Thế giới thời trang sẽ ra sao nếu không có Anna Wintour?
Ngày đăng: 16/08/19
Tin đồn Anna Wintour chuẩn bị rời khỏi Vogue đang rộn lên trong làng thời trang mặc dù Condé Nast đã chính thức phủ nhận thông tin này. Nhưng nếu điều đó là sự thật thì thế giới thời trang sẽ biến động ra sao và tại sao những cuộc bàn luận về thông tin này vẫn chưa hề có dấu hiệu kết thúc?
Tờ New York Post đã đăng thông tin rằng đế chế của bà Anna Wintour, biên tập viên của Vogue từ năm 1988, giám đốc nghệ thuật của Condé Nast từ năm 2013, người phụ nữ được người ta nhớ đến với vai diễn của Meryl Streep trong phim “The Devil Wears Prada” và thường được gọi là biên tập viên thời trang quyền lực nhất mọi thời đại, đã kết thúc. Bài báo trích dẫn từ một nguồn ẩn danh nói rằng bà sẽ rời đi vào mùa hè năm nay sau khi hoàn thành xong ấn phẩm tháng 9, ấn phẩm hoành tráng nhất của năm khi bà để cho đạo diễn phim tài liệu R. J. Cutler vào văn phòng Vogue để quay quá trình tạo ra nó.
Những tin đồn về việc Anna sẽ rời khỏi Vogue đã dậy sóng từ mấy tháng qua nhưng cho đến khi bài báo của The Post xuất hiện, không ai dám bình luận công khai về chủ đề này mà chỉ thì thầm to nhỏ với nhau. Thật khó để tưởng tượng bởi bà Anna Wintour đã tạo dựng một nền móng vững chắc cho thế giới thời trang này từ những ngày đầu tiên.
Mặc dù Condé Nast đã phủ nhận bài báo và Robert A. Sauerberg Jr., giám đốc điều hành của Condé Nast, đã gửi một thông điệp nội bộ tới các biên tập viên của ông, yêu cầu từ bỏ những bàn tán xung quanh chuyện này nhưng những câu chuyện nhỏ to xung quanh vẫn chưa thể kết thúc. Liệu Anna Wintour có thực sự sẽ rời Vogue trong năm nay vẫn là đề tài rất nóng. Ông Sauerberg đã lên tiếng: “Tôi muốn nói với các bạn rằng tin đồn về việc rời đi của Anna Wintour không phải sự thật”. Ông đã viết email gửi biên tập viên tờ New York Times, gọi Anna Wintour là “một người bạn đồng nghiệp tuyệt vời” và họ sẽ còn cùng nhau hợp tác để nỗ lực thay đổi công ty trong tương lai.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, cũng là lần đầu tiên từ trước đến nay, người ta bắt đầu cảm thấy phấn khích về một thế giới thời trang khi không còn Anna Wintour. Bà Wintour đã xây dựng được đế chế thời trang của Vogue qua 5 nhiệm kỳ tổng thống. Trước cả khi Tom Ford ra mắt với cương vị giám đốc sáng tạo cho Gucci, trước cả bộ sưu tập Grunge của Marc Jacobs và trước cả khi Stella McCartney hay Alexander McQueen tốt nghiệp. Như David Carr từng viết trong The Times: “Bà không đưa ngón tay ra gió để tìm kiếm xu hướng: bà chính là gió”.
Anna có một lực hấp dẫn của riêng mình, bà đưa ra rất nhiều chiến lược, đặt nền móng cho tạp chí cùng một mạng lưới hỗ trợ. Nếu như những điều đó biến mất, những thứ trước đó được liên kết với nhau nhờ mạng lưới của Anna Wintour sẽ phân tán và va chạm, trước khi chấp nối lại được với nhau và tạo ra một trật tự mới, nghĩa là nó không chỉ ảnh hưởng tới thế giới tạp chí nói riêng mà còn ảnh hưởng tới cả nền móng của ngành thời trang nói chung.
Nếu như những điều đó biến mất, những thứ trước đó được liên kết với nhau nhờ mạng lưới của Anna Wintour sẽ phân tán và va chạm, trước khi chấp nối lại được với nhau và tạo ra một trật tự mới, nghĩa là nó không chỉ ảnh hưởng tới thế giới tạp chí nói riêng mà còn ảnh hưởng tới cả nền móng của ngành thời trang nói chung.
