5 nền tảng social commerce lớn nhất 2022

Ngày đăng: 02/02/22

Đầu tiên là mặt bằng kinh doanh, sau đó là trên internet, bây giờ là mạng xã hội – thị trường lớn tiếp theo mà các nhà bán lẻ sẽ cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần. Theo Retarchandmarketing.com, thị trường “thương mại xã hội” (social commerce) hiện trị giá $89,4 tỷ đô và dự kiến sẽ tăng lên 604,5 tỷ đô trong bảy năm tới.

Social commerce – thương mại xã hội được hiểu là toàn bộ quá trình mua và bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp trên các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội, từ khi khách hàng nhận diện ra sản phẩm đến khi hoàn tất giao dịch mua. Dựa theo doanh số thu được và mức độ phổ biến mà các nhà bán lẻ đang đầu tư tiếp thị, dưới đây là top 5 nền tảng thương mại xã hội hàng đầu trong năm 2022.

5. Facebook

Nền tảng mạng truyền thông xã hội đầu tiên của nhân loại, hiện đã trở thành một thế lực social commerce khó có thể bị thay thế, với 97% doanh thu hàng năm của công ty đến từ quảng cáo. Với 2,5 tỷ người dùng đang hoạt động ở mọi lứa tuổi, nền tảng này mang lại nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ trực tuyến. 80% cơ sở người dùng của nó là thế hệ Millennials và Gen X.

Top 5 nền tảng social commerce lớn mạnh nhất 2022 | So awkward, Rose

Theo một thống kê vào năm ngoái, độ tuổi 16-54 chiếm 78% người tiêu dùng thương mại điện tử, điều này khiến Facebook trở thành một nền tảng lý tưởng để quảng cáo trên đó. Facebook đã giới thiệu tính năng “Facebook Shops” vào năm 2020 để giúp các doanh nghiệp dễ dàng thiết lập một cửa hàng trực tuyến duy nhất để khách hàng truy cập từ trên cả hai kênh Facebook và Instagram.

Trên Facebook Shops, các doanh nghiệp có tùy chọn để chọn sản phẩm họ muốn giới thiệu từ danh mục sản phẩm của họ, cũng như có quyền sử dụng một loạt các công cụ tùy chỉnh để giới thiệu thương hiệu của họ theo cách họ muốn. Người tiêu dùng cũng có tùy chọn xây dựng trang Facebook Shops của họ để có thể xem sản phẩm một cách thuận tiện trước khi tiến hành thanh toán việc mua hàng trên trang web bán hàng của doanh nghiệp. Tiện ích mở rộng sẽ đồng bộ hóa tất cả dữ liệu cửa hàng nên khách hàng sẽ không cần thao tác lựa chọn lại sản phẩm theo cách thủ công.

Bên cạnh đó, việc công ty Meta sở hữu cả Instagram đồng nghĩa với việc các thương hiệu có thể tiếp cận người dùng Instagram ngay cả khi họ chưa có tài khoản Facebook.

4. Instagram

Ứng dụng chia sẻ ảnh phổ biến này giờ đã thuộc sở hữu của Meta. Instagram có lượng người dùng trẻ cực kỳ đông đảo và đã tạo nên tên tuổi cho mình như một trong những nền tảng thương mại xã hội hàng đầu. Theo omnicoreagency.com, có hơn 500.000 influencer đang hoạt động trên nền tảng này. Bên cạnh đó, Instagram đã bổ sung thêm số lượng người sáng tạo nội dung chất lượng ngày càng tăng trên nền tảng của mình bằng cách triển khai các công cụ giúp khuyến khích cả thương hiệu và cá nhân kiếm tiền thông qua nội dung số.

Một trong những công cụ đó bao gồm một công cụ mới được thiết kế để giúp những người có ảnh hưởng và người sáng tạo kiếm được tiền hoa hồng trên các bài đăng. Ngay từ ban đầu, Instagram đã là nền tảng dẫn đầu trong xu thế chuyển hóa thành social commerce, thậm chí là trước cả Facebook. Nền tảng này đã ra mắt tính năng Shopping vào năm 2018. Vào năm ngoái, nền tảng này đã thống kê cụ thể rằng có tới 64% người dùng của nó từng mua sắm thông qua nền tảng này.

