Sáng tạo không biên giới: Chân dung 10 nghệ sĩ tiên phong trong lĩnh vực ‘textile design’ (Phần 2)

Ngày đăng: 09/09/18

Kỹ thuật dệt vải ra đời cách đây 27,000 năm, được xem là một trong những kĩ thuật cổ xưa nhất của loài người. Kỹ thuật xử lý chất liệu, bao gồm dệt vải, thêu thùa và các thể loại tạo hình đã phát triển qua từng thế kỉ cho đến ngày nay. Qua năm tháng, khi tạo hình chất liệu được lồng ghép với nghệ thuật đã trở thành vùng trời để các nghệ sĩ tự do sáng tạo.

Hãy cùng Style-Republik khám phá chân dung 10 nghệ sĩ được bầu chọn là những người tiên phong trong việc thúc đẩy kết hợp nghệ thuật, sáng tạo vào trong lĩnh vực xử lý chất liệu thông qua những tác phẩm của họ.

Nick Cave

Giống như nhiều nghệ sĩ khác, Cave bắt đầu tìm tòi và ứng dụng các kỹ thuật xử lý chất liệu trên vải từ khi còn nhỏ. Mẹ anh làm mẹ đơn thân và có 6 người con, Nick Cave đã quá quen với việc tự sửa đồ mặc từ những bộ quần áo cũ. Ngày nay, Cave được biết đến rộng rãi nhờ những trang phục tinh tế “Soundsuits” của mình – đó là những bộ trang phục điêu khắc được triển lãm trong các bảo tàng hoặc được mặc bởi các vũ công (bản thân Cave cũng là một vũ công được huấn luyện bởi nghệ sĩ múa Alvin Ailey).

Chú ý vào những đường chuyển động, những bộ trang phục được may vào với nhau chứ không phải dán lại, và tạo ra những âm thanh nghe như nhạc cụ của các buổi nhạc kịch. Một thí nghiệm mở rộng từ thời thơ ấu của anh, bộ suit của Cave được làm từ những vật liệu tái chế, như túi xách tay cũ, tóc nhuộm, nút áo nhựa, tóc giả, lông chim, những chiếc khăn tay v.v… Cave đã tạo ra hơn 500 bộ “Soundsuits” vô cùng đa dạng về chất liệu, từ những lá cơ ma giáo cho tới những phục trang dùng trong các dịp lễ, những chất liệu này cũng có “màu sắc” nhuốm màu chính trị hoặc đơn giản là theo phong cách hài hước, vui vẻ.

Alexandra Kehayoglou

Những tác phẩm của Kenhayoglou là sự giao thoa giữa nghệ thuật và thiết kế, nghệ sĩ sản xuất ra những tấm thảm được làm thủ công với khung cảnh đồng quê. Sử dụng những mảnh vải/ chỉ thừa từ nhà máy sản xuất thảm của gia đình, cô đã dệt nên những khung cảnh nên thơ về thiên nhiên yên ả.

Những tác phẩm của cô thường nêu lên một địa điểm mang ý nghĩa đặc biệt, như trong tác phẩm “No Longer Creek” (2016) mô tả dòng sông đã bị huỷ hoại hoặc bức địa hình nơi cô sinh ra Argentina trong chuỗi “Pastizales”. Người xem có thể tương tác với những tấm thảm này bên trong các phòng trưng bày hoặc sống cùng với chúng. Thực tế, nghệ sĩ thích những mẫu ‘textiles’ của mình có thể dính bẩn một chút, vì như cô chia sẻ: “được chạm vào, được mọi người đi lên và dính bẩn sẽ mang lại sự sống cho những tác phẩm của tôi”.

