Influencer Trung Quốc sử dụng AI để… thay thế bản thân khi livestream

Ngày đăng: 15/01/24

Influencer và những người nổi tiếng như Calvin Chen đang sử dụng AI để livestream. Điều này vô tình làm dấy lên cuộc tranh luận về tính xác thực khi thị trường người nhân tạo (digital human) đang phát triển.

Liu Run, một doanh nhân có ảnh hưởng trên Douyin với hơn 1 triệu người hâm mộ, đã sử dụng bản sao của mình được làm từ AI trong nhiều tháng. Anh ấy đã chia sẻ rằng rất ít người xem có thể phân biệt được  bản sao được tạo ra từ AI với người thật.

Headlines From China: 10 Truths About Livestreaming in China |
Tại Trung Quốc, Livestream được xem là một ngành nghề rất nổi tiếng

Liu đã tận dụng rất tốt bản sao kỹ thuật số của mình để cho ra mắt các video. Trong đó anh chia sẻ các mẹo dành cho người quản lý, những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh và kể lại những câu chuyện trong ngành. “Tôi đã nhìn chằm chằm vào người đó mỗi ngày: đó là người thật hay người giả?” – người dùng Douyin @haode0 đã bình luận trong một video: “Người nổi tiếng bây giờ có thể kiếm tiền mặc cho họ không có ở đó”.

Mặc dù những con người ảo cũng được xem là hoạt động hiệu quả nhưng không phải lúc nào chúng cũng được đón nhận nồng nhiệt. Trên thực tế, khi các buổi livestream trực tiếp với sự góp mặt của các bản sao kỹ thuật số đang tăng. Điều này khiến một số cư dân mạng khó chịu. Những người dùng Twitter như @bachuanxiaoji (@扒圈小记) đã bình luận trên mạng rằng “những người nổi tiếng giờ đây có thể kiếm tiền trong khi nằm trên giường”.

He doesn't even have to go to work anymore': AI version of Calvin Chen on sales livestream baffles netizens, Entertainment News - AsiaOne
Ca sĩ Calvin Chen đã sử dụng bản sao ảo của mình để livestream

Một bản sao AI của nam diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng Calvin Chen, trước đây thuộc nhóm nhạc nam Fahrenheit, đã tham gia buổi livestream vào tháng 9 năm ngoái. Anh ấy đã ăn chân gà trong 15 giờ liên tục và đạt được 9 triệu người theo dõi của mình. Buổi phát trực tiếp cũng được gắn nhãn ‘video AI’ để có thể dễ phân biệt. Nhưng chính điều này đã khiến Chen bị mất 7.000 người theo dõi trong ba ngày sau buổi livestream ấy. 

Hệ luỵ cho các thương hiệu 

Việc tích hợp các bản sao AI của những Influencer trong thương mại điện tử và phát trực tiếp của Trung Quốc đã cho ta thấy một sự phát triển đáng kể trong chiến lược gắn kết thương hiệu.

Tuy nhiên, cách tiếp cận bán hàng sáng tạo này có những tác động phức tạp đối với các thương hiệu khác nhau. Các thương hiệu có thể dễ dàng kiểm soát thông điệp của họ một cách chính xác, đảm bảo sự hiện diện thương hiệu nhất quán và hiệu quả hoạt động thông qua những con người ảo. Điều này giúp làm giảm chi phí và giảm tính khó dự đoán so với quan hệ đối tác truyền thống.

Nhưng vẫn có những trở ngại đáng kể. Ví dụ như việc nhiều người tiêu dùng tìm kiếm tính xác thực trong các tương tác với người ảnh hưởng của họ. Việc Chen mất đi người theo dõi sau khi triển khai bản sao AI làm nổi bật nguy cơ phản ứng dữ dội của người tiêu dùng. Các thương hiệu cần cẩn thận khi sử dụng AI để duy trì niềm tin và tính xác thực của người tiêu dùng.

Deepfakes of Chinese influencers are livestreaming 24/7 | MIT Technology Review

Ngoài ra, việc phụ thuộc quá nhiều vào AI có thể bị coi là lười biếng hoặc thiếu sáng tạo, có thể gây tổn hại đến danh tiếng. Các thương hiệu phải điều hướng những nhận thức này một cách thận trọng, đảm bảo rằng việc sử dụng AI của họ sẽ giúp ích nhiều hơn thay vì đánh mất sự sáng tạo và nỗ lực của con người.

Khi lĩnh vực này đang ở giai đoạn non trẻ, một trở ngại khác mà người dùng bản sao phải đối mặt là những quy định của pháp luật. Vào ngày 11 tháng 10 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất cho các công ty triển khai công nghệ AI sáng tạo. Họ đã quy định rằng nếu các cá nhân hoặc tổ chức muốn sử dụng bản sao AI của một người nào đó thì cần phải có sự đồng ý bằng văn bản cho việc sử dụng dữ liệu đó.

Tuy nhiên, điều luật này vẫn còn mơ hồ về cách xác định và trình bày nội dung trước công chúng. Bên cạnh đó, nền tảng truyền thông xã hội Douyin đã cấm các chương trình phát sóng trực tiếp có sự xuất hiện của AI.

Tương lai của thị trường con người kỹ thuật số tại Trung Quốc

Nhiều thương hiệu tạo ra bản sao ảo đang dần trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều đối tượng hơn. Công nghệ này tốn ít kinh phí và chỉ cần 60 giây cho 1 cảnh quay để giúp một con người ảo có thể phát trực tiếp. Và cái giá để tạo ra hình ảnh của những Influencer có thể lên đến hàng nghìn đô la. Nguyên nhân là do họ có thể thu hút được lượng người xem lớn.

Theo dự báo của IDC, quy mô thị trường người ảo của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2026 và những người hành nghề livestream tại Trung Quốc được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu khoảng 689 tỷ USD vào năm 2023, chiếm hơn 11% tổng lĩnh vực thương mại điện tử.

AI models are here. Can they actually improve fashion representation? | Vogue Business
Trong ngành thời trang, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua người mẫu được dựng bằng AI

Những công ty lớn như Baidu, Tencent và Alibaba đang đổi mới công nghệ nhân bản AI, và thậm chí cả Xiaoice cũng đã công bố một dự án nhằm mục đích nhân bản AI của Influencer và người nổi tiếng. Qiu Yiwu, một doanh nhân ở Trung Quốc, tin rằng việc thương mại hóa con người được tạo ra từ AI là một xu hướng tất yếu.

“Về cơ bản đây có thể được xem như là 1 trong nhiều trường hợp nằm trong việc cấp phép sở hữu trí tuệ, và là một loại hình kinh tế ảo và số hóa con người” – chia sẻ trên blog ShenRan của Trung Quốc.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Jing Daily