Workshop Eco Dyeing Art: Sắc Lá Màu Hoa – Liệu pháp tinh thần cho những ai yêu thiên nhiên

Ngày đăng: 16/11/22

Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, nhuộm tự nhiên được nhắc đến nhiều hơn trong giới thời trang như một chọn lựa mới cho những nhà thiết kế có thể ứng dụng cho sản phẩm của mình.

Nhuộm tự nhiên hầu như đã bị quên lãng hơn 150 năm, cho đến khi ngành công nghiệp thời trang bị gióng lên hồi chuông báo động về hiện trạng gây ô nhiễm môi trường. Thời trang xanh đang dần lên ngôi, song song đó nhắc nhở chúng ta quay về với những giá trị của nhuộm tự nhiên, từ đó mang nhuộm tự nhiên lần nữa quay trở lại với đời sống ngày nay.

Tồn tại ngàn năm trước khi bị quên lãng

Từ rất lâu, phương thức nhuộm tự nhiên, là sử dụng màu nhuộm được chiết xuất từ hạt, hoa, lá, các loài thực vật, động vật, côn trùng, khoáng sản có từ thiên nhiên đã được áp dụng. Các công trình nghiên cứu cho thấy trong một hang động thời tiền sử ở nước Cộng hòa Georgia từ 34.000 trước Công Nguyên tồn tại những sợi lanh đã qua nhuộm. Ở Trung Quốc, nhuộm tự nhiên với thực vật, vỏ cây hay côn trùng đã có từ hơn 5.000 năm trước. Người ta cũng thấy cái loại vải và kỹ thuật nhuộm ở lăng mộ Ai Cập có niên đại cách đây hơn 4.000 năm.

Ở Việt Nam, loại vải “Lãnh Mỹ A” Tân Châu được nhuộm bằng màu chiết xuất từ trái mặc nưa để cho ra sắc đen tự nhiên không đâu có được…

Kỹ thuật chiết xuất màu nhuộm từng được coi là phương thức bí truyền, bởi có những loại màu được chiết xuất từ loại cây hoa lá chỉ có tại bản địa. Loại màu nhuộm được phổ biến nhất có thể nói đến chàm, màu chàm xuất hiện ở cả châu Âu và Á. Cư dân vùng Địa Trung Hải lại từ một loại ốc biển chiết xuất ra một màu tím đặc biệt chuyên dành cho hoàng gia. Ở Việt Nam, loại vải “Lãnh Mỹ A” Tân Châu được nhuộm bằng màu chiết xuất từ trái mặc nưa để cho ra sắc đen tự nhiên không đâu có được…

Nhuộm tự nhiên thường được cho là ít độc hại và an toàn đối với môi trường. Công bằng mà nói, điều này không phải đúng trong mọi trường hợp. Trong tự nhiên, một số loài thực vật như huyết mộc hay anh túc có mang theo độc tính. Các cây họ huyết mộc có thể chiết xuất ra màu sắc, tuy nhiên các hoạt chất trong nó bao gồm hematein và hematoxylin, có thể gây hại qua đường hô hấp hay tiếp xúc qua da. Tương tự vậy, cây thuộc họ anh túc cũng có thể tạo nên kích ứng hay viêm hô hấp với người tiếp xúc.

Mặc dù, phần lớn màu nhuộm chiết xuất tự nhiên đều an toàn và vô hại. Tuy nhiên, con người để duy trì màu nhuộm được lâu, thường thêm hợp chất hóa học gọi là thuốc cầm màu (mordants) vào trong màu nhuộm. Đó là chưa kể cần đến một lượng lớn thực vật để chiết xuất ra được lượng lớn màu nhuộm. Do đó hầu hết những sản phẩm thời trang sử dụng phương thức nhuộm tự nhiên thường được thường sản xuất với số lượng giới hạn.

Ngày nay, hầu như chỉ còn nhuộm tự nhiên từ chiết xuất thực vật, chiết xuất côn trùng hay động vật cũng không còn được nhắc đến, khi mà ngành công nghiệp thời trang cũng đang hướng đến tính nhân đạo bằng cách xóa bỏ chất liệu lông thú ra khỏi ngành này.

Sự hồi sinh của nhuộm tự nhiên

Vào đầu thế kỷ 21, nhuộm tự nhiên được hồi sinh khi mà người tiêu dùng phương Tây đã trở nên quan tâm hơn đến sức khỏe, cũng như nhận thức được tác động với môi trường của thuốc nhuộm tổng hợp. Liên minh châu Âu đã khuyến khích các nhà sản xuất vải batik Indonesia chuyển sang thuốc nhuộm tự nhiên để cải thiện thị trường xuất khẩu của họ ở châu Âu.

