‘Sự trở lại’ của bậc thầy thời trang Kansai Yamamoto
Ngày đăng: 23/10/17
Khi nhắc cái tên Yamamoto người ta thường nghĩ đến nhiều hơn về nhà thiết kế Yohji Yamamoto, người đã đồng hành cùng Rei Kawakubo của Comme des Garçons tại Paris đầu những năm 1980. Tuy nhiên còn một Yamamoto khác, cũng là huyền thoại trong làng thời trang Nhật Bản, Kansai Yamamoto, người đã từng ra mắt tại London những năm 1971, trước cả Kawakubo. Gu thẩm mỹ độc đáo của ông – với những màu sắc được nhấn mạnh, họa tiết và cảm hứng đậm tính Á châu – đã và đang ảnh hưởng đến các nhà thiết kế hiện tại.
Người ta có thể không chú ý đến cái tên Kansai, nhưng có thể nhận ra trang phục mà ông ấy đã làm từ nghệ sĩ David Bowie. Không ngoài ai khác, dưới sự kết hợp của các chất liệu và những vải vóc sáng màu cũng như kiểu dáng không thuận mắt, chúng có vẻ lập dị, thậm chí phần nào thách thức thị giác người xem. Với hình khối điêu khắc, sự tương phản về hình dáng (rất nguy hiểm), có tính chất trình diễn – chính là những yếu tố đã cuốn hút Bowie chọn lựa những thiết kế này. Bowie đã mặc trang phục nữ của Kansai vào tour lưu diễn “Ziggy Stardust” năm 1972, và từ đó về sau Kansai chuyên làm đồ trình diễn cho Bowie.
Sinh ra tại Yokohama, phía Đông Nhật Bản, Kasai tốt nghiệp Cao đẳng Thời trang Bunka tại Tokyo, đây cũng là cái nôi đào tạo nên Nhà thiết kế Yohji Yamamoto, Junya Watanabe và Jun Takahashi của thương hiệu Undercover. Công ty Yamamoto Kansai Company sáng lập năm Kansai 28 tuổi, cũng trong năm sáng lập đó Kansai tổ chức show diễn đầu tiên tại London, sự ra mắt đã được tạp chí British Harpers & Queen tán thưởng thiệt tình với dòng chữ “Explosion From Tokyo” trên trang bìa đi kèm với trang phục của thương hiệu.
Show diễn ra mắt đó đã khiến Bowie chú ý, và những gì người nghệ sĩ đó mặc trong tour Ziggy Stardust và Aladdin Sane đã tạo nền móng cho gu thẩm mỹ của Kansai lan tỏa trong nền văn hóa đại chúng.
Kansai thân thiết với khái niệm ‘basara’ của người Nhật – một tình yêu nồng nhiệt đối với các sắc màu rực rỡ, hoàn toàn tương phản với ý tưởng wabi-sabi, lý tưởng Phật giáo về một vẻ đẹp không hoàn hảo và đầy tính khiêm nhường. Không có gì với Kansai là thảm họa. Trang phục của ông liên kết chặt chẽ với thời kì Azuchi–Momoyama trong nền nghệ thuật Nhật Bản, một thời kì ngắn ngủi nhưng rực rỡ vào cuối thế kỉ 16 và đầu thế kỉ 17. Nghệ thuật vào thời kì đó rất ‘basara’ – xa hoa, cầu kì, thường nhấn mạnh và tinh thần dồi dào.
Kansai thân thiết với khái niệm ‘basara’ của người Nhật – một tình yêu nồng nhiệt đối với các sắc màu rực rỡ, hoàn toàn tương phản với ý tưởng wabi-sabi, lý tưởng Phật giáo về một vẻ đẹp không hoàn hảo và khiêm nhường.
Gu thẩm mỹ của Kansai, rất hiếm khi được người ta gắn mác “Nhật Bản”. Có lẽ vì nói đến Nhật Bản người ta thường nghĩ đến ‘wabi-sabi’ (một trường phái thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản tuân theo tính vô thường và bất hoàn) hơn là ‘basara’. Nhưng thật ra, các thiết kế của Kansai lấy ý tưởng nhiều từ lịch sử của xứ sở mặt trời mọc cùng với nghệ thuật Á Châu, trong tổng thể đó có nhiều chi tiết ấn tượng như hình xăm ‘irezumi’, triều đại nhà Thanh của Trung Hoa, họa tiết từ Hokusai của tác phẩm “The Great Wave Off Kanagawa” – tập hợp trong một bộ trang phục.
Họa tiết của Kansai phản ánh hai chiều của nghệ thuật châu Á – cường điệu và hình ảnh, chứ không phải sắc nét và chi tiết, với những sắc màu sặc sỡ của sứ và men. Ông thích chiếc áo choàng rộng, để có thể trang trí bằng những hình ảnh của Nhật hay Trung Hoa, nhằm qua đó kể nên một câu chuyện. Có trong đó một ít tính chất sân khấu của những năm 70, nhưng chính điều đó làm nên nét quyến rũ đặc biệt.
Dường như chất Kansai đã tái sinh trong thời trang hiện tại – hoặc ít nhất là gu thẩm mỹ basara của ông. Sự nổi loạn trong phong cách, được xem là nét đặc trưng của Kansai, từ màu sắc cho đến kết cấu có thể nhìn ra được ở bộ sưu tập Gucci gần đây nhất qua tay Alessandro Michele. Một số nhà thiết kế khác cũng bị phong cách của Kansai thu hút, như Elio Fiorucci trong bộ sưu tập Valentino 2016 với phần hình ảnh trang trí Nhật Bản đậm “tính Kansai”. Riccardo Tisci của Givenchy cho ra bộ sưu tập vào tháng 1 năm nay với hình đồ họa có những điểm tương đồng lạ lùng với Kansai. Còn Nicolas Ghesquiere tại Louis Vuitton trực tiếp bài tỏ lòng tôn sùng của mình với Kansai bằng việc hợp tác tạo nên những tác phẩm mới trong Bộ sưu tập Cruise 2018.
Còn Nicolas Ghesquiere tại Louis Vuitton trực tiếp bài tỏ lòng tôn sùng của mình với Kansai bằng việc hợp tác tạo nên những tác phẩm mới trong Bộ sưu tập Cruise 2018.
Vì sao Kansai lại thu hút các thương hiệu thời trang hợp tác, có lẽ là vì tác phẩm của ông tượng trưng cho sự giải thoát vào những năm 1970 với những đề tài hết sức thú vị: bay vào không gian, tạo nên cái mới và nền văn hóa tưởng tượng, kiến tạo tương lai, từ bỏ giới tính.
Glam Rock – thiết kế của Kansai dành cho Bowie đã giúp hình thành một gu thẩm mỹ mới – nhiều sắc màu hỗn độn, tính phi thực tế đã tạo nên một sự cứu rỗi trong một giai đoạn đầy khó khăn, tràn ngập những nổi lo khủng bố, chiến tranh và xung đột kinh tế.
Thực hiện: Koi
Theo Tsingapore/ Ảnh: sưu tầm