Billie Zangewa

Lịch sử nghệ thuật Tapestries thường gắn liền với hình ảnh liên quan tới tôn giáo/ thần thoại nhưng nghệ sĩ Zangewa đã sử dụng phương pháp này để kể lại chính cuộc sống hằng ngày của cô. Nghệ sĩ người Malawi đã tự họa chính bản thân cô lúc đang đọc tạp chí Vogue Magazine, khi đang chăm con trong căn bếp của mình, có lúc tắm cùng với chồng cô hoặc đang chuẩn bị thay đồ trong phòng tắm. Hơn cả những tác phẩm thông thường, những mẫu ‘textiles’ của cô được làm vô cùng tỉ mỉ đến mức người xem dễ nhầm lẫn đó là những bức tranh vẽ.

 

Mỗi một tác phẩm đều được làm bằng tay với một quy trình cần mẫn. Từ khâu bắt đầu là vẽ mẫu, cắt vải và kết thúc bằng việc ghim miếng đính và khâu chúng lại với nhau. Billie Zangewa chia sẻ: “Tôi đang thể hiện chính bản thân mình và tôn vinh sự nữ tính thông qua các chất liệu mà tôi đã lựa chọn. Việc may vá cũng mang tính trị liệu tôi thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.”

Faig Ahmed

Mặc dù làm việc đa dạng với các hình vẽ, video, nghệ thuật sắp đặt, nhưng người nghệ sĩ Azerbaijani biết đến nhiều nhất qua những tấm thảm và tác phẩm thêu. Trong những tác phẩm này, anh tác động lên những hoạ tiết dệt truyền thống một cách nghịch ngợm và tạo ra những mẫu mới (đôi khi anh cũng xé đôi những mẫu cũ ra để làm thành mẫu mới). Những tác phẩm trông giống như những ảo giác, hoá chất bị tan chảy hay những hình ảnh nhiễu sóng mà ta nhìn rõ cả từng điểm pixel. Quá trình của Ahmed bắt đầu trên máy tính, anh sử dụng Photoshop để tạo nên những hình ảnh méo mó này. Sau đó anh in mẫu thiết kế, để có thể sử dụng trên chất liệu giấy trước khi gửi tới đội ngũ dệt gồm 20-25 người thợ.

Kĩ thuật làm thảm là một kĩ thuật thực hành được bảo tồn ở Azerbaijan, người dân địa phương đã sản xuất ra nhiều mẫu vải từ đầu thế kỉ 3 trước công nguyên. Ahmed đã phải tốn vài năm mới có thể thuyết phục những người thợ địa phương sản xuất các mẫu theo ý anh, người đầu tiên thậm chí phải làm trong bí mật. Trong khi một số người mô tả những tác phẩm của anh khá nổi loạn hoặc không có tính liên quan, nghệ sĩ luôn được tôn vinh trên trường quốc tế. Năm 2007 anh đại diện cho Azerbaijan tại triển lãm Venice Biennale lần thứ 52.

 

Pia Camil

Mùa xuân năm 2015, nghệ sĩ người Mexico, Camil đã trao tặng 800 chiếc áo Poncho miễn phí tại Frieze New York. Những chiếc áo choàng này được vá với nhau từ những mẫu vải thừa giống như những “bức tranh có thể mặc được”, chúng cũng có thể được mặc như những chiếc váy hoặc dùng làm khăn trải cho các buổi dã ngoại trong công viên. Camil đã lấy cảm hứng từ những tác phẩm “Parangolé” của nghệ sĩ người Brazil Hélio Oiticica – đó là những chiếc áo choàng, những lá cờ, những chiếc lều được đem lại sự sống qua những chuyển động.

Phiên bản của Camil khám phá về nét văn hoá tại các hội trợ nghệ thuật. Không chỉ giới hạn “nghệ thuật có thể mặc”, Camil cũng sử dụng các loại vải được nhuộm bằng tay để thiết kế các buổi trình diễn trừu tượng về những tấm biển quảng cáo bị bỏ hoang ở Mexico City và những phiên bản khác mô tả những bức tranh trường phái tối giản kinh điển của nghệ sĩ Frank Stella.

Tác giả: Sarah Gottesman| Theo: Artsy

Chuyển ngữ: Blue