Triều đại Gucci và những lần thay đổi người kế vị (Phần 1)

Ngày đăng: 25/11/22

Một triều đại không thể không có “vua”, một thương hiệu thời trang cũng không thể tồn tại nếu không có người trị vì. Tồn tại và phát triển trong thế giới thời trang suốt 1 thế kỷ, nhà mốt Ý hàng đầu – Gucci đã không ít lần “thay máu”, đổi người kế vị để tiếp tục cai quản di sản.

Định vị thương hiệu trên bản đồ thời trang từ 100 năm về trước, Gucci chắc chắn là một trong những “ông lớn” thời trang không thể vắng mặt trong bất cứ bàn tiệc nào của giới mộ điệu. Từ vẻ đẹp mộng mơ, những bản phối “rối mắt” từ chủ nghĩa tối đa của Alessandro Michele cho đến những chiến dịch gợi cảm mang đầy tai tiếng từ nhiệm kỳ của Tom Ford tại thương hiệu, kho di sản của nhà mốt Ý luôn là những giá trị sáng tạo không dễ ai thay thế được, những dấu ấn làm cả địa hạt thời trang rúng động. Và kho di sản đấy cũng đã trải qua bao nhiêu đời cai quản của những quốc vương tài năng. Trước khi tiếp cận được giới trẻ rộng rãi hay hợp tác với nhiều ngôi sao trẻ nổi tiếng như hiện nay, Gucci đã từng rất “kín tiếng”. 

Tiền sử 

Để nói về những ngày đầu thành lập của thương hiệu, chúng ta phải trở về thành phố xinh đẹp Florence của Ý – vùng đất khởi đầu cho Gucci vào năm 1921. Mặc dù đã là một thương hiệu phát triển ra khắp địa cầu nhưng cội nguồn của Gucci vẫn còn ở đây theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Những tuyệt tác trong quá khứ vẫn còn được lưu trữ trong một cung điện cổ nơi từng là nhà máy của thương hiệu. Guccio Gucci chính là người sáng lập ra nhà mốt Gucci và cũng là người nắm giữ gốc trễ của hành trình từ một cửa hàng làm đồ da đến một nhà mốt thời trang trứ danh như hiện tại. 

Guccio xuất thân từ một gia đình đan nón rơm ở Florence. Trước khi ra mắt “đứa con” thời trang của mình, Guccio đã từng bị người cha đuổi ra khỏi nhà, đặt chân đến Anh để sinh cơ lập nghiệp cũng như trải qua nhiều công việc tay chân như bồi bàn, rửa chén, hay nhân viên khuân vác hành lý tại một khách sạn xa hoa bậc nhất London –  Savoy. Chính công việc này đã đưa Guccio thấu hiểu được tư duy thẩm mỹ của giới thượng lưu, có cơ hội ngắm nghía niềm đam mê của những người giàu có này với những chiếc túi xách, hành lý du lịch xa xỉ bằng da, bởi lẽ chúng không chỉ là một món phụ kiện tiện năng mà còn là một lời khẳng định địa vị của người sử dụng trong xã hội. 

Sau vài năm làm việc tại Anh, ông cũng kiếm đủ tiền để trở về quê hương, thành lập một gia đình nhỏ, và kiếm được một công việc ổn định cho một công ty hành lý, chuyên sản xuất đồ da cao cấp – Franzi. Từ khi trở nên thạo nghề, Guccio đã đứng ra mở một cửa hàng cho riêng mình vào năm 1921- Valigeria Guccio Gucci. Ban đầu, Gucci chủ yếu chỉ bán đồ da và tập trung vào các mặt hàng du lịch như vali bằng da do Guccio tự tay lựa chọn từ các nhà cung cấp ở Tuscany, Đức và Anh. Tuy nhiên, khát khao tạo ra những mẫu mã khiến hộ người già phải săn lùng cho bằng được, đã khiến Guccio quyết định lập ra một xưởng chế tác và sửa chữa đồ da để làm ra những kiệt tác có 1-0-2 được lấy cảm hứng từ bộ môn thể thao của giới thượng lưu – cưỡi ngựa, khiến giới quý tộc “phát cuồng”. 

