Thời trang đã len lỏi từ sàn runway vào tủ quần áo của chúng ta như thế nào?

Ngày đăng: 30/12/23

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng thời trang chính xác là gì? Thời trang có ảnh hưởng như thế nào? Tuần lễ thời trang runway đóng vai trò ra sao và các xu hướng xuất hiện cũng như cách chúng tìm đường vào tủ quần áo của chúng ta từ bao giờ không?

Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau đây. 

1. Định nghĩa về thời trang và xu hướng

Sự khác biệt giữa thời trang và xu hướng

Cơn sốt thời trang là một hiện tượng nhanh chóng thu hút sự chú ý nhưng cũng nhanh chóng biến mất.

Xu hướng là khi một hiện tượng thời trang đã xuất hiện được vài mùa và cũng có nhiều phiên bản khác nhau với các mức giá khác nhau.

Một số xu hướng kéo dài nhiều năm và định hình nên thời trang. Các xu hướng chỉ trở thành thời trang khi phần lớn dân số theo đuổi chúng. Thời trang luôn thay đổi, các mốt nối tiếp nhau và mỗi năm lại có những xu hướng mới. Cũng có đôi khi một hiện tượng thời trang chỉ dành riêng cho một nhóm, đó gọi là nhóm văn hóa (Chẳng hạn là các trang phục và phong cách thời trang đặc trưng của cộng đồng punk. Các yếu tố như đồ da, đinh tán, và tóc mohawk thường được xem là biểu tượng của phong cách punk. Mặc dù có thể không phải là phổ biến trong tất cả các cộng đồng thời trang, nhưng đối với nhóm punk, đây là những yếu tố quan trọng để thể hiện tinh thần và đồng thuận với giá trị của họ. Do đó, phong cách punk có thể coi là một hiện tượng thời trang chỉ dành riêng cho một nhóm văn hóa).

Thời trang: từ sàn catwalk đến tủ quần áo

Người có ảnh hưởng như Linda Tol và Pernille Teisbaek đã diện những items bán chạy nhất của Bottega Veneta trong Tuần lễ thời trang SS20, cụ thể là túi Pbbed Casette từ bộ sưu tập thu đông 2019 và dép Lido có gót từ bộ sưu tập xuân 2020.
Chiếc áo Butterfly denim croptop của Blumarine trên sàn diễn Xuân-Hè 2020 thời gian đó đã trở nên bùng nổ khi góp phần làm làn sóng Y2K trở lại mạnh mẽ hơn. Thành viên Nayeon (Twice) cũng được bắt gặp diện áo này trong thời gian cô quảng bá mini album IM NAYEON của mình.

… Và tiếp theo đó là hàng loạt hình ảnh các tín đồ thi nhau mặc item này với đa dạng các phong cách khác nhau đầy thú vị

2. Xu hướng và sự chấp nhận

Trước tiên nhìn vào tỷ lệ chấp nhận xu hướng, điều này có thể được chia thành bốn nhóm, áp dụng cho cả người và thương hiệu (thời trang).

  1. Nhóm người đổi mới là những người đi trước xu hướng
  2. Người tạo nên xu hướng
  3. Nhóm người theo xu hướng, những người chờ đợi xu hướng trở thành xu hướng chủ đạo
  4. Nhóm người không theo đuổi thời trang

Dựa vào lý thuyết Khuếch tán Đổi mới (DOI), một trong những lý thuyết khoa học xã hội lâu đời nhất của EM Rogers vào năm 1962, xem xét năm tỷ lệ chấp nhận trong việc phổ biến một sự đổi mới (một sản phẩm hoặc ý tưởng mới và trong trường hợp này là một xu hướng).

  1. Những người muốn trở thành người đầu tiên thử những điều mới chiếm 2,5% dân số.
  2. Thứ hai là những người áp dụng sớm (những người tiên phong), khoảng 13% dân số.
  3. Tiếp theo là Đa số sớm chiếm 34% dân số. Sự đổi mới dẫn đến nhóm Đa số muộn (người đi sau), cũng được đại diện bởi 34%.
  4. Cuối cùng, 16% dân số còn lại “cho thấy xu hướng đang đạt đến mức bão hòa hoặc trở nên lỗi thời”, công ty phân tích bán lẻ Edited làm rõ trong một ấn phẩm từ tháng 6 về chu kỳ xu hướng.