Bà Wintour không chính thức là một nhà tuyển dụng hay tổ chức tìm kiếm việc làm nhưng bà có uy tín trong việc giúp đỡ các thương hiệu bằng việc đưa ra những lời khuyên giá trị trong công cuộc tìm kiếm những tài năng. Bà đã giúp Marc Jacobs gia nhập Louis Vuitton, Thom Browne vào làm tại Brook Brothers và cả hai đều phát triển rực rỡ. Bà đã giúp John Galliano quay trở lại với thời trang sau khi ông bị sa thải bởi Dior sau một cuộc lùm xùm với người Do Thái. Bà là người gieo hạt giống quanh Condé Nast và đào tạo nên những tài năng, như Amy Astley, biên tập viên của Architectual Digest, từng bắt đầu ở bộ phận làm đẹp tại Vogue; Phillip Picardi, một cá nhân xuất sắc của Condé Nast cũng được phát hiện bởi Anna Wintour. Ngành công nghiệp thời trang có rất nhiều con người được dẫn dắt vào nghề nhờ có Anna Wintour.
Anna Wintour đã giúp Marc Jacobs gia nhập Louis Vuitton, Thom Browne vào làm tại Brook Brothers. Bà đã giúp John Galliano quay trở lại với thời trang sau khi ông bị sa thải bởi Dior sau một cuộc lùm xùm với người Do Thái.
Bà Wintour là một động lực thúc đẩy việc tạo ra một thế hệ các nhà thiết kế New York, sau vụ 9/11, bao gồm Lazaro Hernandez và Jack McCollough (của Proenza Schouler), Joseph Altuzarra và Jason Wu, nhờ Quỹ thời trang Vogue/CFDA, quỹ này được xây dựng với mục đích thúc đẩy những tên tuổi tài năng mới có cơ hội phát triển. Quỹ CFDA của Anna đã tạo ra một cơ sở, một nguồn cảm hứng để các giải thưởng khác xuất hiện góp phần dẫn dắt cho sự phát triển của các nhà thiết kế trẻ.
Bà Wintour cũng là người đầu tiên chọn gương mặt trang bìa cho tạp chí Vogue là những ngôi sao điện ảnh bởi bà nhận thấy được tiềm năng phát triển của đôi bên ckhi hợp tác, không chỉ dừng lại ở ảnh trang bìa, hàng loạt các sự kiện liên quan cũng được thúc đẩy, điều này góp phần thay đổi cả nền thời trang của Hollywood.
Anna Wintour cũng là người tập hợp lại các cột mốc từ thiện của New York thông qua Met Gala, biến một cơ hội cho sự thụ hưởng văn hoá trở thành một “A.T.M cho the Met”, đã thu về nhiều tiền đến mức tên của bà được khắc trên cửa của Costume Institute. Cũng trong quá trình này, bà đã thu hút rất nhiều các tay săn ảnh tới sự kiện nhờ vào những khách mời mà Anna chọn tới dự, chỉ dẫn họ sẽ mặc đồ thương hiệu nào và thảm đỏ sẽ như một bản hoà ca trang phục được Vogue thuật lại trên trang chủ.
Điều gì sẽ xảy ra với đế chế Vogue khi không còn dưới quyền Anna Wintour. Khi mà mối quan hệ tam giác giữa Anna Wintour – thương hiệu – ngôi sao có thể trở thành một con đường hai chiều. Những người nổi tiếng có thể phải lựa chọn quần áo mà không có sự hướng dẫn của Anna. Nó có thể sẽ khá là căng thẳng lúc đầu, và những lỗi sai sẽ xuất hiện, nhưng đó là một ý tưởng thú vị. Đối với chúng ta, chúng ta cần phải định nghĩa lại khái niệm biên tập viên thời trang là gì, ở mức căn bản nhất.
Đó là một công việc đặc biệt, có thể không thể lặp lại, một phần bởi thời trang đã tồn tại độc lập như mọi ngành khác trong thời đại kỹ thuật số.
