Ngành bán lẻ cần quan tâm đến những câu hỏi quan trọng gì khi nói đến metaverse?

Ngày đăng: 11/02/22

Hiện tại, không có triển vọng công nghệ tiêu dùng nào thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận và đầu tư hơn ngay bây giờ so với metaverse. Metaverse – về cơ bản là một thực tế song song bao gồm các chiều không gian kỹ thuật số được kết nối và tương tác, được ứng dụng vào cuộc sống bởi các công nghệ bao gồm thực tế ảo (VR) và tăng cường (AR), với hoạt động thương mại được củng cố bởi blockchain – sẽ góp phần thúc tiến khả năng thay đổi, không chỉ cuộc sống của người tiêu dùng mà còn toàn bộ cách của chúng ta cuộc sống.

Trong một tương lai không xa, xã hội loài người có thể dành một tỷ lệ đáng kể thời gian để làm việc, học tập, vui chơi và tất nhiên, mua sắm trong metaverse, nơi mà các tài sản ảo – từ quần áo đến bất động sản – có thể mang lại giá trị kinh tế và xã hội, đáp ứng hoặc thậm chí vượt quá của tài sản vật chất.

Ngành bán lẻ cần quan tâm đến những câu hỏi gì khi nói đến metaverse?

Hầu hết những luận bàn về metaverse là tích cực. Ngành công nghệ coi nó như một biên độ mới trong mối quan hệ của sự văn minh loài người được thúc đẩy bởi công nghệ. Các nhà tiếp thị xem nó như một thị trường mở cho các danh mục sản phẩm mới. Các nhà đầu tư coi đây là một lĩnh vực mới đầy hứa hẹn. Đối với ngành thời trang, có một bầu không khí hào hứng chung xung quanh những gì chúng ta coi là một sự phát triển lịch sử của internet ngày nay.

Nhưng cũng như bất kỳ tiến bộ công nghệ quan trọng nào, có ba câu hỏi quan trọng mà các nhà bán lẻ thời trang và những người ủng hộ cần phải hỏi trước khi du nhập vào metaverse.

Nó có khả thi không? Rõ ràng là việc xây dựng một vũ trụ kỹ thuật số sống động thực sự – nơi con người có thể thực sự chìm đắm và “sống” ở bên trong chiều không gian kỹ thuật số như vậy là hoàn toàn có thể thực hiện được. Và với tốc độ đổi mới hiện tại, chúng ta sẽ sớm được trải nghiệm những nền tảng metaverse đầu tiên được thiết lập.

Nó có thể xảy ra không? Trải nghiệm nhập vai, hấp dẫn và cảm giác chân thực khi trải nghiệm là sự phát triển theo tuyến tính hợp lý xét về phương diện lối sống trực tuyến của loài người đang ngày một gia tăng. Và với số vốn đang đổ vào những nhà phát triển và những công ty công nghệ start-up với tiềm năng lớn, sẽ có rất nhiều nền tảng và dự án mới được thiết lập trong tương lai gần. Metaverse gần như chắc chắn sẽ phát triển theo cung đường đồ thị là một đường cong tăng tốc.

Và cuối cùng, nó có thích hợp hơn không? Câu hỏi thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất này là câu hỏi mà hầu như chưa có cuộc đối thoại nào về metaverse được nêu ra. Mặc dù metaverse thực sự có thể xảy ra và sớm có thể xảy ra, nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ cải thiện hay làm trầm trọng thêm các vấn đề mà xã hội hiện đang phải đối mặt, từ sức khỏe tinh thần đến khủng hoảng khí hậu?

Đây không đơn giản chỉ là một câu hỏi đạo đức, mà là một câu hỏi có ý nghĩa kinh doanh cần cân nhắc nghiêm túc đối với các nhà bán lẻ – vốn đang chịu sự tăng cường giám sát về tác động môi trường và xã hội của họ, đặc biệt nếu họ coi metaverse là cầu nối với thế hệ người tiêu dùng trẻ, những người ngày càng coi trọng vị trí của thương hiệu trên các vấn đề về môi trường và xã hội khi họ đưa ra quyết định mua hàng.

