Những cột mốc đáng nhớ khi thời trang trở thành tuyên ngôn chính trị
Ngày đăng: 10/11/21
Thời trang và chính trị là một sự cộng hưởng không thể nào hòa hợp hơn, đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người.
“Thời trang là tấm gương phản chiếu của lịch sử”, Vua nước Pháp Louis XIV (Louis the Great or the Sun King) đã viết như thế vào thế kỷ 17. “Nó [thời trang] phản ánh xã hội, kinh tế, chính trị thay đổi hơn là một sự thứ ảo tưởng, viển vông.” Hiển nhiên, vị vua đã có công xây dựng nước Pháp hưng thịnh nhất mọi triều đại đã không thể biết được trước rằng chính thời trang đã đóng một vai trò to lớn trong việc lật đổ chế độ quân quyền.
Trong nhiều thiên niên kỷ, con người đã sử dụng quần áo như một tờ giấy họa: Từ cách chúng ta chọn trang phục kể một câu chuyện về con người, nhân diện của mình; kể một câu chuyện về con người ta muốn trở thành; và thế giới mà ta muốn xây dựng cho chính mình. Một cuốn sách mới, mang tiêu đề “Dressing the Resistance: the Visual Language of Protest Through History” (Ngôn ngữ hình ảnh của sự biểu tình xuyên suốt lịch sử) đã khai thác và khám phá vai trò quan trọng của thời trang, quần áo, họa tiết lẫn phụ kiện trong các phong trào nhân quyền, biểu tình phản đối trải dài xuyên suốt lịch sử loài người. Thời trang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhóm yếu thế trong xã hội.
Cuốn sách đi kèm với lời tựa sâu sắc của Ann Crabtree, người đã thiết kế trang phục cho bộ phim mang tính biểu tượng “Handmaid’s Tale”. Nội dung cuốn sách cũng cho thấy rằng thời trang có thể không chỉ là một tấm gương phản chiếu thụ động của lịch sử. Nó còn là chất xúc tác cho sự thay đổi – và là công cụ trao quyền cho mọi phụ nữ.
Một trong những ví dụ sớm nhất về việc phụ nữ sử dụng quần áo để biểu tình, bắt nguồn từ vở kịch Hy Lạp cổ đại “Lysistrata”, trong vở kịch này, phụ nữ đã dàn dựng một cuộc bãi công tình dục để buộc cánh đàn ông phải ngừng cuộc chiến tranh Peloponnesian – bằng cách mặc những bộ cánh cầu kỳ, thu hút hoặc không mặc bất kể thứ gì.
Kể từ đó, phụ nữ có vô số lý do để nổi dậy. Vào đầu những năm 1900s, để đòi quyền bầu cử, những người biểu tình đã mặc những chiếc váy làm từ báo in khẩu hiệu ủng hộ bỏ phiếu. Một thế kỷ sau, thời trang cũng đã trở thành chất xúc tác để ủng hộ phong trào #MeToo. Những người tham gia biểu tình đã mang chiếc mũ ca-pô màu trắng và trang phục áo choàng màu đỏ thẫm – được lấy cảm hứng từ bộ phim truyền hình ăn khách “Handmaid’s Tale” ra đường và xếp hàng tại tòa án trong các phiên điều trần xác nhận của cựu Phó bộ Tư pháp của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ – Brett Kavanaugh.
Tác giả Camille Benda, đồng thời là nhà thiết kế trang phục và sử gia về trang phục, cho biết: “Các nhóm biểu tình thường là những người không được đại diện hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội, hoặc những nhóm người thường xuyên phải đối mặt với những điều bất công. Theo tỷ lệ, nhiều hơn trong số đó sẽ là phụ nữ hoặc người nghèo.”
