Các thương hiệu đang tái thiết kế sản phẩm cũ theo một phong cách mới – bước đệm của thị trường thứ cấp?
Ngày đăng: 22/03/23
Ngay trước buổi trình diễn cuối cùng của Gucci, bạn có thể mua một chiếc túi Gucci Horsebit từ năm 1995 với giá khoảng 400 Euro. Bây giờ, khoảng hai tuần sau, chúng đã tăng lên tới 1400 Euro. Nhưng tại sao giá trị của một chiếc túi có thể leo thang đến vậy?
Câu trả lời rất đơn giản – Gucci đã tái thiết kế chiếc túi được săn đón theo phong cách hiện đại. Canvas cổ điển đang được “biến hóa” thành một phiên bản đa dạng màu sắc hơn, từ vàng đến hồng. Ngay sau buổi trình diễn, Vogue đã khuyến khích độc giả của mình đầu tư vào chiếc túi này và WWD đã đăng một bài dự đoán rằng tái bản của chiếc túi Gucci Tom Ford Horsebit có thể sẽ trở thành IT bag của năm 2023.
Gucci đã vừa công bố nền tảng bán lại của riêng mình, họ đã thúc đẩy thị trường đồ cũ trong nhiều năm. Sự xuất hiện trở lại hoặc cải tiến của loạt túi di sản đã thúc đẩy thị trường thứ cấp, – dường như đây là chiến lược của nhiều ngôi nhà sang trọng trong những năm gần đây.
Ngay cả dưới thời Alessandro Michele, giám đốc sáng tạo gần đây nhất của thương hiệu, họ đã phát hành các phiên bản hiện đại của chiếc túi Horsebit năm 1955 hoặc thậm chí gần đây hơn là chiếc túi Jackie, được đặt theo tên của Jackie Kennedy.
Các nhãn hiệu cao cấp khác, chẳng hạn như Dior, Prada và Ann Demeulemeester cũng là những bậc thầy trong lĩnh vực này – đi sâu vào “lịch sử của thương hiệu” để thúc đẩy thị trường thứ cấp và nâng cao sự nổi tiếng hiện tại của thương hiệu.
Ayo Ojo, được biết đến với cái tên FashionRoadman, cho biết: “Rất nhiều thương hiệu bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của thị trường thứ cấp. Khi những sản phẩm thời kì đầu được biểu diễn trên đường băng, một số người muốn có tác phẩm gốc”.
Leon Teke, chủ cửa hàng Instagram CopMeIfYouCan nói rằng đôi khi anh ấy nhận được yêu cầu về những thứ như vậy, đặc biệt là từ hãng MiuMiu và Prada. Anh ấy nói thêm: “Nhìn chung, tôi có xem xét các sàn diễn hiện tại và lấy cảm hứng từ những sàn diễn đó để xem tôi có thể tìm nguồn cung ứng gì cho cửa hàng của mình”.
Nhìn vào các sàn diễn của Mùa này, London và New York đã mang đến sự mới mẻ, Paris và Milan thì đã ẩn đi điều mới trong những “hơi thở” cũ. Không chỉ Gucci quyết định hồi sinh một trong những món đồ lưu trữ của họ, Ann Demeulemeester dưới sự chỉ đạo sáng tạo của Ludovic Saint Sernin cũng vậy.
Mọi người có thể mong đợi một điều gì đó khác biệt, thì nhà thiết kế trẻ đã mang phiên bản áo lông vũ Ann Demeulemeester từ năm 1992 trở lại. Trong bản thiết kế của anh ấy thì chỉ có một chiếc lông vũ duy nhất để che ngực của người mẫu, thay vì cả cổ áo. Maximilian Kilworth, một nhiếp ảnh gia thời trang và nhà sưu tập lưu trữ, sống tại London, cho biết thị trường thứ cấp Ann Demeulemeester đã bùng nổ trong nhiều năm và nó sẽ còn tăng lên.
Về bộ sưu tập, Saint Sernin nói: “Tôi đã lấy chiếc lông vũ này và viết một chương mới, một bức thư tình gửi cho Ann, điều này sẽ tạo nên âm hưởng cho toàn bộ bộ sưu tập”.
