Telfar trở thành thương hiệu có giá trị hàng đầu trên thị trường resale
Ngày đăng: 26/10/22
Theo Rebag, một nền tảng chuyên bán lại hàng thời trang cao cấp cho biết Telfar đã trở thành một trong những nhãn hiệu có giá trị nhất trên thị trường bán lại. Trong khi đó những tên tuổi lớn như Chanel, Louis Vuitton và Hermes vẫn dẫn đầu về giá trị lưu trữ.
Theo Báo cáo Clair năm 2022 của Rebag về giá trị của các thương hiệu cao cấp trên thị trường bán lại, giá trị của Telfar có được nhờ tính độc quyền của túi, điều này đã dẫn đến việc giá bán tăng khi “sang tay”. Chiếc Shopping Bag đặc trưng của Telfar duy trì giá trị trung bình là 193% trên thị trường thứ cấp, cao gần gấp đôi so với giá bán lẻ ban đầu.
Những thương hiệu trứ danh tiếp tục được yêu thích với giá trị lưu giữ cao
Dữ liệu cho thấy các mặt hàng của Telfar tăng hơn 145% so với giá bán lẻ. Lần đầu tiên, giá trị duy trì trung bình của thương hiệu trên thị trường thứ cấp vượt qua tất cả các thương hiệu cũ, bao gồm cả Hermès. Telfar x Ugg Shopping Tote tạo nên gía trị 211%.
Khi đề cập đến các thương hiệu cao cấp, Rebag cho biết trong năm thứ hai liên tiếp, Hermès, Louis Vuitton và Chanel giữ vị trí là 3 nhãn hiệu resale hàng đầu. Điều này có được nhờ tính di sản, khả năng kiểm soát thị trường và nguồn hàng cung ứng. Túi xách của Hermès tiếp tục đứng đầu danh sách, với 103% giá trị bán lẻ, tiếp theo là Louis Vuitton với 92%, tăng 12 điểm phần trăm so với năm ngoái và Chanel đã tăng từ 75% lên 87% giá trị.
Rebag cho biết thêm, năm 2022 cũng chứng kiến sư giá tăng đáng kể giá trị lưu giữ trung bình của Gucci, Bottega Veneta, Prada và Fendi. Sự quan tâm đến Gucci đã tăng 10%, từ 59% lên 69%, sau một năm thành công với việc phát hành bộ phim House of Gucci, sự hợp tác của Hacker Project, và bộ sưu tập Ha Ha Ha với Harry Styles.
Trong khi Bottega chứng kiến mức tăng 10%, từ 50% vào năm 2021 lên 60% vào năm 2022 bất chấp sự ra đi của Daniel Lee. Tuy nhiên, Matthieu Blazy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị duy trì trung bình của Bottega trong thời gian tới còn chưa thể dự đoán.
Prada cũng ghi nhận mức tăng 11%, từ 46% lên 57% nhờ vào hợp tác với Cassius Hirst ra mắt giày thể thao phiên bản giới tập và bộ sưu tập dành cho nam giới được giới phê bình đánh giá cao ở Milan. Trong khi các thiết kế của Kim Jones tiếp tục thành công với Fendi khi tăng từ 43% lên 53%.
Những cuộc hợp tác mang lại giá trị đầu tư trên thị trường bán lại
Bên cạnh những chiếc túi đang hoạt động tốt trên nền tảng bán lại, Rebag cho biết thị trường đồng hồ tiếp tục bùng nổ vào năm 2022, đồng thời nói thêm rằng cũng có những dấu hiệu cho thấy sự ổn định trong thời gian tới dù không chắc chắn. Rolex tiếp tục là một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu với 113% giá trị lưu trữ, tiếp theo là Hublot với 64% và Breitling với 55%.
Rebag cũng nhận thấy rằng các hợp tác tạo ra những sản phẩm mang tính đầu tư tích cực và là động lực thúc đẩy tiêu dùng trong thị trường bán lại. Đơn cử như Balenciaga và Gucci’s The Hacker Project.
Charles Gorra, giám đốc điều hành và người sáng lập Rebag, cho biết trong một tuyên bố: “Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều so với năm ngoái. Theo Báo cáo của Clair năm nay cung cấp thông tin chi tiết về cách khách hàng mua sắm và đưa ra quyết định sáng suốt với việc mua hàng của họ hơn bao giờ hết. Chúng tôi hy vọng những thông tin chi tiết này sẽ tiếp tục mang đến sự minh bạch trong thị trường xa xỉ nói chung, mở rộng vòng đời sản phẩm và tạo ra nhiều sự lưu thông hơn.”
Thực hiện: K. (Tổng hợp)