Chương tiếp theo của Gucci được viết tiếp bởi ba người con trai của Guccio. Dù xảy ra không ít những cuộc “cấu xé” lẫn nhau nhưng với tài năng riêng biệt cả ba người đã giúp Gucci để lại cho thời trang những dấu ấn quan trọng cũng như phát triển thương hiệu qua biết bao giai đoạn thăng trầm, khó khăn khác nhau. Ở thập niên 50, chiếc túi hình yên ngựa có tay cầm bằng tre huyền thoại và được làm bằng từ da heo đặc trưng hay những chiếc loafer cùng biểu tượng hai chữ G lồng vào nhau “bất hủ” hoặc chi tiết sọc xanh-đỏ-xanh trứ danh dưới thời Aldo Gucci; chiếc khăn Flora đồng thiết kế với Vittorio Accornero cho Công nương Grace Kelly của Rodolfo Gucci vào những năm 80s,… tất cả đều là những thiết kế không chỉ giúp Gucci định vị thương hiệu mà còn là những dấu ấn trường tồn mãi trong thế giới thời trang đến tận nay. 

Những năm 50 chính là một trong những thời điểm thịnh vượng nhất thương hiệu khi Gucci liên tục ra mắt nhiều cửa hàng mới. Ngoài những cửa hàng tại Florence và Rome, Rodolfo Gucci đã mở một địa điểm khác ở Milan vào năm 1951 trước khi mở rộng sang Hoa Kỳ hai năm sau đó. Không lâu trước khi Guccio Gucci qua đời vào năm 1953, Gucci trở thành một trong những thương hiệu thời trang Ý tiên phong “cắm cờ” tại đất Mỹ hoa lệ – với một không gian mua sắm tại Khách sạn Savoy Plaza ở Thành phố New York. 

Đến đời tiếp quản thương hiệu thứ 3, vào những năm 80s, Maurizio Gucci con trai của Rodolfo Gucci đã cố gắng hết sức mình để nâng tầm giá trị “thượng lưu” của thương hiệu với hy vọng biến Gucci thành một phiên bản Hermès của Ý. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như “đổ sông đổ biển” khi ảnh hưởng của nhà mốt đã ăn sâu vào văn hóa Mỹ khi cái mác “new money/wealth” (nhà giàu mới nổi) và mối liên kết với văn hóa người nổi tiếng quá nặng và sâu sắc. Sự thành công của Gucci ngày trước một phần cũng nhờ vào sự lăng xê của những ngôi sao lừng danh từ đó từ Elizabeth Taylor, Jacqueline Kennedy đến Grace Kelly. Nước Mỹ đón nhận Gucci và Gucci đã đáp lại bằng cách thiết kế và thể hiện sự sáng tạo vô cùng tự do. Vào năm 1981, Gucci tổ chức buổi trình diễn thời trang RTW đầu tiên của mình. 

Một Gucci gợi cảm và nhiều tai tiếng dưới thời Tom Ford

Gucci đối mặt với những biến đổi, tán thưởng có tranh cãi có, bắt đầu từ những năm 90s cuối thế 20, khi chào đó nhà thiết kế trẻ tài năng và vô cùng nhiệt huyết Tom Ford về ngôi nhà. Vào thời điểm, khi mối quan hệ giữa Maurizio Gucci và Dawn Mellow (cố vấn thương hiệu thời điểm đó) gặp vấn đề, người nắm quyền đã thuê nhà thiết kế người Mỹ nổi tiếng Tom Ford đến từ Texas để chỉ đạo quá trình phát triển những bộ sưu tập ready-to-wear dành cho nữ giới và tái định vị lại nhà mốt. Trong những ngày đầu của sự nghiệp, Ford tránh xa những món đồ da và khăn quàng cổ nổi tiếng của thương hiệu, đồng thời lồng ghép tầm nhìn cũng như gu thẩm mỹ của riêng mình cho thương hiệu.

Vào những năm 1990, từ một sinh viên tốt nghiệp ngôi trường Thiết kế Parsons, Tom Ford chuyển đến châu Âu để làm việc cho Gucci. Năm 1996, ông chia sẻ với tờ The New York Times: “Nếu tôi muốn trở thành một nhà thiết kế giỏi, tôi phải rời Mỹ. Nền văn hóa mà tôi phát triển đã kìm hãm tôi. Nhiều phong cách ở Mỹ thật khó hiểu.”