Top 5 nền tảng social commerce lớn mạnh nhất 2022 | So awkward, Rose

Dữ liệu từ omnicoreagency.com cũng cho thấy 73% thanh thiếu niên Hoa Kỳ nói rằng Instagram là cách tốt nhất để các thương hiệu giới thiệu họ với các sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi mới. Điều này rất thuận tiện cho thương hiệu vì khoảng 75% cơ sở người dùng của nó là từ 18-24 tuổi. Các mặt hàng mua sắm phổ biến nhất trên nền tảng này vẫn thuộc nhóm thời trang và mỹ phẩm.

3. Pinterest

Pinterest có hơn 300 triệu người dùng trên toàn cầu, mang đến nhiều cơ hội tiếp cận rộng rãi cho các thương hiệu trong quá trình chiếm lĩnh thị phần trên nền social commerce đa dạng các nhóm ngành này.

Pinterest được thiết lập nhằm giúp người dùng tìm kiếm ý tưởng hoặc nguồn cảm hứng từ các nguồn, sau đó cho phép họ tổ chức, sắp xếp lại các ý tưởng được tìm thấy của mình tập trung ở trên giao diện của Pinterest. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các thương hiệu có các tùy chọn để quảng cáo trực tiếp thông qua các sản phẩm. Đa dạng nhiều loại sản phẩm đang được tăng cường việc được tích hợp để thuận tiện cho hành vi mua hàng trực tuyến trên Pinterest – vốn có giao diện và tính năng được tổ chức hợp lý trên trang nền tảng này.

Top 5 nền tảng social commerce lớn mạnh nhất 2022 | So awkward, Rose

Một lý do khác để các thương hiệu tự giới thiệu mình trên Pinterest là thực tế là theo dữ liệu từ WooCommerce, các thương hiệu có thể tiếp cận 83% tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 44, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ. Pinterest cũng có thể tiếp cận hơn một nửa số người thuộc thế hệ Millennials của Hoa Kỳ trên nền tảng của mình.

Pinterest gần đây đã mở rộng quan hệ đối tác với một nền tảng thương mại điện tử e-commerce khác là Shopify, cho phép nhiều người bán hơn trước đây được giới thiệu sản phẩm của họ trực tuyến và tiếp cận nhiều khách hàng hơn trên Pinterest. Người bán trên Shopify ở Anh Quốc và 26 quốc gia khác hiện có thể sử dụng Pinterest để có được nhiều chuyển đổi đơn hàng hơn sau khi Pinterest ra mắt một số tính năng mới để tự động hóa quy trình tiếp thị sản phẩm.

Bằng việc ra mắt tính năng tự động hóa đó, giờ đây, các kênh Pinterest của các thương hiệu sẽ tự động đặt thẻ, tạo danh mục sản phẩm và thống kê lưu lượng truy cập và chuyển đổi cũng như các chiến dịch thiết lập lại mục tiêu quảng cáo linh động hơn. Shopify cho biết các đơn vị lần đầu tiên quảng cáo trên Pinterest thông qua ứng dụng sẽ được hưởng lợi từ khoản tín dụng quảng cáo hơn £70.

2. Snapchat

Snapchat có hơn 265 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và đã chuyển đổi thành công từ một ứng dụng trò chuyện và chia sẻ ảnh thành một nền tảng thương mại điện tử lớn. Tổng lượng người sử dụng nền tảng này trên toàn cầu được ước tính có mức chi tiêu khoảng $4,4 nghìn tỷ đô, theo báo cáo đưa ra của chính Snapchat. Định dạng quảng cáo của nền tảng này chú trọng việc hiển thị sản phẩm thông qua quảng cáo toàn màn hình trên thiết bị di động.

Công cụ “Pixel” của Snap giúp các nhà quảng cáo và thương hiệu có thể đo lường, tối ưu hóa và xây dựng đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo của họ. Ứng dụng này cũng được thiết kế để chuyển đổi người theo dõi thành đơn bán hàng, lượt đăng ký và quan tâm tới thương hiệu.

