Gender-Neutral (Thời trang trung tính): Khi trang phục không còn nhất thiết phải được thiết kế theo giới tính
Ngày đăng: 27/08/18
Thời trang trung tính (hay phi giới tính) là đề tài mang nhiều tranh cãi, khi mà lằn ranh giữa khái niệm “nam và nữ truyền thống” đang dần được xóa nhòa và buộc văn hóa phải định nghĩa chúng lại lần nữa.
Những cuộc thảo luận về vấn đề này không hề vô ích đối với ngành công nghiệp thời trang. Xác định bản thân là một người trung tính, tôi rất hứng thú khi thấy ngày càng nhiều nhà thiết kế thời trang đi theo xu hướng này. Tuy nhiên có rất nhiều điều đáng bàn về chủ đề này. Gần đây, tôi thường hay đi mua sắm cùng với một người bạn là nữ giới. Ngay khi đến cửa hàng, chúng tôi chia nhau ra theo khu vực nam và nữ. Sau đó sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm mua sắm với nhau.
Với một hướng nhìn tích cực, ngành thời trang đang ngày càng thu hẹp những định kiến về giới tính trong thiết kế. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận thiếu đi chiều sâu và tính thuyết phục đã khiến cho mục đích ban đầu đi trật khỏi đường ray. Trong vài năm qua, các nhãn hiệu thời trang cao cấp lẫn bình dân bắt đầu đánh vào đối tượng khách hàng trung tính, năm 2018 còn được đánh giá là “mở đầu cho xu hướng unisex” theo WWD. Qua những show thời trang như Charles Jeffrey, 69US, Eckhaus Latta cho thấy phong cách trung tính được thể hiện một cách vô cùng tự nhiên, thông qua bộ sưu tập của họ. Song song đó, những nỗ lực từ ngoại giới cũng góp phần làm thay đổi cách nhìn về phong cách này.
Trong vài năm qua, các nhãn hiệu thời trang cao cấp lẫn bình dân bắt đầu đánh vào đối tượng khách hàng trung tính, năm 2018 còn được đánh giá là “mở đầu cho xu hướng unisex” theo WWD.
H&M và Zara, là những minh chứng thiết thực nhất, cả hai đều hướng tới “gender-neutral” với những chiếc hoodie, áo len và áo thun dành cho cả nam và nữ. Dù chủ đích của họ mang tính tích cực, nhưng quần áo vẫn nằm riêng ở khu đồ nam và nữ, khiến cho khách hàng trung tính bị bối rối khi phải lựa chọn việc nên mua đồ của bên nào. Đối với riêng tôi, việc gạt bỏ vấn đề phân biệt trang phục nam nữ và những ý niệm xưa cũ đấy vẫn ảnh hướng tới tôi. Tất nhiên tôi cũng không hề đánh đồng quan điểm của bản thân áp đặt lên cho mọi người. Có điều dường như trang phục của nam giới thì ít có sự phân biệt về giới tính hơn.
Tạm thời vượt qua được rào thứ nhất, thì lại đến với chướng ngại tiếp theo: trong việc chọn lựa phong cách, tôi đối mặt với vấn đề chọn đúng trang phục phù hợp với giới của mình thì lại không vừa vặn với cơ thể. Tôi sinh ra là một người nữ, theo phong cách trung tính và sử dụng trang phục nam. Nhưng đồ nam lại thường được thiết kế với những kiểu quần tây và những bộ quần áo trầm màu. Vì sao ngành công nghiệp thời trang lại cho rằng tôi là kẻ phá vỡ các quy chuẩn mà ko để tôi chọn lựa theo đuổi sự mâu thuẫn cần thiết này.
Tất nhiên, tôi cũng không chối bỏ những công sức của các hãng thời trang khi đã đấu tranh cho việc nữ giới không nhất thiết phải mặc những quần áo màu hồng, thậm chí cả việc một số người sinh ra là nam nhưng lại không muốn mặc trang phục của nam. Gender – neutral không có nghĩa là “không được có bất kì sự nữ tính truyền thống” nào, tuy nhiên trang phục của nữ thường thấy hầu như chỉ dành cho nữ giới, nhưng đồ nam thì lại có thể dùng cho tất cả mọi người. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn trong tư duy về thời trang đang ảnh hưởng lên thế hệ trẻ.
Trang phục của nữ thường thấy gần như chỉ dành cho nữ giới, nhưng đồ nam thì lại có thể dùng cho tất cả mọi người: một thực trạng khác thường không được nhắc tới là sự mâu thuẫn trong tư duy về thời trang đang ảnh hưởng lên thế hệ trẻ.