Sau thời gian làm việc trong lĩnh vực thiết kế trang phục may sẵn cho phụ nữ, Ford tiến hành sản xuất trang phục nam và giày sáu tháng sau đó. Sau khi Richard Lambertson rời đi, ông trở thành giám đốc thiết kế của Gucci và đảm nhận rất nhiều vai trò cùng lúc, từ giám sát các dòng sản phẩm ready-to-wear cho đến chế tác nước hoa, đến cả chỉ đạo sản xuất hình ảnh và quảng cáo thương hiệu, thậm chí cả thiết kế cửa hàng. Ít ai biết, Ford bị lu mờ trong những năm đầu. Maurizio suýt sa thải ông khỏi vị trí này nhưng tài năng của Ford đã giúp ông vững vàng ngồi lại chiếc ghế sáng tạo.

Sau sự ra đi của Maurizio, Ford được Domenico De Sole, Giám đốc điều hành của thương hiệu, bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Gucci vào năm 1994 và ông đã nhanh chóng biến đổi nhà mốt với phong cách đặc trưng của mình. Bộ sưu tập năm 1995 của ông giới thiệu một loạt các bộ váy trắng gợi cảm với những đường cắt may tạo bạo đã lập tức gây sốt với giới mộ điệu. Sau đó, ông giới thiệu một loạt các loại giày và túi, quần nhung, áo sơ mi satin mỏng, những bộ vest kiểu dáng đẹp và thậm chí cả quần lót G-string.

Vương triều Gucci dưới thời đại của Tom Ford chắc chắn sẽ mãi là một trong những kỷ nguyên quyến rũ nhất trong lịch sử thời trang. Từ năm 1994 đến năm 2004, Ford, với sự giúp đỡ của Carine Roitfeld, đã biến ngôi nhà thời trang Ý cổ kính, nguy nga thành một pháo đài của chủ nghĩa khoái lạc, quyến rũ và đầy khiêu gợi. Hết mùa này đến mùa khác, Tom Ford đã phải khiến giới mộ điệu phải ngượng ngùng khi xem những thiết kế táo bạo với đường viền cao hơn, đường cắt sáng tạo hơn, vải sheer “nguy hiểm” cũng như chất liệu bóng mượt, gợi cảm hơn gấp nhiều lần. Những show diễn lúc bấy giờ trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết, các tín đồ thời trang tranh nhau tấm vé mời. Tại đây, Tom Ford đã giúp người xem đón nhận sự quyến rũ của họ bằng một cách thời trang và tuyệt vời nhất có thể.

Vào thời điểm mà các chiến dịch thời trang đã lỗi thời, Ford đã thiết kế lại tính thẩm mỹ của chiến dịch với một cách tiếp cận gây tranh cãi và đầy tính khiêu khích – hãy nhớ rằng người mẫu bán khỏa thân và chữ G kỳ quái đó được ra mắt vào năm 2003? Các chiến dịch này đã làm tăng vọt hình ảnh thương hiệu và doanh số bán hàng của Gucci, khẳng định Ford là người đi đầu trong lĩnh vực thời trang.

Bất chấp tất cả những điều đó, nhiều năm sau Ford đã chia sẻ với Vogue Pháp rằng ông không “khiêu khích vô cớ”. Ông bảo vệ chiến dịch Gucci của mình bằng cách nói: “Khi tôi quyết định trưng bày một bức ảnh khỏa thân toàn bộ phần trước của nam giới làm ‘gương mặt đại diện của mùi hương M7’, tôi đang bảo vệ quyền bình đẳng giới. Tôi tin rằng chúng ta đang sống trong một nền văn hóa vật hoá phụ nữ, nhưng khi đó một người đàn ông xuất hiện, sẽ có một nỗi ám ảnh thực sự và tất cả mọi người đều cảm thấy bị xúc phạm.”

Gucci dưới sự trị vì của Tom Ford cũng đã đi ngược lại với biết bao nhiêu quy tắc sẵn có trong thế giới thời trang, văn hóa và xã hội.