Trong suốt nhiều năm, việc sử dụng màu sắc, phi ngôn ngữ, nhưng đầy sắc thái, đã là chìa khóa quan trọng của thời trang trở thành công cụ biểu tình. Kể từ năm 2006, nửa triệu thành viên nữ của Gulabi Gang tại Ấn Độ đã diễu hành biểu tình với những thanh tre màu hồng fuchsia trên tay và mặc bộ saree có tông màu tương đồng để chống đối tình trạng bạo hành gia đình và lạm dụng đối với phụ nữ ở quốc gia này. Cũng trong vài năm trở lại đây, vào Ngày Quốc tế Phụ nữ, phụ nữ ở Mexico đã xuống đường mặc màu tím – một màu từ lâu gắn với các phong trào nữ quyền – để thể hiện “một ngày không có phụ nữ” trông như thế nào.
Rõ ràng là cánh nam giới cũng đã sử dụng thời trang như một hình thức biểu tình. Vào những năm 1950, ở ngoại ô nước Anh, những chàng trai da trắng thuộc tầng lớp lao động (còn được gọi là Teddy Boys) đã mặc bộ quần áo ba lỗ với ve áo bằng nhung, thách thức phong cách được gắn liền với tầng lớp thượng lưu và khẳng định nó dành cho tầng lớp thấp hơn.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Martin Luther King – và vợ là Coretta Scott King – đã đấu tranh cho quyền công dân, khi cả hai lựa chọn mặc đồ công sở. Benda nói: “Ý tưởng phản đối trong bộ đồ công sở dường như đã đưa nhà hoạt động nhân quyền King – trở nên được kính trọng tựa như một vị tổng thống. Cuộc biểu tình đó giống như là một yêu cầu về sự tôn trọng.”
Quần áo thậm chí đã được sử dụng như “vũ khí bí mật”. Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, các điệp viên đã sử dụng đồ đan len như một phương cách nhắn tin bí mật để truyền đạt vị trí của quân Đồng minh hoặc số lượng vũ khí mà họ có, được giấu trong một chiếc mũ đan len đơn giản hoặc một đôi găng tay. Và năm ngoái, Patagonia đã đưa ra tuyên bố nhằm chống lại những người phủ nhận tính chất nghiêm trọng biến đổi khí hậu và cựu tổng thống Donald Trump – bằng cách ẩn thông điệp “bỏ phiếu tống kẻ khốn nạn đó ra” (vote the assholes out) ở mặt sau của một số thẻ tag của sản phẩm.
Theo nhiều cách, những chiếc mặt nạ phổ biến hiện nay mà chúng ta đeo có thể được coi là một loại vũ khí văn hóa khác nhau: Một số chọn đeo mặt nạ có in biểu tượng Black Lives Matter, cũng có những người không chịu tuân thủ yêu cầu đeo mặt nạ. Trong một số hoàn cảnh hiếm hoi, lựa chọn không mặc hay mang một thứ gì, trong bối cảnh hiện đại cũng có thể hiểu như một tuyên bố về chính trị. Benda nói: “Không mang mặc quần áo hay phụ kiện là một trong những công cụ chính trị mạnh mẽ nhất, nhưng theo một nghĩa là nó hoàn toàn kết nối với thời trang. Bởi khi chúng ta loại bỏ một điều gì đó [quần áo], chúng ta khiến bản thân dễ bị tổn thương nhưng cực kỳ dễ nhận thấy”.
Nếu một bộ quần áo đơn giản có không có ý nghĩa quan trọng gì đối với bạn, thì nội dung của cuốn “Dressing the Resistance” được tạo ra để thay đổi suy nghĩ của bạn. Benda nói: “Đôi khi tôi nghĩ về quần áo như một thứ mang tính biểu tượng hơn là một thứ vật phẩm. Khi quần áo chỉ là trang phục cho cơ thể bạn, chúng là cách che chở, bảo vệ cho bạn. Nhưng nếu bạn thêm ý tưởng thể hiện bản thân, đó là lúc chúng trở thành thời trang. “
Chuyển ngữ bởi Fellini Rose
Nguồn: FastCompany