Nền tảng kinh doanh vải thừa Nona Source đã mở ra một cánh cửa mới cho ngành thời trang xa xỉ

Ngày đăng: 12/02/23

15% sản lượng dệt may bị “bỏ rơi” trong kho hằng năm dẫn đến khoản lỗ 152 tỷ USD. Để giải quyết tình trạng này, LVMH đã “sinh ra” dự án Nona Source từ năm 2020. Đây là nền tảng đầu tiên trong giới thời trang xa xỉ bán lại những vải thừa của các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới – điển hình là Louis Vuitton, Dior, Fendi, Celine,… 

Những năm gần đây, LVMH đã “dõi theo” tính bền vững trong các sản phẩm của mình. Chẳng hạn như đôi giày thể thao của Louis Vuitton được tạo ra từ chất liệu thuần chay hoặc họ cũng đã thông báo rằng sẽ thay thế lông thú bằng lông nhân tạo. 

Louis Vuitton's First Sustainable Shoe Is Made With Vegan Corn Leather | VegNews
Đôi giày thuần chay đã lên tiếng cho mục tiêu bền vững của LVMH
The First Sustainable Shoe From Louis Vuitton Is Made With Vegan Corn Leather - Vkind
Đôi giày thuần chay đã lên tiếng cho mục tiêu bền vững của LVMH

Theo Stella McCartney – LVMH sở hữu cổ phần trong nhãn hiệu cùng tên của nhà thiết kế – chưa đến 1% vật liệu được sử dụng để sản xuất quần áo được tái chế. “Đây là lúc Nona Source xuất hiện. Những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới thuộc tập đoàn LVMH có thể bán lại những loại vải và da thừa với giá cạnh tranh. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng thời trang khác đều có thể tiếp cận chúng”.

Nona Source và những điều bạn chưa biết

Découvrez Nona Source (LVMH)
Nona là tên nữ thần Hy Lạp se những sợi chỉ của cuộc sống, và Source mang theo ý nghĩa “nguồn cung ứng”

Có thể nói, sự tồn tại Nona Source đã mang đến nhiều tài nguyên và lợi ích cho ngành thời trang. Dự án này đã được lập ra với mong muốn cung cấp các loại vải thừa trong kho của những thương hiệu xa xỉ thuộc LVMH cho các doanh nghiệp, boutique nhỏ và các nhà thiết kế không đủ kinh phí. Trên web của Nona Source sẽ miêu tả rõ ràng chất liệu, số lượng và giá thành cho từng loại sản phẩm khác nhau. 

Với mô hình B2B, nền tảng này mở ra nhiều cơ hội mới giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành thời trang. Đồng thời, dự án có tầm nhìn mang tính bền vững đã nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức khi mà cả thế giới đang “điên đầu” với thời trang nhanh. Đây cũng có thể xem như là một cách để bảo vệ môi trường và tái chế những sản phẩm dư thừa thay vì trả chúng lại với “thiên nhiên”. 

Nona Source: Phi vụ kinh doanh mới nhất của tập đoàn xa xỉ LVMH
Hai nhà sáng lập Nona Source

Một trong các vị “cha đẻ” của dự án này chính là ông Romain Brado – người phụ trách nhập vật liệu cho Givenchy – cho biết: “Hầu hết thời gian tôi làm việc đều ở các kho chứa nguyên liệu nên khi chứng kiến số vải càng ngày càng nhiều tôi lại nghĩ đến những nhà thiết kế trẻ cũng rất cố gắng tìm kiếm các loại vải đẹp để sáng tạo. Mà tại các thương hiệu xa xỉ thì chúng lại bị chất thành “một núi” vải thừa, đó là tiền đề cho sự ra đời của nền tảng Nona Source”. 

Khi nói về sự ra đời của Nona Source, Richard Malone – người từ lâu đã đặt tính bền vững làm trọng tâm trong các thiết kế của mình – đã từng giải thích: “Nona Source đã mang đến cho chúng tôi cơ hội phát triển những cách làm việc mới – tiếp tục phát triển theo chiều ngang mà không quá tốn nhiều tài nguyên. [Nền tảng] đã giúp chúng tôi giải quyết một số vấn đề chính mà các nhà thiết kế trẻ gặp phải, bao gồm các yêu cầu về số lượng đặt hàng (vải) tối thiểu”. 

Bianca Saunders, một nhà thiết kế khác sử dụng Nona Source, cho biết thêm: “Sử dụng Nona Source đã đem đến nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp nhỏ như thương hiệu của tôi, đặc biệt là với mục tiêu bền vững của họ. Các loại vải có thể được tìm kiếm trực tuyến một cách dễ dàng”. 

Trong tuần đầu tiên ra mắt, 500 loại vải với tổng cộng 100.000 mét vải và 1.000 da được đăng tải trên trang web chính. Mô hình tái sử dụng những loại vải thừa bằng cách bán lại đã không mấy xa lạ trong ngành công nghiệp thời trang những năm gần đây. Nona Source không chỉ cung cấp các chất liệu vải và da, mà còn có những phụ kiện khác trong “công cuộc” tạo nên một sản phẩm như sọc, chỉ, khóa kéo, nút,… Sự đa dạng ấy khiến sự phát triển của nền tảng này không mấy khó khăn mà còn nhận được sự ủng hộ tích cực trong giới.  

Nona Source hiện tại đang có 2 showroom ở London và Paris

Nền tảng này đã từng thông báo rằng Nona chỉ dự tính hoạt động trong khu vực châu Âu chứ không có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Mỹ. Để có thể đặt những mặt hàng từ Nona, bạn phải chứng minh được mình là một nhà thiết kế thời trang hoặc sở hữu một cửa hàng riêng có mã số thuế thuộc Liên minh châu Âu. Vì tất cả các sản phẩm từ Nona đều có nguồn gốc từ các thương hiệu trong nhà LVMH nên người mua có thể an tâm với chất lượng sản phẩm. 

Showroom đầu tiên của Nona Source được đặt tại La Caserne, Paris đã mở cửa chào đón khách vào mùa thu năm 2021. Hãy thử chiêm ngưỡng những hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn về dự án “bán buôn” vải thừa của LVMH. 

Nona Source : un showroom dédié aux surplus textiles des maisons du groupe LVMH.

Nona Source : une vente de surplus textiles des maisons LVMH ouverte aux étudiants et au grand public.

Đến với showroom thứ hai của dự án này dược đặt tại London, Brado đã từng bảo rằng anh chọn nơi đây vì rất nhiều nhà thiết kế sinh sống và làm việc tại thành phố phồn hoa này. Điều đó thật tuyệt và cũng là một ý kiến sáng suốt.

Nona Source, high-end materials resale platform, born from LVMH's entrepreneurial program DARE, launches first UK Showroom at the Mills Fabrica in London - LVMH

First look: LVMH's Nona Source opens luxury fabric showroom

Thực hiện: Mỹ Tâm