Giáo hoàng đi dép Prada: Nỗi ám ảnh của thời trang với tôn giáo

Ngày đăng: 17/09/19

Tại sao rất nhiều nhà thiết kế sử dụng yếu tố tôn giáo vào bộ sưu tập thời trang của mình trong khi đây là một chủ đề vô cùng nhạy cảm và dễ gây kích động dư luận?

Heavenly Bodies: Fashion and the Catholic Imagination là chủ đề của Met Gala 2018. Met Gala hay còn được gọi là Met Ball là một triển lãm thời trang được tổ chức thường niên với số khách mời được chọn lọc kĩ càng và chỉ những ai tham gia mới biết sự kiện đó có những chương trình cụ thể nào.

Rodarte 2011

Met Gala hàng năm đều được tổ chức tại Bảo tàng Metropolitan Museum of Art ở New York, Mỹ nhằm gây quỹ với mục đích bảo tồn trang phục. Năm 2018, Met Gala gây xôn xao dư luận khi mà họ chọn Công giáo làm chủ đề chính. Cuộc triển lãm hội tụ những thiết kế lấy cảm hứng từ Công giáo, trưng bày và ca ngợi những sản phẩm trí tuệ vượt bậc, với hình ảnh đặc trưng như Đức mẹ, thánh giá, gươm giáo, vương miện, tội ác và lương thiện, sức mạnh và vinh quang…

Sự kiện ngoài việc trưng bày những tác phẩm tuyệt diệu đậm chất hoàng gia/ Công giáo của nhà thiết kế Donatella Versace (co-host cho sự kiện năm 2018), còn có sự góp mặt của những cái tên gây kinh ngạc như Raf Simon, Demna Gvasalia, Alaia Tunisia, Jun Takahashi. Được biết, đây là triển lãm có quy mô đồ sộ nhất mà viện Met từng tổ chức. Những thiết kế được trưng bày ở đây phần nhiều mang tính kinh điển, chẳng hạn như trong hình là chiếc đầm Dior được John Galliano sáng tạo trong BST Thu-Đông 2005.

Bởi tôn giáo là một chủ đề nhạy cảm, còn thời trang thì vô cùng tự do và sáng tạo, nên đôi khi, dù không hề có ý gì, nhưng nếu chỉ một chi tiết trên trang phục của gây phản cảm với người khác, cả bộ sưu tập cũng sẽ bị chỉ trích.

John Galliano for Dior Haute Couture FW 2005

Không có một tôn giáo lớn nào tránh được khỏi sự mong muốn ích kỉ của dấu chân thời trang để đạt được một bộ trang phục kịch tính. Không chỉ Công giáo, bất kể tôn giáo lớn nào cũng từng được thời trang khai thác triệt để đến mức gần như chiếm đoạt văn hoá nhằm tạo ra một sản- phẩm- sáng- tạo-đầy- kịch- tính- lấy- cảm- hứng- từ- tôn- giáo.

Gianni Versace FW 1991

Bởi tôn giáo là một chủ đề nhạy cảm, còn thời trang thì vô cùng tự do và sáng tạo, nên đôi khi, dù không hề có ý gì, nhưng nếu chỉ một chi tiết trên trang phục của gây phản cảm với người khác, cả bộ sưu tập cũng đủ để bị chỉ trích. Trong vài năm qua, các NTK nhìn chung đã có hiểu biết hơn và tiết chế hơn trong việc chiếm đoạt văn hoá. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng biến những thứ linh thiêng thành một sản phẩm thời trang hợp thời.

Vậy tại sao thời trang lại ám ảnh bởi tôn giáo khi nó quá dễ gây hiểu nhầm và tranh cãi như thế?

Thierry Mugler FW 1984 – Roberto Capucci Haute Couture 1987

Gốc rễ của vấn đề này được tìm thấy trong các liên kết chặt chẽ giữa Công giáo và thời trang ở châu Âu – một sự nở hoa trong sáng tạo, thời trang nổi lên trong bóng tối của những bí ẩn giáo phái. Một loạt những cống hiến nổi bật thời đó và đến nay được coi như là một di sản Công giáo trong thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng như Cristobal Balenciaga ở Tây Ban Nha và John Galliano ở London, Jean Paul Gaultier và Coco Chanel ở Paris và Elsa Schiaparelli, Dolce & Gabbana, Versace ở Milan. Và vì vậy thời trang từ thời bấy giờ đã trở thành một thứ gì đó gắn liền với những nghi lễ Công giáo, thời trang tiếp cận Công giáo để tìm những sự vĩnh cửu về tâm linh qua mỗi mùa thời trang.

Tất cả các nhà thiết kế lỗi lạc này, mỗi người đều có một cách sáng tạo và xác định thế giới thời trang hiện đại khác nhau. Từ nguồn gốc của mình, họ tiếp nhận Công giáo một cách rất tự nhiên, từ sự sang trọng của chủ nghĩa Công giáo cho đến sự nguy nga đồ sộ của thời kì Baroque và ngay cả những tu viện tu sĩ mộ đạo. Ngay cả Đức Giáo Hoàng, đã từng đi dép Prada trong một thời gian.