Hầu hết, các thương hiệu không đẩy mạnh việc đặt ra định nghĩa trong việc thể hiện giới tính. Thay vào đó, chúng ta thấy phong cách của những người đàn ông truyền thống, được giới thiệu như một tuyên bố mơ hồ, vốn tận dụng các phong trào xã hội hiện có và ý thức chính trị của người tiêu dùng. Đó là một khuôn mẫu mà đều loại trừ và đánh giá thấp các cá nhân non-binary (chưa xác định giới tính), chuyển giới và những cá nhân mà thương hiệu không tiếp cận. Hiện tại, ranh giới trung tính đang phải phụ thuộc vào trang phục nam, như một bước lùi trong mọi nỗ lực mang lại bình đẳng giới.
Trong khi những nỗ lực mang đến bình đẳng giới hoặc đẩy mạnh hình tượng trung tính thất bại thì vẫn có nơi đang thực hiện tốt việc này. Chiến dịch Phluid, gần đây được tổ chức tại New York, nơi đầu tiên trưng bày các trang phục ‘gender neutral’ mà không bận tâm đến bất kì khái niệm nam – nữ truyền thống nào. Ngoài ra, vào năm 2017, John Lewis đã quyết định ngừng dán nhãn trang phục trẻ em cho các bé trai và gái, mang tới hy vọng cho sự thay đổi về mặt phân loại giới tính trong thời trang.
Bên cạnh đó, việc những người phi giới tính phải chọn lựa trang phục theo giới tính sinh học, tôi vẫn cảm thấy không đúng. Tôi muốn mọi thứ phải trung hòa, chứ không chỉ nghiêng về một phía. Quần jean không nên là chất liệu mang lại sự thoải mái duy nhất mà tôi sở hữu, và nếu quần jean được xem là trung tính, thì rào cản văn hóa nào lại ngăn cản váy nhận được sự đối xử tương tự?
Việc những người phi giới tính phải chọn lựa trang phục theo giới tính sinh học, tôi vẫn cảm thấy không đúng. Tôi muốn mọi thứ phải trung hòa, chứ không chỉ nghiêng về một phía.
Chúng ta cần phá vỡ những quy tắc nào để củng cố kiến thức về nam giới và nữ giới? Váy đầm và giày cao gót có thể dành cho tất cả mọi người. Chúng ta cần vẻ đẹp vượt qua các tiêu chuẩn và quy ước của hiện tại.
Vậy vấn đề ‘gender neutral’ này cần được giải quyết như thế nào? Chấp nhận sự đa dạng về giới, trong thiết kế phải tính đến sự đa dạng của các loại hình cơ thể. Quần áo trung tính cần phải phù hợp với tất cả vóc dáng.
SK Manor Hill có các dải rút trên quần để phù hợp với các hình dạng khác nhau của khách hàng, trong khi Seeker giải quyết vấn đề với dây thắt lưng đàn hồi. Ngoài ra, nhà thiết kế Kris Harring đã khéo léo pha trộn vào thiết kế các yếu tố nam tính và nữ tính theo cách phù hợp với văn hóa nhất.
Sự đa dạng và biến hóa không nên bị giới hạn trong một phạm vi nhỏ, độc quyền, giá thành cao và đầy nhãn dán. Việc cố gắng bán các sản phẩm trung tính, ngành công nghiệp này thất bại trong việc thúc đẩy sự đa dạng bằng cách mời gọi những cuộc trò chuyện hữu ích về biểu hiện giới. Chúng tôi muốn các thương hiệu thời trang phải có trách nhiệm với vai trò của họ trong việc hỗ trợ giới tính hiện tại.
Đã đến lúc ngành công nghiệp thời trang mở rộng tầm nhìn và lắng nghe các góp ý để mang lại các sản phẩm mới, thực tế và đa dạng về giới.
Theo một nghiên cứu của GLAAD, chỉ có 12% thanh niên hiện tại xác định giới tính khác so với giới tính sinh học của mình. Từ đây, có thể thấy rằng các cá thể không nhất thiết phải có mặt trong tất cả các bước của quá trình thiết kế và sản xuất. Nếu cơ thể của tôi không phù hợp với các loại phong cách đang có, thì tôi cần có khả năng giúp đưa ra các tiêu chí mới.
Từ chối sự lựa chọn đó đẩy tôi trở lại nơi tôi bắt đầu và buộc tôi tiếp tục đưa ra quyết định giữa hai giới tính đang có. Đã đến lúc ngành công nghiệp thời trang cần mở rộng tầm nhìn và lắng nghe các góp ý để mang lại các sản phẩm mới, thực tế và đa dạng về giới.
Tác giả: Jaimie Wylie/ Chuyển ngữ: Alien Kay
Theo Dazed Magazine