Cặp vợ chồng tỷ phú sở hữu Forever 21 dự kiến sẽ bán thương hiệu chỉ với 81 triệu đô la

Ngày đăng: 07/02/20

Sau khi trải qua một năm 2019 đầy biến động, cặp vợ chồng người Mỹ gốc Hàn Do Won Chang và Jin Sook Chang đã đồng ý bán toàn bộ tài sản còn lại của Forever 21 sau tuyên bố phá sản. Thương hiệu từng đạt giá trị kỉ lục với 4,4 tỷ đô la doanh thu giờ đây được rao bán với giá 81 triệu đô la.

Theo hồ sơ tòa án phá sản vào Chủ Nhật, các chủ cho thuê mặt bằng lớn nhất của Forever 21, Tập đoàn bất động sản Simon và công ty Brookfield Asset Management, cũng như Authentic Brand Group, đã đạt được thỏa thuận với công ty; các tập đoàn đang chạy với thời gian để giành được nó (Forever 21) trước khi một nhà thầu khác đưa ra lời đề nghị trước Thứ sáu (07/02). Việc bán lại đang chờ phê duyệt từ một thẩm phán.

Hai vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook Chang đã xây dựng khối tài sản trị giá gần 6 tỷ đô la vào năm 2015 với khởi đầu khiêm tốn. Họ di cư đến Hoa Kỳ từ Hàn Quốc vào năm 1981 với rất ít tiền và không được giáo dục đại học. Thời gian đầu, Do Won Chang làm ba công việc, bao gồm công việc quản giáo, bơm xăng và làm việc trong quán cà phê, còn Jin Sook làm thợ làm tóc. Họ bắt đầu “Giấc mơ Mỹ” ba năm sau đó, mở cửa hàng quần áo đầu tiên, Fashion 21, ở Los Angeles bằng cách sử dụng 11.000 đô la tiền tiết kiệm.

Năm 2011, công ty đã có 480 cửa hàng trên toàn cầu và doanh thu hơn 2 tỷ đô la.

Cửa hàng đã thành công ngoài mong đợi, thu về 700.000 đô la doanh thu trong năm đầu tiên. Gia đình Chang tiếp tục mở một cửa hàng mới cứ sau sáu tháng. Đến năm 2011, công ty đã có 480 cửa hàng trên toàn cầu và doanh thu hơn 2 tỷ đô la; Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của họ là 2,2 tỷ đô la, lần đầu tiên đặt họ vào bảng xếp hạng tỷ phú.

Thời gian đầu, Do Won Chang làm ba công việc, bao gồm công việc quản giáo, bơm xăng và làm việc trong quán cà phê

Họ đã không dừng lại: Trong bốn năm tiếp theo, cặp vợ chồng có giá trị ròng gần gấp ba lần lên tới 6 tỷ đô la trong khi mở thêm 300 cửa hàng, nhắm vào đối tượng thanh thiếu niên trên khắp thế giới ở các thành phố như Tokyo, Amsterdam, Riyadh và Sao Paulo. Hai vợ chồng Chang đặt ra các mục tiêu thậm chí còn cao hơn, nhằm biến Forever 21 thành doanh nghiệp trị giá 8 tỷ đô la vào năm 2017. Con gái của họ, Esther và Linda, cũng tham gia công ty.

Nhưng tình hình kinh doanh đã suy thoái trong những ngày cuối cùng của thương hiệu bán lẻ. Năm 2016, doanh số đã giảm khoảng 10% xuống còn 4 tỷ đô la, kỷ lục là mức giảm 15% xuống còn 3,4 tỷ đô la vào năm sau. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc như Zara và H&M tiếp tục phát triển mạnh bằng cách đầu tư vào các dịch vụ trực tuyến của họ và đưa ra các thiết kế mới với tốc độ nhanh chóng, thì Forever 21 đã tụt lại phía sau. Công ty đã thu nhỏ lại quy mô của mình và giá trị tài sản ròng của hai vợ chồng đã bị cắt giảm một nửa xuống còn 3,1 tỷ đô la vào năm 2018.

Tập đoàn bất động sản Simon và công ty Brookfield Asset Management, cũng như Authentic Brand Group, đã đạt được thỏa thuận với công ty

Vào tháng 7 năm 2019, gia đình đã rời khỏi danh sách Tỷ phú của Forbes, chỉ hai tháng trước khi công ty của họ nộp đơn xin phá sản. Vào tháng 10, công ty tuyên bố sẽ đóng cửa gần 200 cửa hàng ở Hoa Kỳ và tất cả các địa điểm ở Nhật Bản để tiết kiệm chi phí thuê. Một số lần đóng cửa lớn đã được thực hiện tại các thị trường châu Á như Đài Loan và Hồng Kông.

Công ty đã thể hiện sự lạc quan trong lá thư ngày nghỉ lễ của mình, đảm bảo với khách hàng của mình rằng “Forever 21 sẽ phát triển mạnh mẽ hơn là khi chúng tôi còn ở đó”, ta có khả năng hy vọng cho một thỏa thuận tái cấu trúc thương hiệu hơn là cuộc bán lại hoàn toàn. Như hiện tại, hai vợ chồng Chang, người sở hữu toàn bộ Forever 21, sẽ nhận được 81 triệu đô la từ thỏa thuận đang chờ xử lý – nhưng đổi lại là sự từ bỏ quyền kiểm soát đối với các sáng tạo 36 năm của họ.

Biên dịch: Hiếu Lê
Theo Forbes