì có 3 người sẽ xem xét giá trị nội tại của một bộ đồ tại thời điểm mua sắm và 59% người tiêu dùng chỉ quyết định mua một mặt hàng sau khi phân tích kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu tình trạng mua sắm bốc đồng. 

Nhờ sự phổ biến của Vinted và Depop, 25% người tiêu dùng toàn cầu đã bán lại ít nhất một mặt hàng trên các nền tảng như vậy, gần như đạt con số kỷ lục trong thời kỳ đại dịch. Đây được xem như một cách xử lí quần áo cũ một cách bền vững, mà còn có thể kiếm lại một phần tiền đã mất: 41% người tham gia khảo sát sử dụng phần tiền kiếm được từ việc bán quần áo cũ để thanh toán các hóa đơn và tiền thuê nhà.

Issues with second-hand clothes and its importance in present age

Có thể nói, niềm đam mê của người tiêu dùng với hành động resale này có khả năng tạo ra hiệu ứng domino. Trên thực tế, 74% thương hiệu chưa triển khai hệ thống bán lại trong kế hoạch kinh doanh của họ vẫn đang cân nhắc thực hiện trong những tháng tới. Năm 2023, những cái tên quen thuộc trong ngành thời trang như H&M, J.Crew, American Eagle và nhiều hãng khác đã đưa ra sự lựa chọn này. Họ biết được rằng khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu bền vững.

Vào năm 2023, 62% nhân viên trong ngành bán lẻ đặc biệt coi trọng khía cạnh này, trong khi 60% Gen Z và Millennials quan tâm đến việc liệu hàng may mặc có bán lại một cách dễ dàng hay không. Các phiên bản giới hạn ngày càng thu hút tệp khán giả trong một ngách thị trường nhỏ hơn nên có thể sở thích mua những món đồ cổ điển càng được yêu thích nhiều hơn. Ngoài ra, 22% người tiêu dùng quan tâm đến việc mua đồ cũ vì đây là cách dễ dàng nhất để có được các mặt hàng và thiết kế cao cấp.

ThredUp 2018 Resale Report Shows Growth in the Market | Teen Vogue

Có những điều kiện tiên quyết để thị trường hàng hóa đã qua sử dụng ngày càng trở thành ‘tâm điểm của sự chú ý’ trong lĩnh vực quần áo. Để có thể thành công trong thị trường này, chúng ta cần có mối quan tâm đối với lĩnh vực này. Nhưng dường như chính phủ ở một vài nước vẫn chưa thật sự để ý đến vấn đề này khi 65% nhân viên và 43% người tiêu dùng đã khẳng định họ chưa thực hiện đủ các biện pháp để giảm tác động đến môi trường của quần áo và 42% người tiêu dùng hy vọng chính phủ nên thúc đẩy thời trang bền vững bằng cách ban hành luật.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Nss Mag