Tự do của người phụ nữ này có thể là sự suy đồi của người phụ nữ khác. Sự khai thác đa văn hoá của một nhà thiết kế có thể bị coi là phản cảm, thái quá trong mắt một số người khác.

Jean Paul Gaultier Haute Couture SS2007

Và như thường lệ, sẽ không bao giờ thời trang chỉ dừng sự sáng tạo ở một điểm, và khi nó tiến xa hơn, ra ngoài châu Âu, nó có thể sẽ trở thành một sự khám phá, một trí tuệ tuyệt vời hay là một sự độc đáo mới lạ, nhưng, những điều này có thể bị coi là một nhận thức lệch hướng. Và từ đó chúng ta dễ dàng mắc sai lầm. Dễ dàng bị lên án bởi hành vi chiếm hữu nền văn hoá của nơi khác, đại trà hoá nó bằng thời trang của riêng một nhà thiết kế, điều này vô cùng nhạy cảm. Tuy nhiên, nhiều khi những sự liều lĩnh ấy lại đem đến những thứ vô cùng đẹp đẽ, những thứ có thể mở ra nhiều cơ hội.

Tuy nhiên, nhiều khi những sự liều lĩnh ấy lại đem đến những thứ vô cùng đẹp đẽ, những thứ có thể mở ra nhiều cơ hội.

Bộ sưu tập của Marine Serre thật sự tuyệt vời. Trái tim của nó là biểu tượng của mặt trăng lưỡi liềm. Việc nhà thiết kế sử dụng nó dựa trên sức mạnh của một biểu tượng bị quỷ hoá bởi sự liên kết của nó với Hồi giáo, tái cấu trúc nó như là một phần của cô đối với “lời kêu gọi của tình yêu”. Qua bộ sưu tập nhà thiết kế mong muốn được phổ biến rộng rãi, được hiểu, và thúc đẩy sự đồng cảm. Song song với đó, cô đã biến những kiểu trang phục có thể nói là vô cùng hạn chế bởi Hồi giáo (Phụ nữ quấn khăn kín người) trở thành một bộ đồ thể thao đầy tự do và thoải mái. Đó là cách thức đảo ngược, đảo ngược và mở ra một cánh cửa mới chứng minh cho việc thời trang hoàn toàn có thể tìm thấy điều mới mẻ đầy thú vị để nói về hơn là chỉ bê nguyên bản hình ảnh đặc trưng về tôn giáo đó mang lên tác phẩm.

Riccardo Tisci Madonna Delle Grazie 2015

Ngày nay, trong thời trang chuyện bình đẳng giới còn chẳng khó bằng việc tách con chiên khỏi ngoại giáo. Và thời trang vẫn đang cố gắng làm công việc đó. Cho dù là thể hiện mong muốn hoà bình, tình yêu và thấu cảm hay chỉ là sự khiêu khích mang tính biểu tượng một cách sai lầm. Rick Owens có thể lấy cảm hứng từ thói quen của nữ tu cho BST Xuân Hè 2009, Givenchy có thể làm dây chuyền giống như vương miện gai và D&G có thể tham khảo những khung kính mosaics của nhà thờ Sicillia. Galliano, đã đưa vào sàn diễn Thu Đông năm 2000 toàn bộ những thiết kế lấy cảm hứng từ linh mục.

Thierry Mugler FW 1984

Còn BST khét tiếng của Burka mang tên Chalayan năm 1996 thì sao? Một vở kịch phức tạp nhưng đơn giản, cho xem mọi thứ và đồng thời không cho xem gì, nhìn qua những hạn chế về trang phục truyền thống của người Hồi giáo. Một sự giải thoát hay một sự mạo phạm? Hình ảnh show diễn là 6 người phụ nữ xếp hàng, người ngoài cùng bên trái không mặc gì, người ngoài cùng bên phải được che kín hoàn toàn. Show Chalayan đã duy trì được sức mạnh của nó bởi tính triết lý, cách sáng tạo thông minh thông qua buổi biểu diễn của 6 người phụ nữa, thể hiện rằng sẽ không có chuyện giảm bớt một phần văn hoá để có thể one-size-fits-all.

Tự do của người phụ nữ này có thể là sự suy đồi của người phụ nữ khác. Sự khai thác đa văn hoá của một nhà thiết kế có thể bị coi là phản cảm, thái quá trong mắt một số người khác. Và đây là vấn đề của thời trang!

Alexander McQueen for Givenchy Haute Couture SS 1999
John Galliano for Dior Haute Couture FW 2000
John Galliano for Dior Haute Couture FW 2005
YSL in collaboration with Goosens 1985
Yves Saint Laurent Haute Couture FW1977
Christian Lacroix FW 2009 Haute Couture
Valentino Haute Couture FW 2017

Chuyển ngữ: Cherie

Theo: i-D