Bộ sưu tập được kết thúc bởi chiếc lông vũ và được tham khảo trong kho lưu trữ từ đầu đến cuối. Anh ấy đã xem qua các kho lưu trữ để tìm thấy cảm hứng sáng tạo cho chính mình. Tham khảo những sáng tạo cũ không phải là điều mới mẻ đối với thương hiệu. Điều này vốn gắn liền với những năm 90 và mối liên hệ đầy chất thơ của nhà thiết kế với Patti Smith. Thế hệ trẻ cảm thấy bị thu hút bởi điều đó và họ đầu tư việc mua nhiều hơn vào thị trường thứ cấp.
“Các thương hiệu đã tìm kiếm và giới thiệu các nền tảng bán lại” – Kilworth gợi ý trong thông báo mới nhất của Gucci – “Áp lực từ các nhà đầu tư sẽ khiến các thương hiệu tập trung đẩy mạnh và đưa sản phẩm mới ra thị trường”.
Có vẻ như các thương hiệu không chỉ phải đối phó với các mục tiêu và áp lực tài chính to lớn mà còn với một thế hệ thích mua đồ cũ thay vì đồ mới. Các vật phẩm lưu trữ dường như là mối liên hệ với một thời đại khác trước khi chủ nghĩa tư bản thống trị mọi thứ khác. Thêm một cuộc khủng hoảng khí hậu lên và phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục những người mua sắm trẻ tuổi, có ý thức mua đồ mới thay vì đồ cũ.
“Trong lĩnh vực thời trang cao cấp, người tiêu dùng trẻ tuổi bị thu hút bởi những món đồ lưu trữ bởi vì chúng là của các nhà thiết kế hoặc bộ sưu tập đã thể hiện được phong cách cá nhân. Thật khó để tìm thấy tiếng nói đó trong bối cảnh thời trang nhanh hoặc thông qua việc mua các mặt hàng mới. Nó tập trung vào nhận thức xã hội và văn hóa” – Kilworth nói thêm.
Không chỉ các thương hiệu hoặc cá nhân đang thúc đẩy thị trường đồ cũ, những người sáng tạo nội dung cũng vậy. Brenda Weischer, hiện là biên tập viên thời trang của 032c, có một cửa hàng cổ điển trực tuyến, tên là Disruptorberlin, chỉ mở cửa một lần mỗi tháng.
“Mua sắm là một thứ xa xỉ và bạn nên nghiên cứu chúng” – đây là châm ngôn trên trang web của cô ấy với mục đích sử dụng một loạt quần áo lưu trữ được chọn lọc để làm chậm hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Lara Violetta, một người sáng tạo có trụ sở tại Paris, thường xuyên tải lên các video về cách mua trực tuyến các mặt hàng thiết kế cũ đã qua sử dụng.
Hơn nữa, các mục lưu trữ trong lịch sử của các thương hiệu cực kỳ hạn chế, điều này góp phần làm tăng thêm giá trị của chúng. Hầu hết các thương hiệu không đủ khả năng để lưu trữ các bộ sưu tập trước đây của họ. Điển hình như Yohji Yamamoto đã phải bán chúng, Helmut Lang đã đốt chúng và Anna Sui đã phải đăng chúng trên internet vào năm ngoái, và cố gắng xây dựng một bộ sưu tập bằng cách mua các tác phẩm của mình trên thị trường thứ cấp.
Có một kho lưu trữ dường như là một điều xa xỉ – thậm chí Ann Sofie Back, một nhà thiết kế thời trang Thụy Điển, ủng hộ phong cách tiên phong, đã giữ kho lưu trữ của mình trong nhiều năm cho đến khi cô ấy buộc phải bán nó. Khi các thương hiệu phát hành lại các mặt hàng từ kho lưu trữ của họ, điều đó không chỉ thúc đẩy thị trường thứ cấp mà còn mang lại lợi nhuận cho chính họ. Việc này giống như khi bạn mua lại một vật phẩm trên nền tảng bán lại, cũng đồng nghĩa việc bạn mua một món hàng mới (remake).
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Nss Mag