Thời trang tuần hoàn: Hãy quên việc sản xuất và vứt bỏ! Thiết kế lại để mọi thứ trở nên tốt hơn!

Ngày đăng: 07/10/18

Mọi người đều đang nói về thời trang tuần hoàn. Nhưng nó là gì, và nó có hiệu quả không? Tại Hội nghị Thời Trang ở Copenhagen (thủ đô Đan Mạch), nơi mà các nhân vật nổi tiếng trong ngành đến với nhau mỗi tháng để cố gắng tìm ra cách làm cho thời trang bền vững hơn, đó chính là giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, tái sử dụng vật liệu và tái tạo hệ thống tự nhiên. 

Năm 2005, MacArthur trở thành người nhanh nhất chèo thuyền không ngừng nghỉ vòng quanh thế giới. Tuy nhiên cô đã từ bỏ niềm đam mê của mình để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn (là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường). Cô đã nghĩ về các nguồn tài nguyên hữu hạn khi lênh đênh giữa biển.

Ngày nay, doanh nghiệp MacArthur hoạt động với các doanh nhân, học viện và các tổ chức như Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Ủy ban châu Âu và Diễn đàn Kinh tế Thế giới để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó chính là: giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, tái sử dụng vật liệu và tái tạo hệ thống tự nhiên. 

Quần áo đã qua sử dụng, chúng sẽ đi đâu?

Sự thay đổi đang quá chậm trễ. Nước Anh đang chuẩn bị không còn chỗ chứa rác thải. Ở Úc, phải xuất khẩu phần lớn rác tái chế và “lệnh cấm chất thải từ nước ngoài” gần đây của Trung Quốc đang là một vấn đề. Theo ‘Chiến tranh về Chất thải’ của ABC, người Úc vứt bỏ 6.000 kg chất thải thời trang và dệt may sau mỗi 10 phút, trong khi một số ước tính cho thấy 1/3 sản phẩm may mặc được sản xuất hàng năm trên thế giới không được tiêu thụ.

1/3 sản phẩm may mặc được sản xuất hàng năm trên thế giới không được tiêu thụ.

Báo cáo năm 2017 ‘Một nền kinh tế dệt may mới’ của Quỹ Ellen MacArthur chỉ ra rằng ít hơn 1% trong số đó được tái chế thành quần áo mới. Thường chúng sẽ được tái chế thành giẻ công nghiệp hoặc nhồi vào gối hoặc sofa.

1/3 sản phẩm may mặc được sản xuất hàng năm trên thế giới không được tiêu thụ

Quần áo đã qua sử dụng được bán qua các trang web thương mại, chợ phiên và được quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Nó cũng được xuất khẩu từ thị trường này sang thị trường ở Kenya, Tanzania, Uganda và các nơi khác. Oxfam ước tính rằng 70% quần áo đã qua sử dụng được quyên góp cho các tổ chức từ thiện trên toàn cầu đều có mặt ở châu Phi, nơi những quần áo cũ giá rẻ đang giết chết ngành dệt may địa phương. Một số nước Đông Phi hiện đang đẩy mạnh lệnh cấm nhập khẩu quần áo cũ.

70% quần áo đã qua sử dụng được quyên góp cho các tổ chức từ thiện trên toàn cầu đều có mặt ở châu Phi, nơi những quần áo cũ giá rẻ đang giết chết ngành dệt may địa phương.

Không ai muốn lãng phí

Ước tính số liệu về lượng chất thải thời trang trước tiêu dùng bị phá hủy sẽ khó khăn hơn. Burberry đã có mặt ở bản tin tài chính cuối năm vì đã thừa nhận phá hủy số hàng hóa trị giá 49 triệu đô la, nhưng đó không phải thực tế của riêng họ; đó là một điều phổ biến. Năm ngoái, một chương trình truyền hình tại Thụy Điển tiết lộ rằng một nhà máy điện ở Vasteras đã đốt cháy quần áo H&M chưa tiêu thụ, trong khi tờ New York Times cho biết giày thể thao từ cửa hàng SoHo Nike đã bị cắt vụn và vứt trên vỉa hè.

Điều thú vị ở đây là, ba công ty này đều đang đi đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp. Nike và H&M là đối tác toàn cầu của Quỹ Ellen MacArthur. Burberry cũng gia nhập, cùng với Stella McCartney và PVH (sở hữu Calvin Klein và Tommy Hilfiger) làm đối tác cốt lõi cho sáng kiến ‘Thời trang tuần hoàn’ mới của MacArthur.

