Những xu hướng mới định hình nên tương lai của cửa hàng pop-up

Ngày đăng: 24/12/24

Kỷ nguyên số, được thống trị bởi công nghệ AI, đã tạo ra một thế hệ mới của cửa hàng pop-up. Giao diện mới đã mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Dưới đây là những xu hướng mới mà các thương hiệu không nên bỏ qua, nếu không muốn bị bỏ lại trong “cuộc chơi” tạo ra không gian sáng tạo này.

Các cửa hàng pop-up lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2008. Hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính trở thành động lực khiến các thương hiệu cần phải tìm một giải pháp trưng bày ít tốn kém hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu suất tương tự những hình thức thuê dài hạn và tốn nhiều chi phí lớn. Từ đó, các không gian sáng tạo được gọi là pop-up store đã chính thức ra đời. Khái niệm này được dùng để định nghĩa các cửa hàng bán lẻ – mở ra trong một khoảng thời gian ngắn hạn.

Cửa hàng pop-up store được các thương hiệu tổ chức tại một địa điểm nào đó, trang trí theo những chủ đề nhất định và thường gắn liền với thông điệp trong bộ sưu tập mới cần quảng bá. Đối với những thương hiệu mới, pop-up store chính là giải pháp tối ưu trong quá trình trước khi ra mắt cửa hàng vật lý đầu tiên. 

Không chỉ tiết kiệm được ngân sách, cửa hàng pop-up còn mang đến độ tương tác đạt kỳ vọng với khách hàng cho những thương hiệu thời trang. Cách trang trí đầy sáng tạo kết nối sâu sắc với bộ sưu tập mới giúp khách hàng có thể cảm nhận được trọn vẹn thông điệp ý nghĩa mà thương hiệu muốn truyền tải. Bên cạnh đó, trải nghiệm mua sắm cũng được nâng cấp. Nó sẽ không phải là chuyến lựa đồ nhàm chán nữa; thay vào đó là lúc mà khách hàng có cơ hội cảm nhận được màn giao thoa giữa thời trang, kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật, và thậm chí ẩm thực. Bởi lẽ, cửa hàng pop-up thường được tổ chức trong các không gian sinh động từ nhà hàng đến triển lãm,…

Theo sự phát triển của thời đại, cửa hàng pop-up cũng được đổi thay để bắt kịp xu hướng. Dưới đây là những cách tổ chức pop-up store được nhiều thương hiệu trên thế giới ngày nay yêu thích. Đừng bỏ lỡ cơ hội bắt thóp được “insight” của khách hàng trẻ nhé!

Nội thất trang trí sáng tạo vượt ngưỡng

Jacquemus chắc chắn một trong những “tay đua” cừ khôi trong sân chơi cửa hàng pop-up. Thương hiệu thời trang đến từ Pháp nổi tiếng với loạt không gian mua sắm sáng tạo – được tổ chức tại những địa điểm được săn đón, kết hợp với các hình thức thư giãn khác như quán cà phê, tiệm bánh và đặc biệt là trưng bày nhiều tác phẩm sắp đặt độc đáo.

Simon Porte Jacquemus từng chia sẻ với truyền thông rằng: “Mục đích của pop-up đối với tôi là để vui vẻ. Đó là một trải nghiệm không chỉ đơn thuần là bán túi xách hay giày dép. Tôi nghĩ mọi người muốn thứ gì đó khác, họ muốn vui vẻ hoặc nếm thử cảm giác ngạc nhiên. Họ muốn khám phá những điều mới mẻ và được truyền cảm hứng từ điều gì đó”. Vì thế không gian cửa hàng pop-up của thương hiệu luôn được đầu tư hoành tráng, đạt mức tối đa trong thang điểm bất ngờ bởi những món nội thất trang trí táo bạo – gắn liền sâu sắc với câu chuyện/ tông điệu chủ đạo của bộ sưu tập. Từ máy nướng máy mì khổng lồ, khu giặt sấy rộng lớn, những chiếc túi khổng lồ như hệt sản phẩm được tạo từ thuật ngữ AI,… cho đến chiếc máy bán túi tự động, cửa hàng pop-up của Jacquemus mang đến một trải nghiệm mua sắm thời trang trọn vẹn từ không gian đến cảm giác. Tư duy sáng tạo của Jacquemus trong cửa hàng pop-up đã phá vỡ nhiều rào cản của thế giới xa xỉ. 

Tuy chỉ mới là “tân binh” trong miền sáng tạo này, nhưng thương hiệu mỹ phẩm Rhode của Hailey Bieber cũng để lại nhiều dấu ấn đầy ấn tượng. Từ các gian photobooth cực kỳ hấp dẫn được lan truyền mạnh mẽ trên TikTok đến việc tái tạo cảm giác bước vào một thỏi phấn má hồng khổng lồ, sự sáng tạo đặc trưng của thương hiệu trong các chiến dịch quảng bá đã tạo ra một loạt các trải nghiệm pop-up gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng với thương hiệu.

Bắt thóp được “insight” của giới trẻ, cửa hàng pop-up của Rhode thường chú trọng đến các hoạt động ngoài trời hoặc những thú vị được người trẻ ngày nay ưa chuộng. 