Gucci dưới sự trị vì của Tom Ford cũng đã đi ngược lại với biết bao nhiêu quy tắc sẵn có trong thế giới thời trang, văn hóa và xã hội. Việc nhà mốt mời một nhà thiết kế trẻ về chịu trách nhiệm cho các dòng sản phẩm của một thương hiệu gia đình cũng trái ngược lại với truyền thống tiếp quản theo dòng tộc. Gucci thời điểm này của rất giỏi trong việc khai thác mọi nền văn hóa phụ. Dưới thời Tom Ford, nhà mốt Ý đã thực sự đón nhận hip-hop và văn hóa hip-hop. “Tôi muốn biết những gì đang xảy ra trên đường phố, để hiểu cộng đồng phản ứng thế nào với những gì tôi đang làm và những gì họ đang mặc…”

Ford cũng chính là “bàn tay phù thủy” chịu trách nhiệm đưa Gucci đến gần với các ngôi sao Hollywood khi chuẩn bị trang phục cho họ khi xuất hiện trên thảm đỏ – từ chiếc quần dài màu hoa cà của Madonna trong Grammy 1999 và chiếc váy lấp lánh của Jennifer Lopez tại Lễ trao giải Thời trang VH1, đến chiếc váy Oscar của Charlize Theron vào năm 2004. Ford đã đưa Gucci đến một kỷ nguyên hoàn toàn mới.

Tom Ford cũng là người “cứu” lấy Gucci khi thương hiệu ở bờ vực thẳm, đối mặt với bao nhiêu vấn đề tài chính. Trong lúc Maurizio phụ trách thương hiệu từ năm 1989 đến năm 1993, tài chính của thương hiệu rơi vào tình trạng nước sôi lửa bỏng, người thừa kế Gucci đã cấp nhượng quyền thương hiệu quá mức. Nhưng sau khi Ford trở thành giám đốc sáng tạo, doanh thu của Gucci đã tăng vọt với doanh thu 500 triệu đô la Mỹ vào năm 1995. Thu nhập của thương hiệu tiếp tục tăng, đưa giá trị thị trường của nó lên hơn 4 tỷ đô la Mỹ vào năm 1999, sau khi công ty được mua lại bởi tập đoàn Kering của François Pinault – chủ sở hữu hiện tại của thương hiệu.

Vương triều Gucci dưới sự cầm quyền của người phụ nữ tài ba –  Frida Giannini 

Vào cuối những năm 90, LVMH dần dần bắt đầu mua cổ phần của công ty, bất chấp sự phản đối từ Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của Gucci là Domenico De Sole. Tuy nhiên, trước khi công ty tiếp quản hoàn toàn, nhà đầu tư François Pinault, của Pinault Printemps Redoute (hoặc PPR), đã trở thành cổ đông chính. PPR sau đó được đổi tên thành Kering vào năm 2013 và Gucci vẫn là một phần của tập đoàn cho đến ngày nay.

Năm 2004, Ford và Giám đốc điều hành Domenico De Sole rời công ty do tranh chấp hợp đồng với PPR. Trước đó, ông cũng đã mời Frida Giannini vào cuộc, với hy vọng củng cố dòng phụ kiện của Gucci. Sau khi Tom Ford ra đi, NTK John Ray là người tiếp quản dòng menswear, trong khi NTK Alessandra Facchinetti chịu trách nhiệm cho dòng trang phục nữ của thương hiệu. Giannini cũng sau đó được thăng chức Giám đốc sáng tạo cho dòng phân khúc phụ kiện và túi xách. Cho đến năm 2005, Giannini cũng đã nhận được những gì xứng đáng với sự nỗ lực từ bản thân khi trở thành Trưởng bộ phận trang phục nam và nữ, thiết kế cửa hàng, quảng cáo và truyền thông, và cuối cùng là đến quyền kiểm soát toàn bộ quá trình sáng tạo diễn ra dưới mái nhà Gucci.

NTK John Ray
NTK Alessandra Facchinetti

Sau khi Tom Ford rời khỏi Gucci, cộng đồng thời trang đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của thương hiệu. Tuy nhiên, từ khi Giannini được bổ nhiệm làm Giám đốc Sáng tạo cùng bộ sưu tập hồi sinh mẫu “Flora” đặc trưng – thay vì tập trung vào logo chữ G kép, thì Gucci lại trở lại những năm tháng thành công lúc trước. 