Ngành bán lẻ cần quan tâm đến những câu hỏi gì khi nói đến metaverse?

Ngày nay, các chuyên gia không chỉ ghi nhận tình trạng mất ngủ, cô đơn, trầm cảm và tự tử ngày càng gia tăng ở thanh thiếu niên có mối tương quan với việc gia tăng thời gian sử dụng mạng xã hội. Một màn hình hiển thị ảo cho việc hòa nhập thế giới kỹ thuật số với cường độ gây nghiện, có thể dẫn đến cảm giác hụt ​​hẫng và lo lắng. Hãy xem xét rằng, trong metaverse, một cá nhân có thể bị đánh giá không chỉ bởi cách họ trông trong thế giới thực, mà còn bởi cách họ thể hiện mình trong metaverse, bởi việc mang mặc đôi giày thể thao kỹ thuật số hoặc đi theo những trào lưu makeup mới nhất cũng vẫn quyết định mức độ được quan tâm của họ. Chưa kể đến việc vị trí địa lý trong không gian ảo của cá nhân đó trên một nền tảng như Decentraland có thể quan trọng như vị trí bất động sản trong thế giới thực của họ.

Hãy xem xét rằng, trong metaverse, một cá nhân có thể bị đánh giá không chỉ bởi cách họ trông trong thế giới thực, mà còn bởi cách họ thể hiện mình trong metaverse, bởi việc mang mặc đôi giày thể thao kỹ thuật số hoặc đi theo những trào lưu makeup mới nhất cũng vẫn quyết định mức độ được quan tâm của họ.

Mặc dù rất dễ bị quyến rũ bởi những mặt trái của bất kỳ công nghệ nào nhưng chúng ta không thể quên rằng vào năm 2006, Mark Zuckerberg đã nói đơn giản “Facebook là về những sự kết nối thực sự với những người bạn thực sự”, một khái niệm nghe có vẻ không tưởng nhưng cũng vẫn đã hấp dụ được 2,8 tỷ người đã đăng ký. Nhưng những gì Zuckerberg không đề cập đến là nó sẽ đi kèm với một loạt các mặt tối không lường trước được khác, như bắt nạt trực tuyến, thông tin sai lệch và chia rẽ chính trị…

Những tác động tiêu cực kể trên đã dẫn đến những động thái cứng rắn, mà các thương hiệu, chẳng hạn, như thương hiệu mỹ phẩm Lush gần đây đã tuyên bố ngừng sử dụng Facebook hoàn toàn. Mark Constantine – giám đốc điều hành của Lush, chia sẻ với tờ Guardian vào cuối năm 2021 rằng Lush sẽ rất vui lòng khi mất đi 10,6 triệu người theo dõi Facebook và Instagram của công ty, và doanh thu ước tính vào khoảng $13 triệu đô. Lush quyết định ngừng sử dụng mạng xã hội vì muốn bày tỏ rõ quan điểm của mình là đứng lên để từ chối tiếp tục ủng hộ những ảnh hưởng xấu của Facebook đối với xã hội.

Khi ngành thời trang du nhập sâu vào metaverse, các thương hiệu sẽ có cơ hội mới để chọn các nền tảng và phương thức đăng ký và họ nên làm điều đó một cách cẩn thận. Đó sẽ phải là điều tiên quyết mà các thương hiệu cần phải đưa ra quyết định cẩn trọng, trước khi bắt đầu hành trình du nhập vào metaverse.

Ngành bán lẻ cần quan tâm đến những câu hỏi gì khi nói đến metaverse?