Điều này cho thấy không phải tất cả các xu hướng đều tuân theo chính xác mô hình (chấp nhận) này và không phải tất cả các xu hướng đều tiếp cận được đại chúng .

3. Điều gì ảnh hưởng đến thời trang?

Bây giờ bạn đã biết thời trang và xu hướng là gì, điều quan trọng là phải biết điều gì ảnh hưởng đến thời trang. Những người có ảnh hưởng trực tiếp là các nhà thiết kế: các hãng thời trang và thợ may (trong phần 4 và 5 chúng tôi giải thích ảnh hưởng của họ), những người theo dõi xu hướng, nhà sản xuất vải, tạp chí thương mại thời trang và nhà bán lẻ (chủ cửa hàng). Ngoài ra còn có: giới truyền thông, những người nổi tiếng, những người xung quanh chúng ta và bạn (bạn chọn những gì bạn mặc).

Bên cạnh đó, thời trang còn chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi sự phát triển của xã hội như con người và xu hướng văn hóa, công nghệ, chính trị và pháp luật, thời tiết, môi trường, các hiện tượng xã hội và nghệ thuật.

4. Tuần lễ thời trang có vai trò gì?

Tuần lễ Thời trang (đã có từ năm 1943) như chúng ta biết, với một lịch trình đầy đủ và được lên kế hoạch tỉ mỉ trước, một số nhà thiết kế có cơ hội giới thiệu bộ sưu tập mới của họ đến khách hàng và công chúng.

Trong Thế chiến thứ hai, nhà báo người Mỹ Eleanor Lambert nhận ra rằng các nhà thiết kế không thể rời khỏi đất nước cũng như mang xu hướng châu Âu trở lại Hoa Kỳ. Cô tin rằng vấn đề này cũng mang đến một cơ hội cho những tài năng nước nhà trình diễn tác phẩm của họ tại một sự kiện có tên “Press Week”. Phiên bản đầu tiên của sự kiện đã thành công rực rỡ và sau đó được lặp lại vào mỗi mùa giải ở New York. Thành phố này đã sớm khẳng định mình là một thành phố thời trang đích thực và đã tổ chức các tuần lễ thời trang của riêng mình nhiều năm sau đó.

Ý tưởng đằng sau là cho phép các nhà thiết kế “trình làng” bộ sưu tập của họ cho các nhà báo thời trang và khách hàng tiềm năng để thu hút sự chú ý và bán thiết kế của mình. Bản chất của các sự kiện ngày nay vẫn như cũ. Các tuần lễ thời trang vẫn xoay quanh việc tạo ra hoạt động kinh doanh.

Các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang tổ chức các buổi trình diễn thời trang nhằm tạo sự hứng thú và mong muốn về những gì sẽ có tại cửa hàng của họ. Nhiều nhà thiết kế thể hiện các phiên bản lộng lẫy hơn của những bộ trang phục tại các buổi trình diễn trên sàn catwalk và sau đó chúng thường được đơn giản hóa để phù hợp cho mục đích bán lẻ.

Chiếc quần “bumster” mang tính biểu tượng của Alexander McQueen đã đi đầu trong xu hướng cạp trễ. Ảnh bên trái chụp siêu mẫu Kate Moss mặc quần cạp trễ trên sàn catwalk. Sau đó, McQueen đã tạo ra những phiên bản quần cạp trễ dễ tiếp cận hơn.

Thông thường, một nhà thiết kế phải mất sáu tháng để đặt hàng vải và sản xuất trước khi nó được chuyển đến các cửa hàng. Nhưng thời trang cao cấp là ngoại lệ, vì chúng không được sản xuất tại nhà máy.

Quần áo may sẵn và Haute Couture

Hầu hết các công ty thời trang đều sản xuất các bộ sưu tập quần áo may sẵn hoặc prêt-à-porter. Cả hai đều có nghĩa giống nhau: quần áo được bán ở trạng thái hoàn thiện với các kích cỡ tiêu chuẩn hóa, chẳng hạn như 6/8/10/12 hoặc S/M/L/XL,…Mỗi mẫu được tạo ra rất nhiều bản sao trong một cơ sở sản xuất. Do đó, có thể hiểu những bộ quần áo này không được thiết kế riêng. Các thương hiệu thời trang như Bottega Veneta, Louis Vuitton, Gucci, Prada, Calvin Klein và Tommy Hilfiger, cũng như Levi’s và Primark đều sản xuất và bán quần áo may sẵn.