Giày thể thao Flyknit của Nike sử dụng nguyên tắc thiết kế giảm chất thải

Ở cấp độ sản xuất, Burberry hợp tác với công ty Elvis & Kresse có trụ sở tại London để tái sử dụng chất thải da. Giày thể thao Flyknit của Nike sử dụng nguyên tắc thiết kế giảm chất thải, trong khi chương trình ‘Tái sử dụng giày’ của thương hiệu biến những đôi giày bị mòn thành Nike Grind, một vật liệu được sử dụng để phủ lên các sân thể thao và sân chơi. H&M đã giới thiệu thùng tái chế quần áo tại cửa hàng đầu tiên vào năm 2012, mời khách hàng quyên tặng quần áo họ không dùng từ bất kỳ thương hiệu nào. Trưởng bộ phận ‘phát triển bền vững’ của H&M Group Anna Gedda hy vọng khả năng tái chế của ngành thời trang sẽ cải thiện trong vòng 5 năm tới.

H&M đã giới thiệu thùng tái chế quần áo tại cửa hàng

Không ai muốn lãng phí cả. Chúng ta đã không suy nghĩ và để lại hậu quả như ngày hôm nay. Nhưng tất cả chúng ta đều phải gánh vác trách nhiệm. Để xử lý vấn đề này, đòi hỏi phải có tư duy táo bạo, hợp tác và sẵn sàng buông bỏ những gì chúng ta đã quen thuộc.

Không ai muốn lãng phí cả. Chúng ta đã không suy nghĩ và để lại hậu quả như ngày hôm nay. Nhưng tất cả chúng ta đều phải gánh vác trách nhiệm.

Hãy quên công đoạn ‘sản xuất và vứt bỏ’

Năm 2002, các nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn Michael Braungart và William McDonough đã viết trong cuốn sách của họ, Cradle to Cradle: Remaking the Way We Make Things, rằng “Sản xuất công nghiệp chưa bao giờ có nhận thức về hệ sinh thái, hay sự tinh tế, phức tạp và liên kết của chúng”. Mười sáu năm sau, MacArthur nói một sự thật đáng buồn: “Hệ thống sản xuất của chúng ta đã quá sai lầm. Nó không thể hoạt động về lâu dài”.

Hệ thống sản xuất của chúng ta đã quá sai lầm. Nó không thể hoạt động về lâu dài.

Những người ủng hộ cho một nền kinh tế tuần hoàn tin rằng chúng ta phải thay đổi cách thiết kế, chế tạo, bán và tiêu thụ sản phẩm, và trong quá trình này, điều chỉnh lại cách chúng ta nghĩ về vật liệu và tài nguyên, độ bền, tuổi thọ và hạn sử dụng. Theo nghĩa đen, đó là về việc di chuyển từ một đường thẳng đến một vòng tuần hoàn và đóng lại. Hãy quên công đoạn ‘sản xuất và vứt bỏ’. Còn đối với thời trang tuần hoàn? Tái chế và tái sử dụng, và giữ lại giá trị của chúng.

8 triệu tấn nhựa được thải vào đại dương mỗi năm

Nhìn chung, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta vứt bỏ những hàng hóa cũ để nhường chỗ cho những cái mới. Chủ yếu là tống chúng ra bãi rác. Đôi khi, tồi tệ hơn: chỉ có 14% bao bì nhựa được thu gom để tái chế, và 8 triệu tấn nhựa được thải vào đại dương mỗi năm. Điều đó rõ ràng đang phá huỷ môi trường, nhưng về vấn đề lợi nhuận cũng không khả quan hơn.

Chỉ có 14% bao bì nhựa được thu gom để tái chế, và 8 triệu tấn nhựa được thải vào đại dương mỗi năm.

Theo dự báo hiện tại, dân số thế giới sẽ vượt quá 8,5 tỷ vào năm 2030, và sản xuất hàng may mặc toàn cầu sẽ tăng 63%. Vậy làm thế nào chúng ta có thể áp dụng thực tế các nguyên tắc tuần hoàn cho thời trang? Theo tổ chức từ thiện WRAP có trụ sở tại Vương quốc Anh (Chương trình hành động tài nguyên chất thải), có tới 80% tỷ lệ tác động đến môi trường của sản phẩm được xác định ở giai đoạn thiết kế. Điều đó mang lại cho các thương hiệu và nhà thiết kế quyền lực để định hình lại hệ thống.