Sinh ra tại Rome vào ngày 7 tháng 1 năm 1972, là một cô gái Ý thuộc tầng lớp trung lưu, Frida Giannini chính là chân dung miêu tả chính xác nhất của những cô nàng Gucci thời đó – hiện đại, gợi cảnh nhưng không kém phần thanh lịch và tinh tế. Bắt đầu sự nghiệp tại Fendi vào năm 1997, sau khi mới tốt nghiệp Học viện Trang phục và Thời trang ở Rome, Giannini đã sản xuất các bộ sưu tập ready-to-wear trong ba mùa trước khi thăng tiến và được khuyến khích sáng tạo thêm mảng sản phẩm chất liệu da. Trong thời gian Gianni đang làm việc tại Fendi, nhà mốt Ý đã trình làng chiếc túi xách Baguette trứ danh. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Frida Giannini chính là người phụ nữ đi đầu trong việc tôn vinh di sản thương hiệu, bất chấp môi trường số hóa ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

Giám đốc sáng tạo Frida Giannini và CEO Patrizio di Marco

Tách khỏi định nghĩa quá đỗi gợi cảm của tiền bối, tại vương triều Gucci, Giannini đã tự thiết lập nên một phong cách vô cùng riêng biệt tạo nên thành công rực rỡ trong nhiệm kỳ của mình. Không cắt xẻ gợi cảm cũng không quá khó hiểu, các bộ sưu tập của bà được phân khúc rõ ràng, mang đậm nét kinh doanh và đánh thẳng vào nhu cầu và thị hiếu của khách hàng từ bấy giờ từ những chiếc áo lông thú sặc sỡ quá khổ, đến những chiếc đầm dạ tiệc tinh tế, những mảnh sequin lấp lánh sành điệu sang đến bộ sưu tập streetwear rồi tiếp tục với những áo sơ mi cùng bản in nhiệt đới và cả những bộ suits tỉ mỉ được thiết kế riêng. Những bản in Flora huyền thoại cũng soán ngôi của chiếc logo chữ G kép. 

Giannini cũng là người đưa chiếc túi IT Bag của Gucci trong kho lưu trữ đến gần hơn với người tiêu dùng trẻ bằng cách phục hồi bản in Flora mang tính biểu tượng, sản xuất một loạt những chiếc túi vải bố đầy màu sắc rực rỡ, thời thượng, hiện đại nhưng chất hoài cổ vẫn được đảm bảo. Thiết kế túi này gây ấn tượng khi được ra mắt trong BST Gucci Cruise 2005. Năm 2008, Gucci phát sóng chiến dịch truyền hình đầu tiên cho mùi hương Gucci by Gucci do David Lynch làm đạo diễn. Gucci by Gucci Pour Homme là sản phẩm nước hoa nam đầu tiên của Giannini, được ra mắt cùng với ngôi sao chiến dịch James Franco cùng năm đó. Nước hoa Flora by Gucci mang tính biểu tượng hiện nay đã được ra mắt vào năm 2009.

Theo thời gian, tên thương hiệu đã đi vào từ vựng để biểu thị một lần lặp lại thú vị cụ thể. Trở thành Gucci là ổn, trong tầm kiểm soát. Đó là phấn đấu và thành công và hoàn toàn thoải mái thể hiện thành công đó. Để vinh danh một trăm năm của thương hiệu, Michele đã cố gắng đếm hết tất cả các bài hát đã đề cập đến Gucci kể từ khi thành lập. Ước tính hiện tại của anh ấy là 22.000; anh ấy lưu ý rằng “khi chúng tôi cố gắng sửa số, một bài hát khác sẽ ra mắt.” Ông cho rằng sự hiện diện mạnh mẽ của Gucci trong âm nhạc là nhờ khả năng thay đổi hình dạng của thương hiệu. Nó luôn kể một câu chuyện về sự tự sáng tạo. Dòng dõi không quan trọng.

“Bạn không nghĩ Gucci là một thương hiệu lâu đời, blah, blah, blah. Khi bạn đang nghĩ về Gucci, bạn không nghĩ rằng mình giàu có. Khi bạn xem qua tất cả các bài hát, chúng đang nói về một người tuyệt vời.”

Thực hiện: Huỳnh Trân