Nhiều làng nghề truyền thống ở Bắc Mỹ, châu Á và Phi hay Scotland vẫn duy trì kỹ thuật nhuộm tự nhiên cho đến ngày nay, như một nét đẹp của văn hóa và nghệ thuật truyền thống.

Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để nhuộm tự nhiên phổ biến hơn, như tìm hiểu cách chiết xuất từ thiên nhiên có thể mang lại khả năng chống tia UV (chiết xuất từ lá bạch đàn), chống kích ứng với da và tăng sức đề kháng cho cơ thể người trên vải được nhuộm. Cách chiết xuất màu nhuộm tự nhiên cũng được nghiên cứu để màu sắc trở nên đa dạng hơn, giúp vải vóc thấm hút mồ hôi tốt hơn và không qua quá nhiều công đoạn hao tổn nguyên liệu.

Tính thủ công, độc đáo giúp cho nhuộm tự nhiên được yêu thích. Song song đó, còn nhiều làng nghề truyền thống ở Bắc Mỹ, châu Á và Phi hay Scotland vẫn duy trì kỹ thuật nhuộm tự nhiên cho đến ngày nay, như một nét đẹp của văn hóa và nghệ thuật truyền thống.

Workshop WORKSHOP “ECO DYEING ART” – SẮC LÁ MÀU HOA

Trong khuôn khổ sự kiện Soft Opening của A Way To Green Gallery, mời bạn tham gia Workshop “Eco Dyeing Art” – SẮC LÁ MÀU HOA dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Lê Võ Sơn Quân diễn ra vào lúc 13h ngày 19.11.2022, tại không gian của A WAY TO GREEN GALLERY. 

Dành cho những ai yêu nghệ thuật thủ công truyền thống, đến với workshop WORKSHOP “ECO DYEING ART” – SẮC LÁ MÀU HOA bạn sẽ được nắm bắt quy trình cơ bản in eco, cách thức chuẩn bị, nhận biết các loại vật liệu có thể tạo nên màu và cuối cùng là thực hành tự tay nhuộm một mảnh vải với hoạ tiết của riêng mình dưới sự hướng dẫn của anh Lê Võ Sơn Quân.

Anh Sơn Quân là thạc sĩ, kỹ thuật hoá học yêu thích kỹ thuật nhuộm tự nhiên. Anh đồng thời cũng là giảng viên của FACE – The Fashion Design Academy, từng hướng dẫn thành công rất nhiều workshop Eco-dyeing với mục đích chia sẻ và phổ biến kỹ thuật này với cộng đồng yêu thời trang và thủ công tại Việt Nam. Workshop “Eco Dyeing Art” là một liệu pháp tinh thần cho giới văn phòng đồng thời cũng là niềm vui cho những ai yêu thích sáng tạo và thiên nhiên.

THÔNG TIN WORKSHOP:

WORKSHOP “ECO DYEING ART” – SẮC LÁ MÀU HOA

– Giảng viên: Lê Võ Sơn Quân

– Thời gian: 13h00 – 17h00 Thứ 7 ngày 19/11/2022

– Địa điểm: 162 Bis Bùi Thị Xuân, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1

– Phí tham dự: 399.000 VND/ khách (Chi phí bao gồm vải tơ tằm/ cotton để in nhuộm + nguyên vật liệu nhuộm)

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ:

– Qua form đăng ký: https://by.com.vn/Oxn4V

– Inbox Fanpage A Way To Green Official https://www.facebook.com/awaytogreenofficial

* Vì số lượng khách mời tham dự có hạn, các bạn vui lòng chuyển khoản trước ngày 17.11.2022 để được giữ chỗ.

A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

Thực hiện: Koi (tổng hợp)

Bài viết có tham khảo:

Dyeing/ Natural Dyeing – en.wikipedia.org

Natural vs. Synthetic Dyes: Which is better? – Keycolour.net

The evolution of texttile Dyes: History and development – Keycoulour.net

Eco-Friendly of Textiles Dyeing and Printing with Natural Dyes – Semanticscholar.org

Eco-friendly dyeing of Wool fabric using natural dye extracted from onion’s outer shell by using water and organic solvents – Researchgate.net