Haute Couture (HC) – thời trang cao cấp được sản xuất thủ công từ đầu đến cuối và được làm bằng (các) loại vải chất lượng cao, đắt tiền và thường độc quyền. Nó được làm thủ công với sự chú ý cao độ đến từng chi tiết và được hoàn thiện bởi những petit mains (thuật ngữ này chỉ những người thợ thủ công có tay nghề cao, những người biến các thiết kế của các nhà thiết kế thời trang thành hiện thực và được dịch theo nghĩa đen từ tiếng Pháp là “những bàn tay nhỏ bé”). Một số bộ váy phải mất tới khoảng 2.000 giờ lao động chân tay để hoàn thành, điều này dẫn đến đến giá thành của HC rất cao. Do đó, thời trang cao cấp có một vị thế khác và đối tượng khách hàng khác. Nó đòi hỏi những ý tưởng thiết lập xu hướng và tay nghề xuất sắc. Các nhà thiết kế nổi tiếng bao gồm Christian Dior và Chanel, Viktor & Rolf, Iris van Herpen và Ronald van der Kemp. Nhiều hãng thời trang lớn như Chanel, Dior, Givenchy, Valentino và Balenciaga đều có một bộ phận sản xuất quần áo may sẵn và một bộ phận khác sản xuất thời trang cao cấp. 

Tuần lễ thời trang: tâm điểm tập trung vào “bộ tứ lớn”, Haute Couture và thời trang nữ

Các tuần lễ thời trang không chỉ thu hút sự chú ý của ngành thời trang mà còn có thể coi bản thân nó như một ngành công nghiệp. Fashion weeks lớn có tác động kinh tế đáng kể đến các thành phố nơi chúng diễn ra và điều tương tự cũng xảy ra với chính ngành thời trang. Đây là lý do tại sao Tuần lễ thời trang có mặt khắp nơi trên toàn thế giới (bạn đã từng nghe đến Tuần lễ thời trang sau đại học, Tuần lễ thời trang Lakme, Tuần lễ thời trang Đài Bắc, Tuần lễ thời trang Tokyo và Tuần lễ thời trang Helsinki chưa?).

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, sự chú ý đã được dành cho “bốn ông lớn”: tuần lễ thời trang ở New York, London, Milan và Paris. Và trong tất cả các tuần lễ thời trang, Tuần lễ thời trang Haute Couture và sàn diễn thời trang nữ là thu hút đông đảo khán giả nhất. Điều này là do thời trang cao cấp là đỉnh cao của thời trang và làn gió từ tuần lễ thời trang cao cấp sẽ quyết định hướng đi của con tàu thời trang. Ngoài ra thị trường womenswear cũng là phân khúc quan trọng nhất trong ngành. Năm 2018, trang phục nữ chiếm hơn một nửa (53%) chi tiêu bán lẻ thời trang trên toàn thế giới.

Các sự kiện quan trọng khác trong lịch trình là các tuần lễ thời trang menswear (trang phục nam chiếm 31% chi tiêu toàn cầu cho quần áo) và Resort (các bộ sưu tập sau này rất quan trọng đối với kết quả bán hàng của nhiều hãng thời trang).

5. Xu hướng thời trang tìm đường vào tủ quần áo của chúng ta như thế nào?

Tuần lễ thời trang = tin tức

Bắt đầu với trend-setting fashion từ các tuần lễ thời trang, nơi các nhà thiết kế trình diễn những bộ sưu tập mới của họ. Đây là lần đầu tiên các nhà thiết kế thời trang và các hãng thời trang giới thiệu những ý tưởng mới của họ cho mùa giải tiếp theo. Vì vậy, đó chính là tin tức!

