Thời trang có thể tái chế, thế còn nước hoa thì sao?

Ngày đăng: 15/08/21

Những người tiên phong trong nghệ thuật sống xanh đã và đang tìm cách hạn chế tối đa sự lãng phí vật chất. Nếu như với thời trang, người ta tìm cách tận dụng chất liệu bằng kỹ thuật zero-waste thì với lĩnh vực nước hoa có “upcycled” biến rác thải thành nguồn nguyên liệu mới.

Cùng Style-Republik tìm hiểu về nước hoa “upcycled” bạn nhé!

Nước hoa “upcycled” là gì?

Hương thơm của nước hoa Upcycled có nguồn gốc từ chất thải và các thành phần tự nhiên đã bị loại bỏ, chẳng hạn như trái cây, bột gỗ hoặc cánh hoa hồng đã qua sử dụng. Điều này giúp tận dụng tài nguyên thiên nhiên, cắt giảm quá trình trồng trọt và thu hoạch các nguyên liệu mới, giúp tiết kiệm tài nguyên đất và nước, chưa kể đến việc canh tác quá mức để cho ra các nguyên liệu (như gỗ đàn hương). 

SALT EAU DE PARFUM của hãng Ellis Brooklyn với muối biển, xạ hương và dầu tuyết tùng ấm áp chiết xuất từ mùn cưa kết hợp với hoa nhài từ các nghi lễ tôn giáo ở Ấn Độ.

Quá trình “Upcycling” đặt trọng tâm vào cách thức và nơi các nguyên liệu chế tác nước hoa được thu hồi. Ngành công nghiệp nước hoa tạo ra 92 triệu tấn chất thải mỗi năm trong quá trình sản xuất, việc đảm bảo những sản phẩm phụ này được tái sử dụng thay vì kết thúc thành bãi rác, là một chiến thắng to lớn đối với hành tinh chúng ta.

I AM TRASH/LES FLEURS DU DÉCHET của hãng Etat Libre D’Orange với các nguyên liệu thừa của ngành thực phẩm, cánh hoa hồng chưng cất lần hai và vụn gỗ đàn hương.

Nước hoa “upcycled” được tạo ra như thế nào?

Nước hoa đầu tiên được tạo ra bởi quy trình “upcycling” là Etat Libre d’Orange ‘I Am Trash’. Bên cạnh những quả táo bị bỏ đi (vì không đủ đẹp để bán trong các cửa hàng thực phẩm) người ta còn dùng cánh hoa hồng và vụn gỗ đàn hương đã qua sử dụng khi chế tác nước hoa và chưng cất chúng lần thứ hai. 

Tuy nhiên, cũng có một số chất thải được tái sử dụng theo lối khá bất ngờ. Shapiro sử dụng hoa nhài còn sót lại từ các nghi lễ tôn giáo của Ấn Độ. Issey Miyake ‘A Drop d’Issey’ và The Nue Co. ‘Forest Lungs’ thì chưng cất dầu tuyết tùng từ bột gỗ và dăm bào, mùn cưa thải ra từ các nhà máy sản xuất đồ nội thất. 

A DROP D’ISSEY EAU DE PARFUM của hãng Issey Miyake. Các nốt hương được hoà quyện với nhau từ chiết xuất vani từ quá trình tái tạo nhựa, hương gỗ tuyết tùng được chưng cất sau hơn sáu giờ từ mùn cưa còn sót lại trong quá trình làm mộc, sau đó bổ sung hương cam, sữa hạnh nhân và xạ hương.

Hướng đi đầy sáng tạo cho ngành nước hoa? 

Nước hoa ‘I Am Trash’ của hãng Etat Libre D’Orange với các nguyên liệu thừa của ngành thực phẩm, cánh hoa hồng chưng cất lần hai và vụn gỗ đàn hương hiện đang rất được yêu thích. Trong khi Boy Smells của nhãn hiệu ‘Tantrum’ với các nốt hương hạt tiêu, cam bergamot và gỗ tuyết tùng mang đến nét quyến rũ sang trọng. 

Belinda Smith, người sáng lập St. Rose có trụ sở tại New York, cho biết: “Ban đầu tôi lo ngại rằng chúng sẽ bị loãng chất đi vì nhiều loại được tạo ra từ các chất liệu đã qua chưng cất trước đó, nhưng hoàn toàn ngược lại. Thay vào đó, chất lượng khứu giác là duy nhất và làm cho một số mùi hương trở nên mãnh liệt hơn…” Những cánh hoa hồng, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất tinh dầu hoa hồng, giờ đây có thể tái sử dụng để tạo nên mùi hương. 

Boy Smells của nhãn hiệu ‘Tantrum’ với các nốt hương hạt tiêu, cam bergamot và gỗ tuyết tùng mang đến nét quyến rũ sang trọng.

Givaudan – một trong những nhà sản xuất nước hoa lớn nhất thế giới – đã tạo ra cả Etat Libre d’Orange và St. Rose cho thấy các ông lớn cũng để tâm đến khía cạnh tái sử dụng nguyên liệu thừa này. Nhưng có lẽ sự phát triển thú vị nhất đến từ Coty, công ty sản xuất các dòng sản phẩm cho Gucci, Chloe và Calvin Klein. Đến năm 2023, các nhà khoa học có kế hoạch giảm thiểu khí thải từ các nhà máy của họ. 

Mặc dù tương lai hãy còn xa, nước hoa “upcycled” cũng là một sự tiến bộ lớn của ngành công nghệ nước hoa trong việc giảm thiểu lãng phí của con người trong quá trình khai thác các tài nguyên thiên nhiên, cũng như mang đến nhiều chọn lựa hơn về nước hoa cho những ai yêu sống xanh và trân trọng môi trường tự nhiên. 

Thực hiện: K.

Theo Elle UK