Met Gala 2018 dự kiến chọn chủ đề thời trang & tôn giáo

Ngày đăng: 17/08/17

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chủ đề tại Met Gala vào dịp năm tới có thể sẽ mang sắc thái tôn giáo, mặc dù đại diện của ban tổ chức chưa đưa ra lời xác thực. Từ trước đến nay tôn giáo vẫn được xem là chủ đề nhạy cảm nhất mọi thời đại. Nó còn hơn cả cuộc đụng chạm giữa sáng tạo và kinh doanh, cũng như chiếc vấn đề Tổng thống Hoa Kỳ tại khuôn khổ tuần lễ thời trang New York Thu/Đông 2017.

Năm 1994, Chanel tạo nên một chiếc váy  có in dòng chữ được cho là nằm trong cuốn kinh Koran, sau buổi trình diễn, những tín đồ Hồi giáo đã tỏ ra phẫn nộ; vì cho rằng xúc phạm đến Đấng tối cao. Nhiều tin nhắn được gửi đến đe dọa sẽ ám sát Giám đốc sáng tạo Karl Lagerfeld khiến ông thuê hẳn một đội vệ sĩ ngày đêm túc trực phía. Sau đó Karl Lagerfeld ra quyết định tiêu huỷ tác phẩm ấy, không tung  ra thị trường tiêu dùng –như một lời xin lỗi của hãng gửi tới cộng đồng người theo đạo Hồi trên toàn cầu.

Claudia Schiffer với chiếc váy gây tranh cãi

Dấu hiệu của cội nguồn tôn giáo thường xảy ra nhiều tranh cãi, song mọi năm nhiều nhà thiết kế vẫn thường hay lấy đề tài tôn giáo, thậm chí là hình ảnh các vị nữ tu để giúp thổi hồn vào các bộ sưu tập. Thế giới thời trang luôn phớt lờ chuyện đó, họ cho rằng sáng tạo không có ranh giới nào đủ sức ngăn cản; nếu có, thì cũng chỉ là những luật lệ quá nghiêm khắc do con người tự động đề ra mà thôi.

Givenchy FW 2010

Jean Paul Gaultier – nổi tiếng là gã thiết kế chợ trời bán văn tự, thường đưa vấn đề tôn giáo, đặc biệt  suy tôn, ngợi ca Công giáo vào bộ sưu tập của mình. Tác phẩm được giới phê bình khó tính đánh giá cao là bộ sưu tập “Chic Rabbis” Thu/Đông 1993. Tác phẩm lấy cảm hứng từ một nhóm Giáo sĩ Do Thái học tập và sinh sống tại thành phố New York, gợi nhớ tới hình ảnh cộng đồng Do Thái giáo nằm trong kinh Cựu Ước với chiếc áo đen phủ qua gối, đầu đội chiếc mũ ngoại cỡ, mái tóc buộc gọn gàng ra phía sau, hai bên tóc mai để dài xoắn thành lọn buông thả rất tự nhiên. Tất cả khách mời ngồi tại show diễn lúc bấy giờ đều phải dành tặng Jean Paul những lời khen có cánh; bởi chúng thực sự rất rất đẹp.

Thế giới thời trang luôn phớt lờ chuyện đó, họ cho rằng sáng tạo không có ranh giới nào đủ sức ngăn cản; nếu có, thì cũng chỉ là những luật lệ quá nghiêm khắc do con người tự động đề ra mà thôi.

Jean Paul Gaultier 1993

Hoặc, có thể nói, trong suốt cuộc hành trình dìu dắt suốt 11 năm ở Dior của John Galliano, chúng ta thường thấy những cuộc diễu hành trên đường băng với vẻ xa hoa, lộng lẫy đến việc sử dụng lớp vải vóc khá dư thừa. Trong quãng đường chinh chiến đó, nét đẹp văn hoá xã hội Đông phương khai thác triệt để qua từng mùa Couture 2003 và 2007, nhưng ít ai quan tâm tới John khi còn lồng ghép yếu tố Công giáo La Mã nằm trong collections khác với tên gọi “Hobo”; mặc dù, hơi thở tôn giáo chẳng phải sở trường của ông. Sau màn trình diễn, mọi người bắt đầu tỏ thái độ chỉ trích John rằng, ông vướng phải lỗi lầm nghiêm trọng trong ý tưởng khi can đảm dám đưa các người mẫu nhập vai thành cô hầu người Pháp, một chú rể và một cô dâu, cùng linh mục đảm nhận vai trò dẫn đoàn để ra chào kết show diễn.

John Galliano – Dior 2000

Ngoài ra,  đối với thương hiệu lừng danh Givenchy/ Riccardo Tisci là một cuộc duyên nợ trọn vẹn nhất của thương hiệu tưởng chừng đi vào quên lãng bỗng hồi sinh dưới đáy tro tàn, thừa thực lực sánh vai cùng Haute Couture. Trưởng thành trong một gia đình truyền thống theo đạo Công giáo, có lẽ vì thế Riccardo Tisci thường áp dụng âm hưởng Gothic vào trong các tác phẩm của mình.

Givenchy với chiếc áo in dòng chữ “Jesus is lord”

Nhà thiết kế từng đưa bức họa về Đấng ngôi hai – là con của Đức Chúa Trời vào chiếc áo phông, và mô hình vương miện đính kết những cái gai vàng và bạc quanh cổ của mẫu nam cực kỳ tinh tế tựa bài Thánh ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của Vua vũ trụ Giêsu Kitô. Kết quả là việc buôn bán của Givenchy sau mùa giải Thu/đông 2010 tăng doanh thu đáng kể, giới fashionista chính thống xuýt xoa trầm trồ khen tặng, giúp tạo nên hiệu ứng lan toả khắp toàn cầu.

Song song, giới chuyên môn thường hay nhận định, Alexander McQueen chưa bao giờ khiến người ta phải ngáp ngắn thở dài, chẳng bao giờ gây cảm giác thất vọng. Mỗi một tác phẩm mà Lee đem lại luôn là một họa phẩm vô giá với thời gian. Bộ sưu tập có tên “Eye” trình làng tại một kho hàng bị bỏ hoang nhiều năm ở New York phù phép trở thành show diễn ấn tượng “độc nhất vô nhị” từ trước tới nay.

Alexander Mcqueen Spring 2000

Cuộc xung đột tôn giáo giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo, các mô hình đi vào một hồ nước nông, được cho là đại diện của nhiên liệu dành do chạy động cơ của các nước Vua dầu hỏa vùng vịnh Trung Đông. Hình ảnh mũ mặt trăng lưỡi liềm, mạng che mặt theo phong tục Hồi giáo được McQueen thiết kế riêng biệt. Cùng lúc, chiếc áo lệch vai màu cam sẫm tượng trưng nhà Phật của McQueen, hay tín ngưỡng Hindu giáo cũng đưa vào ở những phút cuối khi người mẫu thực hiện màn treo trên không trung, quả thật làm thượng khách mãn nhãn về show diễn thời trang đúng chất kịch nghệ, đúng chất nghệ thuật.

Alexander Mcqueen Spring 2000

Thế nên, liệu Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan sẽ hướng về tinh thần tôn giáo cho chủ đề triển lãm Met Gala 2018? Nếu kết quả này xác thực, đề tài kế tiếp này, dự định liệu có tạo tiền đề gây ra xung đột thuộc phe cực đoan?

Thế Phong