Còn về tác động đối với sự sáng tạo? Một số người tán dương việc chuyển sang hàng hóa ảo như là sự “dân chủ hóa thiết kế” mang lại cho bất kỳ ai có trí tưởng tượng và khả năng tiếp cận với các công nghệ đơn giản đều có khả năng trở thành nhà thiết kế thời trang. Nhưng hãy nhìn vào những gì dân chủ hóa, mà điển hình là công nghệ ghi âm đã làm cho thu nhập của các nhạc sĩ và tác giả của các ca khúc, hoặc chất lượng tổng thể của ngành âm nhạc nói chung. Nếu có bất cứ điều gì mà nhân loại đã học được, rằng nhiều hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tốt hơn, và dân chủ hóa đôi khi chỉ có nghĩa là phổ biến hàng hóa.

Và chắc chắn không có gì đáng lên án hơn việc ngành bán lẻ toàn cầu là một trong những ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất hành tinh. Chỉ riêng ngành công nghiệp may mặc đã tạo ra 8% lượng khí nhà kính trên thế giới. Đối với điều này, metaverse không đưa ra biện pháp khắc phục thực sự nào, bởi vì năng lượng cần thiết và các yêu cầu về không gian lưu trữ lượng thông tin kỹ thuật số khổng lồ chỉ để gắn kết một không gian là tập hợp của những chiều không gian kỹ thuật số bình ổn, toàn diện như vậy sẽ là vô cùng khổng lồ.

Ví dụ, các nghiên cứu về nền tảng trò chơi đã ước tính rằng nếu chỉ có 30% người chơi video chuyển sang nền tảng trò chơi dựa trên Điện toán đám mây (Cloud-based solution) vào năm 2030, thì lượng khí thải carbon, do sự gia tăng công suất tính toán cần thiết, sẽ tăng 30%. Bây giờ, hãy tưởng tượng số tiền phải trả cho toàn bộ hành tinh đang chuyển sang một siêu hành tinh đang rất sính chuộng các hoạt động dựa trên đám mây. Có khả năng là mọi lợi ích về môi trường có thể có từ những việc như mức độ khí thải ô nhiễm bị giảm thiểu phụ thuộc vào việc đi làm hàng ngày hoặc mức tiêu thụ quần áo thể chất thấp hơn sẽ không mấy đáng kể so với lượng năng lượng tiêu hao chỉ để vận hành.

Còn khi nói về hàng may mặc ảo, điều này có ý nghĩa gì đối với hàng chục triệu công nhân may mặc trên khắp thế giới, những người phụ thuộc vào các công việc sản xuất vật chất để tồn tại? Có ai thực sự nghĩ rằng những người lao động đó sẽ còn có kế sinh nhai khi mọi người chuyển sang làm nhà thiết kế quần áo kỹ thuật số không?

Ngành bán lẻ cần quan tâm đến những câu hỏi gì khi nói đến metaverse?

Metaverse đưa chúng ta, với tư cách là một xã hội và một ngành bán lẻ, đến một giao lộ quan trọng. Có một chút nghi ngờ rằng nó mang lại hứa hẹn to lớn về lợi nhuận tài chính, nhưng cũng giống như chúng ta háo hức tính toán lợi nhuận, chúng ta cũng nên ước tính các chi phí xã hội và môi trường và cả những giải pháp thực tế mà chúng ta có thể làm để tránh chúng.

Các nhà bán lẻ chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho metaverse. Và chính vai trò đó đã mang lại cho họ sức mạnh – sức mạnh để kiên định với một metaverse an toàn, bảo mật và bền vững. Với việc xây dựng metaverse đang được tiến hành khẩn trương, đã đến lúc các nhà bán lẻ nói chung và ngành thời trang nói riêng, cần nhận thức rõ điều này và đưa trách nhiệm với môi trường và xã hội vào các chiến lược phát triển của họ ngay từ đầu.

Thực hiện: Fellini Rose

Bài viết được chuyển ngữ từ BoF