Đó là một công việc đặc biệt, có thể không thể lặp lại, một phần bởi thời trang đã tồn tại độc lập như mọi ngành khác trong thời đại kỹ thuật số. Bản thân Anna, và ý tưởng về một người hoặc một tạp chí là trọng tài cuối cùng của một phong cách, có thể sẽ chỉ còn là vết tích của một thế giới trước đó.
Tại sao những tin đồn này vẫn đang lan rộng?
Các tạp chí nói chung đang gặp phải khó khăn: Condé Nast đã đóng các ấn phẩm Teen Vogue và Self để tập trung vào kỹ thuật số; cắt giảm số lượng bản in của W; tái cấu trúc lại bộ máy công ty để nhân viên làm việc cho nhiều tờ báo một lúc.
Song song đó, báo cáo về hành vi tình dục trái phép của Harvey Weinstein bùng nổ khiến mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp của ông ta và bà Anna Wintour trở nên trầm trọng. Sau đó Anna đã cắt bỏ mối quan hệ với ba nhiếp ảnh gia từng được Vogue yêu thích là Bruce Weber, Mario Testino và Patrick Demarchelier khi những cáo buộc về hành vi quấy rối tình dục của họ được công khai.
Và năm nay là tròn 30 năm Anna Wintour làm việc tại Vogue, và những ngày kỷ niệm này thường rất nhạy cảm.
Trong ba biên tập Vogue nổi tiếng nhất trong những thập kỉ gần đây, tất cả đều bắt đầu cùng thời gian, Anna là người cuối cùng vẫn còn đang làm việc: Franca Sozzani, biên tập viên của tạp chí Vogue Ý, người đã được thuê cùng thời gian với Anna, đã qua đời vào tháng 12 năm 2016; Alexandra Shulman, cựu biên tập viên của tạp chí Vogue Anh, đã từ chức vào tháng 1 năm 2017. Và năm nay là tròn 30 năm Anna Wintour làm việc tại Vogue, và những ngày kỷ niệm này thường rất nhạy cảm.
Chưa kể rằng làn sóng nghỉ việc của một loạt các nhà thiết kế danh tiếng như Phoebe Philo nghỉ việc ở Céline hay Kim Jones rời Louis Vuitton và Ricardo Tisci chuyển sang Burberry đang dấy lên mạnh mẽ khiến cho người ta dần quen với cảm giác một đế chế có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Đã từng có thời điểm Anna được cho là sẽ bị thay thế bởi Carine Roitfeld từ Vogue Paris. Cuối cùng thì bà Carine Roitfeld nghỉ việc tại Vogue năm 2010 (Bây giờ bà là giám đốc thời trang của Harper’s Bazaar, tạp chí đối thủ của Vogue, có một tạp chí riêng của mình mang tên CR Fashion Book). Anna Wintour vẫn làm việc tại Vogue bất chấp những lời đồn.
Cũng phải nói rằng Anna Wintour là một người phụ nữ nghiêm khắc trong công việc, bà luôn tạo dựng ra những quy tắc và chuẩn mực trong công việc và điều đó có thể khiến nhiều người không đồng tình. Và với tin đồn như thế này thì những người trên sẽ rất dễ dàng cuốn theo như thể họ đang mong đợi nó sẽ thành sự thật.
Tuy nhiên, như Marco Bizzarri, giám đốc điều hành của Gucci, người trước đây từng là giám đốc điều hành của Bottega Veneta và trước đó là giám đốc điều hành của Stella McCartney thường xuyên nói đùa trong các cuộc phỏng vấn, ông không băn khoăn liệu ông có bị sa thải hay không mà là khi nào thì bị sa thải. Người duy nhất trong thời trang khi không sở hữu công ty nào mà vẫn được biết đến rộng rãi và có công việc được đảm bảo chính là Karl Largerfeld, người có hợp đồng trọn đời với Chanel.
Điều đó có nghĩa là Anna Wintour dù có đi bao xa, dù tin đồn có như thế nào đi chăng nữa, câu hỏi không phải là “Anna sẽ rời đi ư?” bởi tất nhiên bà ấy sẽ, vào một lúc nào đó. Câu hỏi cho bà cũng như tất cả chúng ta là khi nào và như thế nào.
Biên dịch: Cherie
Theo: BOF