VF Corp. đang mua thương hiệu Supreme với giá 2,1 tỷ USD
Ngày đăng: 10/11/20
Tập đoàn VF, sở hữu các thương hiệu thời trang danh tiếng như Vans, Timberland và The North Face đang thực hiện thương vụ mua lại Supreme với mức giá 2,1 tỷ đô la, phi vụ sẽ được hoàn thành trước cuối năm nay.
Đây là thương vụ mua lại lớn nhất trong thời điểm đại dịch đang diễn ra, đồng thời cũng là thương vụ mua lại quan trọng của phân khúc thời trang đường phố. VF là một trong những tập đoàn may mặc lớn nhất trên thế giới, trong khi đó Supreme vẫn là một trong những câu chuyện minh họa cho sự thành công của việc giao thoa giữa thời trang và văn hóa đường phố trong thập kỷ qua.
Trong thời điểm mang tính thách thức của ngành bán lẻ, VF không giấu diếm tham vọng đưa Supreme trở thành thương hiệu với doanh số tỷ đô.
Giám đốc điều hành tập đoàn VF, Scott Roe chia sẻ cùng các nhà đầu tư: “Chúng tôi không thấy hạn chế nào về thương hiệu. Chúng tôi thấy một tầm nhìn rõ ràng đến một tỷ đô la.”
Supreme, còn được ví như “Chanel đường phố” bởi giá trị tạo nên dấu ấn văn hóa, được ra mắt năm 1994. Bắt đầu từ một cửa hiệu nhỏ về ván trượt trong cộng đồng tại đường phố Lafayette, New York, thương hiệu nhanh chóng định hình trong thế hệ trẻ đường phố với “chất” về mặt thiết kế cẩn thận cùng với mô hình kinh doanh sáng tạo, sản phẩm có chất lượng tốt, mức giá phù hợp cùng với những đợt ra mắt thành công được lên chiến lược tỉ mỉ.
Nhà sáng lập James Jebbia chứng tỏ tài năng trong lĩnh vực điều hành, có khả năng cân bằng giữa chất đường phố để tạo nên thành công cho công ty. Supreme đã bành trướng thương hiệu thông qua những lần hợp tác khéo léo và ra mắt những bộ sưu tập được bán giới hạn, những điều này khiến thương hiệu được khao khát nhiều hơn đồng thời mang đến lợi nhuận từ các sản phẩm. Đến năm 2017, Supreme đã phát triển thành một doanh nghiệp toàn cầu trị giá hơn 1 tỷ đô la và lấn sân sang lĩnh vực thời trang cao cấp thông qua các hợp đồng bom tấn với những tên tuổi như Louis Vuitton.
Đến năm 2017, Supreme đã phát triển thành một doanh nghiệp toàn cầu trị giá hơn 1 tỷ đô la và lấn sân sang lĩnh vực thời trang cao cấp thông qua các hợp đồng bom tấn với những tên tuổi như Louis Vuitton.
Tuy nhiên sự tăng trưởng của Supreme cũng phản ánh sự mâu thuẫn giữa văn hóa và tham vọng. Supreme giữ im lặng về khoản đầu tư cá nhân từ Goode Partners, và báo cáo 500 triệu đô la đầu tư từ The Carlyle Group năm 2017. Cả hai cổ đông này bán cổ phần của họ trong thỏa thuận với VF. Trong ba năm qua, doanh thu đã tăng hơn gấp đôi, khi Supreme mở rộng quy mô chuỗi cung ứng và mở các cửa hàng mới ở San Francisco, Brooklyn và Lower Manhattan. Hiện nay, Supreme có 12 địa điểm bán lẻ tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. 60% doanh số bán hàng của thương hiệu thông qua thương mại điện tử, một sự vững vàng trong thời kì đại dịch. Trong thị trường đang bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch trong năm nay thì Supreme vẫn giữ mức tăng trưởng một con số và có dòng tiền lưu hành khả quan.
Giám đốc điều hành tập đoàn VF, Scott Roe chia sẻ: “Đây là một mô hình kinh doanh thực sự độc đáo và hoạt động rất hiệu quả.” Một thương hiệu như Supreme luôn được các nhà đầu tư khao khát, tuy nhiên việc thương hiệu về tay VF là dấu hiệu cho thấy nhóm các thương hiệu thuộc tư nhân ngày càng thu nhỏ.
Trong thị trường đang bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch trong năm nay thì Supreme vẫn giữ mức tăng trưởng một con số và có dòng tiền lưu hành khả quan.
Theo VF, Supreme hiện tạo ra hơn 500 triệu đô la doanh số, tăng trưởng mạnh so với con số 200 triệu đô la vào năm 2017. Jebbia và đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Supreme sẽ tiếp tục ở lại công ty và dự kiến sẽ tăng con số đó từ 8 đến 10% vào năm 2024. CEO Steve Rendle của tập đoàn VF cho biết: “Chúng tôi không định làm nên sự thay đổi. Chúng tôi ở đây để hỗ trợ và nâng cao khả năng kinh doanh”.
Việc mua lại một trong những nhãn hiệu thời trang đường phố nổi bật nhất là một bước tiến tự nhiên đối với VF, tập đoàn sở hữu các thương hiệu Vans, The North Face và Timberland – nhóm thương hiệu phản ánh cảm hứng đường phố (cả ba thương hiệu đều đã từng hợp tác với Supreme). Tập đoàn chú trọng sự phát triển của streetwear vốn dĩ trị giá lên đến 50 tỉ đô bên cạnh các mảng đồ vận động và hoạt động ngoài trời để mở rộng đối tượng nhân khẩu học trong phân khúc khách hàng.
Giám đốc điều hành VF, Steve Rendle, cho biết công ty của ông là “người quản lý lý tưởng” cho thương hiệu độc đáo của Supreme và có thể cung cấp cho công ty các nguồn lực và thông tin chi tiết “để thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn.”
“Theo xu hướng mà chúng ta đang thấy hiện nay, trong môi trường COVID của sự bình thường hóa và khách hàng thực sự tìm kiếm và gắn kết với những thương hiệu nguyên bản với ý nghĩa tốt, định vị của Supreme rất tốt”. Rendle cho biết.
Supreme cũng có lợi khi về với VF, thương hiệu được hỗ trợ về hệ thống cung ứng toàn cầu và nền tảng digital hiện có của VF. Tập đoàn cũng có thể mở rộng các danh mục và cửa hàng của thương hiệu nhanh hơn ở các khu vực mới, đặc biệt ở thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, VF cũng sẽ không phủ cái bóng quá lớn lên Supreme như các thương hiệu xa xỉ khác, điều này có lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, câu hỏi chính đặt ra là việc VF mua Supreme có ảnh hưởng cốt lõi của thương hiệu, việc phát triển lớn mạnh có đẩy Supreme đi xa rời bản chất, vốn là một thương hiệu xây dựng trên phản văn hóa trượt băng và sự khan hiếm, liệu có phù hợp với tham vọng tỷ đô của VF?
Giám đốc điều hành tập đoàn VF, Scott Roe cho biết: “Nó có thể lớn hơn theo thời gian? Chắc chắn… Nhưng chúng tôi cũng không cố gắng vượt lên chính mình. Sự tăng trưởng rất cẩn thận này đã… thực sự hiệu quả cho thương hiệu và chúng tôi không cố gắng thúc đẩy nó.”
Thực hiện: Koi