Điều gì sẽ xảy ra với một chiếc váy sau khi đã qua sử dụng? Trong cuốn ‘Cradle to Cradle’, McDonough và Braungart giải thích vật liệu có thể được chia thành hai loại: chúng có thể được làm từ vật liệu phân hủy sinh học và trở thành thức ăn cho chu kỳ sinh học. Ví dụ như lá cây khi rơi sẽ trở thành thức ăn cho đất – khả năng thứ 2 chúng sẽ trở thành “các vật liệu kỹ thuật nằm trong chu trình tuần hoàn”.

Thiết kế lại mọi thứ để trở nên tốt hơn

Ví dụ như nhựa và kim loại của bạn, bao bì không phân hủy sinh học, điện thoại, xe hơi. Trong một hệ thống tuần hoàn, phần kỹ thuật và sinh học được tách biệt. Một chiếc quần yoga bằng cotton và sợi tổng hợp (polly) cung cấp một ví dụ điển hình: trong trạng thái tự nhiên, thành phần bông (cotton) có thể phân hủy sinh học, nhưng vì chứa cả sợi tổng hợp đã biến quần áo thành thứ mà McDonough gọi là “sản phẩm Frankenstein” (sản phẩm được làm từ 2 thành phần trở lên, không tái chế được) rất khó tháo rời và tái sử dụng.

Một giải pháp được đề cập: thời trang cũng sẵn sàng tập trung vào việc thay đổi quyền sở hữu.

Tủ quần áo thiết kế theo mô hình đăng kí đã tồn tại. Ở Bắc Kinh – YCloset dựa trên mô hình đăng ký, theo đó, chỉ cần trả 100 đô la mỗi tháng, người đăng ký sẽ có quyền mặc quần áo không giới hạn. Kenzo và Acne bắt đầu đi theo mô hình này vào năm ngoái.

Closet dựa trên mô hình đăng ký, theo đó, chỉ cần trả 100 đô la mỗi tháng, người đăng ký sẽ có quyền mặc quần áo không giới hạn.

Chủ hãng thuê quần áo ‘Rent The Runway‘ tại Mỹ có khẩu hiệu “tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền, cứu lấy Trái Đất”. Trên trang web, bạn có thể thuê tất cả các loại quần áo thiết kế chỉ bằng một phần nhỏ của giá bán lẻ của họ. Giám đốc điều hành Jennifer Hyman nói với Glossy năm ngoái rằng cô có kế hoạch xoá sổ Zara. ‘Rent the Runway’ đạt doanh thu 100 triệu đô la Mỹ trong năm 2016 và đang tăng trưởng. Với chín triệu thành viên trực tuyến, họ đang phân nhánh với các cửa hàng tại năm thành phố của Mỹ.

Mục đích là làm việc trên các chiến lược thiết kế tuần hoàn, tăng lượng sản phẩm đã sử dụng được thu thập và bán lại, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng sợi tái chế, sau tiêu dùng.

Một nền kinh tế tuần hoàn mới sẽ phức tạp như nền kinh tế tuyến tính, khi mà cần kết hợp các vật liệu có thể tái chế, hiệu quả tài nguyên, năng lượng tái tạo, tăng tuổi thọ và bao gồm nhiều chủ sở hữu, cũng như tìm nguồn cung ứng địa phương, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và phát triển các cách thức mới để tiếp cận sản phẩm.

‘Rent The Runway’ bạn có thể thuê tất cả các loại quần áo thiết kế chỉ bằng một phần nhỏ của giá bán lẻ của họ.

Thay đổi hệ thống yêu cầu nhiều sự hợp tác. Anne Gedda nói những mục tiêu này
tồn tại “ngoài sự cạnh tranh”. Tính đến tháng 7 năm 2018, 94 công ty, bao gồm H & M, Kering (sở hữu Gucci, Balenciaga và Alexander McQueen), PVH, Nike và Adidas, đã đăng ký cam kết  thông tư thời trang năm 2020 của Chương trình thời trang toàn cầu. Mục đích là làm việc trên các chiến lược thiết kế tuần hoàn, tăng lượng sản phẩm đã sử dụng được thu thập và bán lại, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng sợi tái chế, sau tiêu dùng.

“Đây là cơ hội,” MacArthur nói. “Để thiết kế lại mọi thứ để trở nên tốt hơn, đó là sự đổi mới, sáng tạo và tích cực. Chúng ta có thể làm tốt hơn. Đó không phải là một điều tuyệt vời để hướng tới hay sao?”.

Chuyển ngữ: Nhi Nguyễn

Theo Vogue Úc