Biểu tượng của điện ảnh và thời trang Audrey Hepburn trong 11 bộ phim kinh điển
Ngày đăng: 03/03/22
Cùng điểm qua những bộ phim nhất-định-phải-xem của nữ diễn viên biểu tượng: Audrey Hepburn
Được biết tới bởi vóc dáng thanh mảnh, khuôn mặt đẹp như tượng tạc và sự ngọt ngào, Audrey Hepburn là một trong những biểu tượng Hollywood trụ vững với sự thử thách của thời gian. Chiến thắng giải thưởng Oscar năm 1954 với bộ phim Roman Holiday, Audrey Hepburn sẽ được vinh danh thông qua một series phim tiểu sử, với sự tham gia diễn xuất bởi Rooney Mara. Dưới đây là 11 bộ phim kinh điển nhất trong di sản mà Audrey để lại, cùng xem nhé!
1. Roman Holiday (1954)
Roman Holiday (1954), một bộ phim bởi William Wyler Ann, kể về một công chúa bị trói buộc bởi các luật lệ hà khắc của hoàng gia và chưa từng có một khoảnh khắc tự do nào cho riêng mình. Cô quyết định sẽ trốn đi trong kỳ nghỉ tới Rome, nơi cô gặp Joe Bradly – một nhà báo tốt bụng. Cô giả vờ là một sinh viên, nhưng nhà báo này đã không bị lừa và định lợi dụng cô công chúa này. Vấn đề duy nhất ở đây là anh đã phải lòng cô…
2. Sabrina (1954)
Sabrina (1954), một bộ phim bởi by Billy Wilder, kể về Sabrina ở Long Island là cô con gái trẻ của Thomas – tài xế riêng của gia đình Larrabee. Cô đem lòng yêu David Larrabee suốt cả đời. Sau khi du học ở Paris trong 2 năm, người phụ nữ trẻ trở về Mỹ với sự thay đổi hoàn toàn. David bắt đầu rơi vào “lưới tình” với cô, nhưng cha mẹ của anh có ý kiến riêng về chuyện này.
3. War and Peace (1956)
War and Peace (1956), bởi King Vidor Moscow, 1805. Một nữ bá tước trẻ tên là Natasha đã đính hôn với hoàng tử Andrei và là bạn thân nhất của hoàng tử Pierre. Khi Nga xảy ra chiến tranh với Pháp, hai người đàn ông rời đi để chiến đấu và Natasha quyết định chăm sóc cho những người nghèo. Tuy nhiên, chồng chưa cưới của cô đã bị giết hại trong khi chiến đấu. Với sự trở về của Pierre, Natasha nhận thấy bản thân mình mềm lòng trước sự việc này, trong khi nó khiến người bạn thân của cô trở nên lạnh lùng hơn.
4. Funny Face (1957)
Funny Face (1957) bởi Stanley Donen, kể về Jo Stockton, người bán sách trẻ ở New York được phát hiện bởi một nhiếp ảnh gia và gửi tới Paris để trình diễn những trang phục mới nhất của nhà thiết kế Paul Duval. Jo lập tức nắm bắt cơ hội vì cô luôn mơ ước được tới thủ đô xinh đẹp này của nước Pháp. Tuy nhiên, trong đêm diễn ra sự kiện, cô biến mất để tìm kiếm thần tượng của mình là giáo sư Flostre, một triết gia về thuyết lượng hoá.
5. Breakfast at Tiffany’s (1961)
Breakfast at Tiffany’s (1961) bởi Blake Edwards, kể về Holly Golightly, một phụ nữ trẻ sống ở New York, người luôn mơ về việc đi tìm tình yêu với một người đàn ông giàu có. Cuộc sống của cô xoay quanh việc ngắm nhìn đầy bâng khuâng những món đồ được bày trong tủ kính tại cửa hàng trang sức Tiffany’s, thăm ông trùm xã hội đen tại nhà tù Sing Sing và dùng bữa trong các nhà hàng sang trọng cùng những người đàn ông lớn tuổi. Cô sớm gặp Paul Varjak, một nhà văn nản chí sống cùng toà nhà với cô. Anh phải lòng sự quyến rũ của cô, nhưng Holly đã nghĩ rằng mình tìm thấy tình yêu (và tiền bạc) với vị tỷ phú người Brazil, José De Silva Perreira.
6. The Children’s Hour (1961)
The Children’s Hour (1961) bởi William Wyler, kể về hai người bạn Karen Wright và Martha Dobie mở một trường tư thục dành cho nữ. Karen, người đính hôn với bác sĩ Joe Cardin, mong rằng Martha sẽ nắm quyền quản lý trường. Mặc dù vậy, một học sinh nghịch ngợm là Mary đã làm mọi thứ trở nên phức tạp khi lan truyền một lời nói dối rằng 2 cô giáo là người yêu của nhau.
7. Charade (1963)
Charade (1963) bởi Stanley Donen, kể về Regina Lambert, một người phụ nữ Mỹ rơi vào lưới tình của một người đàn ông độc thân vào kỳ nghỉ trượt tuyết. Khi trở về Paris, cô phát hiện ra chồng mình đã bị sát hại. Sau đó, điệp viên CIA Hamilton Bartholomew tiết lộ rằng nạn nhân đã biển thủ $250,000 trong chiến tranh. Regina bị vướng vào mớ bòng bong của scandal và bị săn đuổi bởi nhiều người đàn ông trong quá trình tìm kiếm số tiền mà cô không hề biết một thông tin gì.
8. My Fair Lady (1964)
My Fair Lady (1964) bởi George Cukor London, 1912. Một nhà diễn thuyết tới Covent Garden, nơi mà anh gặp và bị quyến rũ bởi Eliza Doolittle, một người thợ bán hoa thông thường. Anh quyết định biến cô trở thành một quý bà sang trọng.
9. How to Steal a Million (1966)
How to Steal a Million (1966) bởi William Wyle. Charles Bonnet là một người yêu nghệ thuật, ông sở hữu một kho tàng phi thường của những kiệt tác. Vấn đề ở đây là gì? Ông là một tên trộm tranh, từ Rembrandt đến Gaugin. Mặc dù vậy, Bonnet đã cho mượn bức tượng “Cellini” lừng danh về thần Vệ nữ cho một bảo tàng để trưng bày trong một buổi triển lãm quan trọng. Ông chưa bao giờ bán nó vì các bài kiểm tra sẽ lộ ra rằng đây là tranh trộm. Con gái ông, Nicole, quyết định giúp đỡ bố, cùng sự tham gia của một người lạ bí ẩn.
10. Wait Until Dark (1967)
Wait Until Dark (1967) bởi Terence Young. Lisa tới thành phố New York với một túi đầy thuốc phiện để đưa cho một hành khách, Sam Hendrix. Vài giờ sau, cô bị phát hiện là đã chết, sau khi bị sát hại bởi tên buôn thuốc Roat. Roat đi tìm chỗ thuốc phiện, nhưng thay vào đó anh lại tìm được một người phụ nữ cô độc, mù và không một chút phòng vệ…
11. Always (1989)
Always (1989) bởi Steven Spielberg. Pete Sandich, một lính cứu hoả trên không, ra đi cho một nhiệm vụ mà ông không sống sót trở về. Vài tháng sau, ông thức dậy trong một khu rừng, nơi mà một người phụ nữ mặc đồ trắng gửi Sandich về lại trái đất.
Thực hiện: Lexi Hoang
Theo Vogue.fr