Tuần lễ thời trang theo truyền thống là một dấu hiệu mạnh mẽ về hướng đi của ngành thời trang. Các buổi trình diễn thời trang vẫn có ảnh hưởng tới cách mọi người ăn mặc và những gì họ mua và thường kéo dài khoảng 15 – 20 phút sẽ quyết định phần lớn thời trang trong tương lai sẽ như thế nào – có thể là sau sáu tháng hay chỉ vài tuần nữa. Fashion weeks ảnh hưởng đến phong cách, màu sắc, kiểu dáng dệt may, kỹ thuật, chất liệu và thậm chí là cả xu hướng làm đẹp.

Ribbon hay nơ ruy băng đang là trend. Một trong những nhà mốt “lăng xê” xu hướng này nhất chính là Simone Rocha kể từ sau sàn diễn Thu Đông 2023 vừa qua.
Kể cả It-girl, trend-setter số 1 châu Á – Jennie Kim cũng yêu thích và tích cực diện mốt này.

Từ thời trang cao cấp đến mọi người: hiệu ứng lan tỏa của sàn catwalk

Theo truyền thống, xu hướng được quyết định bởi sàn catwalk. Công ty phân tích dữ liệu bán lẻ giải thích: “Xu hướng chuyển từ couture fashion sang premium fashion và dòng sản phẩm phổ biến, sau đó đến thị trường đại chúng và cuối cùng là các nhãn hiệu và chuỗi bán lẻ giá rẻ”.

Xu hướng hiện nay có nhiều nguồn gốc khác nhau

“Trong nhiều thập kỷ, người mẫu chiếm ưu thế trong ngành thời trang, với sàn catwalk và những người nổi tiếng là động lực chính cho xu hướng lớn tiếp theo. Đối với những người theo dõi xu hướng, Zeitgeist luôn là nguồn cảm hứng chính cho những dự đoán trong tương lai, giờ đây, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là rất cần thiết, để vừa xác định một gu thẩm mỹ nhất định vừa xác nhận xu hướng” cơ quan dự báo xu hướng Fashion Snoops cho biết vào tháng 7 năm 2022 .

Trong thế kỷ 21, Internet và mạng xã hội đã biến thời trang “từ dưới lên” thành hiện thực. Nó bắt đầu với blogger thời trang – những người nổi lên vào những năm 2000 – 2009 và trở nên nổi tiếng trong thập kỷ tiếp theo (những năm 2010). Vài năm sau, các blogger thời trang giờ đây được gọi là những người có ảnh hưởng và Facebook đã được thay thế bởi Instagram.

“Với sức mạnh ngày càng tăng của mạng xã hội và những người có ảnh hưởng, các xu hướng ngày càng bắt nguồn từ người tiêu dùng hơn là các nhà bán lẻ, biên tập viên và người theo dõi xu hướng. Và điều đó đã tạo ra một sự thay đổi quyền lực: Thay vì ngành thời trang đẩy sản phẩm đến tay người tiêu dùng, sản phẩm lại được thúc đẩy bởi nhu cầu của khách hàng.”

Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm viral (mặt hàng thời trang rất phổ biến trong một thời gian ngắn) và các xu hướng nổi lên từ TikTok. Phim truyền hình dài tập hấp dẫn cũng có sức ảnh hưởng: tận dụng cái gọi là hiệu ứng Netflix khi các nhân vật chính và tủ quần áo phim tinh xảo của họ ảnh hưởng đến thời trang thông qua loạt phim ăn khách như “The Queen’s Gambit” (sự thanh lịch của những năm 1950 với tinh thần của Gucci ngày nay) và “The Crown” ( và đặc biệt là mùa thứ tư, với sự tái hiện đầy thuyết phục về ngoại hình của Công nương Diana và trang phục của Sloane Ranger). “Stranger Things” đưa thời trang thập niên 80 trở lại với thời trang và “Bridgerton” đã tạo ra các xu hướng “regencycore” và “royalcore”, trong đó áo nịt ngực, váy theo phong cách empire và dây buộc tóc trở nên phổ biến. Edited kết luận: “Phương tiện truyền thông xã hội đã khiến một số chu kỳ xu hướng truyền thống không còn phù hợp với bán lẻ hiện đại”.

Hình ảnh chiến dịch của bộ sưu tập “Bridgerton” của Stradivarius vào tháng 3 năm 2022, lấy cảm hứng từ phần hai của bộ phim cùng tên.

Thực hiện: Elio

Theo Fashion United