Những màn thăng chức đầy hoành tráng của các trợ lý thiết kế trong ngành thời trang
Ngày đăng: 17/11/23
Chemena Kamali, Sabato De Sarno, Davide Renne, Sean McGirr và Peter Hawkings – Những vị Giám đốc sáng tạo mới nhưng họ đều sở hữu thâm niên đáng kể trong làng ‘thời trang xa xỉ’. Trong những năm gần đây, giới mộ điệu đã phải chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng chú ý trong cả vị trí của CEO. Ví như trường hợp của Marco Bizzarri đã ‘chia tay’ Gucci sau gần 19 năm đồng hành.
Nếu như một số thương hiệu đã ‘bắt tay’ với các nhà sáng tạo trẻ như Rhuigi Villaseñor (Bally) và Ludovic de Saint Sernin (Ann Demeulemeester) – mặc dù hiện tại cả hai đã ‘chia tay’ thương hiệu – hoặc các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng như Pharrell của Louis Vuitton Men thì các tập đoàn xa xỉ lại ưa thích thu hút nhân tài nội bộ trong các xưởng may của họ.
Chloé, Gucci, Moschino, Alexander McQueen và Tom Ford đều đã chọn giám đốc sáng tạo mới của họ từ những gương mặt đã từng làm việc/hợp tác từ trước. Do đó, một số người cho rằng bây giờ là lúc cho sự trở lại của các nhà trợ lý thời trang (Fashion Assistant).
Họ là những người giúp nhà thiết kế chính trưng bày quần áo, sản phẩm, phụ kiện và các hàng hóa khác trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc nhà bán lẻ. Fashion Assistant còn phải chịu trách nhiệm chuẩn bị cho buổi trình diễn, buổi ra mắt hoặc buổi chụp ảnh và đảm bảo đã hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết.
Cơn bão này vẫn đang càn quét trong ngành và đây được xem như một quyết định trong chiến lược được hoạch định kỹ lưỡng của các tập đoàn xa xỉ trước tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ và kéo theo đó là sự sụt giảm sức mua của người tiêu dùng. Vào thời điểm mà cả lĩnh vực tài chính và các vấn đề xã hội đều không ổn định như ngày nay, những ‘cuộc hẹn’ mới này là một sự lựa chọn khôn ngoan nhất cho các thương hiệu mong muốn phát triển các bộ sưu tập tập trung vào sản phẩm, thay vì tập trung vào câu chuyện để ‘chữa lành’ tình trạng đáng lo ngại của ngành thời trang.
Xuất thân của tất cả các giám đốc sáng tạo mới trong lĩnh vực thời trang xa xỉ đều có kinh nghiệm làm việc trong xưởng, họ được học hỏi phong cách của các nhà mốt nổi tiếng nhất thế giới. Trong tương lai, có thể Walter Chiapponi sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật mới của Blumarine bởi vì nhà thiết kế đã từng làm việc ở trong xưởng vẽ vài năm trước đó.
Hay về trường hợp của Davide Renne, trước khi được mời thay thế vị trí của Jeremy Scott tại Moschino, anh đã cộng tác với cả Alessandro Michele và Frida Giannini trong 20 năm. Peter Hawkings đã đồng hành thiết kế cùng với Tom Ford trong suốt 25 năm trước khi đảm nhận vai trò hiện tại.
Sabato De Sarno, hiện làm việc tại Gucci, đã làm việc cùng với Pierpaolo Piccioli trong 14 năm, trong khi giám đốc sáng tạo mới của Chloé, Chemena Kamali, đã từng làm việc tại xưởng may của thương hiệu này từ thời của Phoebe Philo và Clare Waight Keller. Dù tuổi còn trẻ nhưng giám đốc nghệ thuật mới của Alexander McQueen, Sean McGirr, cũng đã từng có một CV ấn tượng và kinh nghiệm làm việc phong phú. Anh đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận trang phục nam tại JW Anderson và trợ lý tại Burberry và Dries Van Noten.
Tất cả những sự bổ nhiệm mới này đều ngụ ý rằng ngành hàng xa xỉ đang trải qua một thời kỳ thay đổi đáng sợ đối ở nhiều vị trí, đặc biệt là vị trí cấp cao như chủ tịch tập đoàn. Trong một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bằng những bất ổn đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như sự leo thang giá cả của các cuộc chiến tranh giữa Palestine và Israel, giữa Nga và Ukraine cũng khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn; sự suy thoái kinh tế của các siêu cường như Trung Quốc và Hoa Kỳ, hay những tác động làm biến đổi khí hậu đối với mọi lĩnh vực thương mại, điều ấy khiến cho thời trang dần phải thay đổi diện mạo. Bắt buộc các thương hiệu phải chuyển trọng tâm từ những ‘tưởng tượng viển vông’ và các nhà thiết kế theo đuổi ước mơ sang những sản phẩm hữu ích và những giám đốc nghệ thuật ‘thực dụng’.
Lựa chọn bổ nhiệm những nhân vật có kinh nghiệm dày dặn và máu mặt trong thế giới xa xỉ là điều thiết yếu. Các thương hiệu dần noi theo tấm gương hợp tác giữa Bottega Veneta và Matthieu Blazy. Họ đã bắt tay nhau kể từ năm 2020, góp phần tạo nên thành công cả về năng suất kinh tế và nghệ thuật. Trước khi đảm nhận vai trò giám đốc thiết kế của nhà mốt ấy, Blazy đã từng làm việc cho Raf Simons, Maison Martin Margiela, Céline và Calvin Klein.
Do đó có thể thấy rằng ông hoàn toàn đủ điều kiện và kinh nghiệm để đảm nhận một vị trí trên ‘đỉnh Olympus’ của ngành hàng xa xỉ phẩm. Ngoài ra, việc có đôi cánh vững chắc và đảm bảo khả năng xin được việc trong ‘cuộc chơi’ này, tốt nhất là hãy đạt được bằng cấp sáng chế đến từ xưởng sản xuất Kering hoặc LVMH.
Tất cả những sự bổ nhiệm mới này đã chứng minh điều ấy. Đảm bảo cho các nhân tài tiếp tục phát huy trong ngành thời trang, bất chấp áp lực ngày càng tăng của mạng xã hội. Đồng thời, người ta hy vọng rằng những người mới được bổ nhiệm này sẽ có thể tạo ra những bộ sưu tập đầy cảm hứng mà không cảm thấy bị cản trở bởi những lo lắng và cấm đoán đến từ các CEO.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Nss Mag