Top 5 nền tảng social commerce lớn mạnh nhất 2022 | So awkward, Rose

Trong một báo cáo phân tích về têp người sử dụng ứng dụng này (được gọi bằng cái tên Snapchatter) trên toàn cầu, đã cho thấy những người thích trò chuyện bằng hình thức nhắn tin nhanh có khả năng sử dụng điện thoại cho việc mua sắm cao hơn 20% so với một năm trước.

Một trong số những điều tạo ra lợi thế cạnh tránh lớn cho nền tảng social commerce này là tất cả các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên nền tảng này chỉ với $5 đô một ngày. Snap gần đây cũng đã tung ra một loạt các tính năng mua sắm mới bao gồm công nghệ thử AR cũng như công cụ “Screenshop” giúp tìm kiếm, khám phá sản phẩm thông qua tính năng tìm kiếm hình ảnh. Đây là một trong những nỗ lực của Snap trong việc cố gắng đẩy mạnh hơn nữa vào lĩnh vực thương mại xã hội điện tử.

Nền tảng social commerce này đã tăng cường nỗ lực cạnh tranh với Facebook và Instagram trong không gian mua sắm trực tuyến bằng cách mở rộng chức năng trong ứng dụng của mình. Các tính năng này trước đây chỉ có sẵn cho một số thương hiệu như một kiểu đặc quyền riêng. Tuy nhiên hiện nay bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng có thể sử dụng các tính năng này. Các nhà bán lẻ có thể thiết lập danh mục sản phẩm, cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp trong ứng dụng Snapchat, cũng như sử dụng bộ lọc AR của riêng họ cho việc tiếp thị và tăng cường khả năng chuyển đổi đơn hàng.

1. TikTok

TikTok được xem là đang thống lĩnh thị trường của thương mại xã hội vào thời điểm hiện tại, với thành tích được ghi nhận là hơn 2 tỷ lượt tải xuống ứng dụng vào tháng Tám năm 2020. TikTok tiếp tục trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm ngoái.

Ứng dụng này là một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng 800% từ tháng Một năm 2018 đến tháng Sáu năm 2020. Tiktok là nền tảng tương thích cho các chiến lược tiếp thị liên kết – nơi người sáng tạo nội dung số có thể liên kết nội dung của mình với sản phẩm mà cá nhân họ thích, ngay cả khi họ không được thương hiệu tài trợ chính thức, và vẫn có thể được hưởng hoa hồng từ việc chuyển đổi đơn hàng thành công.

Một trong những kế hoạch phát triển trong năm 2021 của nền tảng này là xúc tiến tính năng mua sắm trực tiếp. Đây là một tính năng phổ biến ở Trung Quốc và được ước tính trị giá khoảng $60 tỷ đô mỗi năm, dựa theo một thống kê vào năm 2020. Mua sắm trực tiếp đã thu hút hơn 430 triệu người vào năm 2019, tức là khoảng 30% dân số tại Trung Quốc.

Tính năng phát trực tiếp (livestream) của TikTok được ra mắt vào năm ngoái cũng cho phép người dùng mua hàng bằng một thao tác đơn giản ngay sau khi người sáng tạo hoặc người có ảnh hưởng trên TikTok giới thiệu chúng trong các video clip.

Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Tiktok so với các nền tảng social commerce khác là nó vẫn còn mới, với lượng người dùng trẻ tuổi áp đảo. Những trào lưu văn hóa và thông tin được loan truyền rộng rãi, nhanh chóng, đã tạo ra cơ sở người dùng khổng lồ. Bên cạnh đó việc Tiktok tích hợp tính năng mua sắm trực tiếp, được cho là sẽ bùng nổ trong năm 2022, đồng nghĩa với việc là nền tảng này sẽ còn có phạm vi tiếp cận đáng kinh ngạc hơn, mà thông qua đó các thương hiệu có thể tận dụng hiệu quả bằng việc tài trợ cho người tạo nội dung số hoặc quảng cáo trực tiếp trên Tiktok.

TikTok cũng đã hợp tác với gã khổng lồ thương mại điện tử Shopify vào tháng Mười năm ngoái, cho phép người bán tạo, chạy và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị của họ trực tiếp từ trang thiết lập của Shopify, một cách thuận tiện.

Thực hiện: Fellini Rose