@rhode @Toryia ♬ original sound – 🎀

@rowverytrinidad29 rhode pop up 🎀 @rhode skin @Hailey Bieber #rhodeskin #rhode ♬ Apple – Charli xcx

Những địa điểm bất ngờ

Một xu hướng đang len lỏi trong cách tổ chức cửa hàng pop-up của nhiều thương hiệu thời trang và làm đẹp ngày nay chính là tận dụng địa điểm không ngờ tới, từ các nhà hàng ở góc phố, đại lý báo đến các ki-ốt và quán rượu. Nổi bật nhất và phổ biến nhất (thời điểm hiện tại) trong các địa điểm đầy bất ngờ đó chính là Shreeji News ở London, một đại lý báo di sản đã trải qua nhiều cuộc cải tạo ấn tượng. Nơi này đã trở thành nơi trưng bày các sản phẩm tạm thời cho các thương hiệu như Jimmy Choo và Valentino.

Chủ sở hữu Shreeji News, Sandeep Garg chia sẻ: “Các thương hiệu như Tiffany, Bottega Veneta, Zara và IKEA đã sử dụng không gian của chúng tôi. Họ mang đến một sự kết hợp độc đáo, màn giao thoa giữa thời trang, nghệ thuật, kiến trúc và cộng đồng. Họ có thể thể hiện bản sắc thương hiệu của mình ở quy mô nhỏ; thay vì chỉ tổ chức tại các địa điểm lớn hơn nhiều, nơi có thể mất đi sự tương tác có giá trị.” Khi hợp tác với nhiều thương hiệu, địa điểm tổ chức cũng có cơ hội khoác lên mình một “lớp màu mới”, từ đó tăng độ hấp dẫn không ngờ tới. 

“Có một sự thay đổi lớn về diện mạo của cửa hàng trong đợt bùng phát đầu tiên của COVID-19. Tôi đã muốn thêm không gian để uống cà phê. Tôi thấy rằng đây là “người bạn đồng hành” tự nhiên với các ấn phẩm và là không gian đọc sách để mọi người xem qua sách và tạp chí. Do đó, cuối cùng chúng tôi đã có một diện mạo hoàn toàn mới, kết hợp dịch vụ cà phê và không gian tổ chức sự kiện, giúp cửa hàng có thêm một nhóm người theo dõi mới”, Garg nói thêm. Tương tự như mô hình ở Shreeji, cửa hàng pop-up “Summer Reads” của Miu Miu cũng mô phỏng một ki-ốt tin tức, diễn ra trên khắp các thành phố chính.

Khi ẩm thực cũng gia nhập cuộc chơi

Không chỉ có các thương hiệu thời trang và mỹ phẩm làm đẹp, giờ đây các nhà hàng ẩm thực cũng thúc đẩy chiến dịch quảng bá bằng hình thức mở gian hành pop-up. Lấy We Are Ona làm ví dụ. Họ đã tạo ra một trải nghiệm ẩm thực đi khắp thế giới, tạo ra những không gian nhà hàng thu nhỏ đầy đủ bàn ăn, đèn, nến,…tất cả được bày trí độc đáo và vô cùng chỉn chu. Trải nghiệm pop-up mới mẻ này tập trung vào hành trình khám phá, cảm thụ văn hóa thay vì chỉ chăm chú vào sản phẩm. 

“Tại We Are Ona, không chỉ có lòng đam mê dành cho ẩm thực mà còn đam mê thế giới sáng tạo và đời sống xa xỉ. Chúng tôi hiểu được mối liên hệ sâu sắc giữa trải nghiệm ẩm thực và thương hiệu; từ đó có thể tạo ra một món quà kết tính”, người sáng lập Luca Pronzato chia sẻ.

Từ những màn hợp tác đã phát triển, Pronzato nói thêm “Chúng tôi đến từ thế giới dịch vụ khách sạn nhưng luôn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các cộng đồng sáng tạo. Vì thế chúng tôi đang ở ngã ba giữa thế giới nhà hàng và thế giới sự kiện. Chúng tôi là một studio ẩm thực và quy trình sáng tạo của chúng tôi luôn phát triển và cải tiến. Đội ngũ của chúng tôi có các kiến ​​trúc sư, nhà thiết kế sân khấu và nhà thiết kế bối cảnh do tôi lãnh đạo nhưng cũng có cả giám đốc ẩm thực, đầu bếp, người pha chế rượu và bồi bàn chuyên nghiệp. Quy trình sáng tạo rất thú vị vì đó là sự trao đổi thực sự trong thế giới sáng tạo giữa thời trang và hàng xa xỉ nhưng cũng giao thoa với nghệ thuật, kiến ​​trúc và tất nhiên là nghệ thuật ẩm thực.”

Đối với We are Ona, sẽ có một ngày những cửa hàng pop-up truyền thống cũng trở nên lỗi thời. Đi trước một bước, We are Ona hướng đến những trải nghiệm cảm thức trọn vẹn, giúp khách hàng khám phá được điều mới mẻ từ mọi giác quan, từ tâm trí đến thể xác. 

Thực hiện Dory

Theo Hypebae