Cơ hội thưởng lãm nghệ thuật tại nhà trong những ngày chống dịch Covid-19

Ngày đăng: 27/03/20

Trong sự cách ly vì đại dịch Covid-19, nhiều phòng trưng bày bắt đầu chuyển hóa hoạt động offline thành online, nhằm mang đến cơ hội thưởng lãm nghệ thuật thoải mái tại nhà.

Một bức ảnh từ những suy ngẫm về câu chuyện kể về Victoria Sin

Chẳng hạn, Art Basel vừa công bố ra mắt phòng xem trực tuyến Online Viewing Rooms để mỗi cá nhân có cơ hội thưởng thức các tác phẩm xuất hiện trong hội chợ nghệ thuật Hồng Kông 2020 đã bị hủy bỏ.

Theo đó, Art Basel thực hiện chuyến tham quan ảo đến hội chợ, song song là các triển lãm tiêu biểu khác để những người yêu thích nghệ thuật dễ dàng lựa chọn. Trải nghiệm xem này có thể vẫn còn mới mẻ với một số người, nhưng việc tương tác với các nghệ sĩ và tác phẩm của họ trong điều kiện hiện tại là hoàn toàn cần thiết.

Triển lãm Carmen Argote: Me at Market tại Art Basel Viewing Rooms

Nếu bạn đã từng thất vọng hay cảm thấy thiếu may mắn khi bỏ lỡ buổi trình diễn năm 2019 của Argote tại Bảo tàng New Museum, hãy tìm đến phòng thưởng lãm viewing room này như một cơ hội tuyệt vời để hòa vào những bức họa đa sắc, nổi bật với những họa tiết phong phú của nghệ sĩ LA.

Carmen Argote thường trộn phối những chất liệu hữu cơ và mang tính địa phương như rệp son cochineal, bơ, nước chanh và sắt, từ đó tạo ra những tác phẩm mang hơi hướm mái ấm gia đình, quê hương và trải nghiệm riêng của cô khi trở thành người nhập cư tại Mỹ. Những tác phẩm của cô là tiếng nói chung giữa kiến trúc, môi trường, lịch sử lao động và chủ nghĩa thực dân, nhằm tạo nên những ấn tượng xúc giác và đưa người thưởng lãm trở về quê hương Guadalajara của mình.

Prophets and Angels: Purvis Young & Édouard Vuillard tại Shin Gallery

Ghép đôi những tác phẩm của nghệ sĩ sinh ra tại Miami – Purvis Young và nghệ sĩ Pháp Édouard Vuillard, phòng trưng bày Shin Gallery đã mang đến cho tín đồ nghệ thuật trải nghiệm kỹ thuật số vô cùng lý tưởng.

Ở góc sau phòng trưng bày, hai bức tường treo kín tranh của Young, nghệ sĩ nổi tiếng với những tác phẩm mang tính thách đố. Bạn sẽ thấy anh sử dụng các vật liệu quen thuộc như gỗ và lặp lại phong cách trong nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau.

Trong khi đó, hai bức vẽ nhỏ của Vuillard treo đối diện với những tác phẩm hoành tráng của Young như thể hai bên đang thực hiện cuộc trò chuyện âm thầm và lặng lẽ.

Triển lãm How Can We Think of Art in a Time Like This?

Đồng giám tuyển bởi Barbara Pollack và Anne Verhallen, triển lãm trực tuyến này bắt đầu dấy lên nhiều câu hỏi trong tâm trí con người trong thời điểm hiện tại. Các giám tuyển tài năng mô tả đây là nền tảng trao đổi ý tưởng vào thời điểm khủng hoảng, với việc trưng bày tác phẩm của nhiều nghệ sĩ ấn tượng như Amir H. Fallah, Aziz + Cucher, Lynn Hershman Leeson và Zhao Zhao. Tất cả phản ánh vấn đề biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiếng nói và sự chú ý của đám đông.

Nicholas Galanin: Carry a Song / Disrupt an Anthem tại Peter Blum Gallery

Giải thích về tiêu đề của triển lãm cá nhân lần này, Nicholas Galanin nhấn mạnh: “Để mang tiếng hát của người dân bản địa, của vùng đất đi xa”. Cuộc trưng bày thể hiện nhiều tác phẩm liên quan đến những bài hát dân ca ở Mỹ, tính bấp bênh và bạo lực của sự đồng hóa chủ nghĩa thực dân.

Tác phẩm dệt của anh bao gồm “White Noise, American Prayer Rug” (2018) và gần đó là “Totem Pole” (2016) bao phủ bởi giấy dán tường Victoria, hiện lên như lời bình luận sâu sắc về sự đồng hóa trong một quốc gia đã dập tắt văn hóa đặc trưng của người dân bản địa.

Josephine Meckseper: Pellea[s] tại Timothy Taylor Gallery

Nhà soạn nhạc người Áo mang đến bản soundtrack cho tác phẩm Pellea[s] của nghệ sĩ Josephine Meckseper. Đây là đoạn phim dài 42 phút đang phát trực tuyến trên trang web của Timothy Taylor sau khi ra mắt tại bảo tàng Whitney Museum vào năm 2018.

Tác phẩm điện ảnh đen trắng bắt đầu bằng cảnh những người lính diễu hành đồng loạt qua đường phố Washingon vào ngày nhậm chức của Donald Trump. DC, theo như cách người kể chuyện, hiện lên như tấn bi kịch. Bộ phim lấy cảm hứng từ vở kịch Pelléas and Mélisande của Maurice Maeterlinck.

Net Art Anthology, Rhizome

Tái thiết của Eduardo Kac, “Reabracadabra” (1985)

Dự án dài hơi này do Aria Dean của Rhizome giám tuyển, trưng bày 100 tác phẩm “net art” nhấn mạnh vào sự đa dạng của thực hành nghệ thuật, hợp tác và tiêu chuẩn thẩm mỹ.

Thực hiện: Trang Ps

Theo Hyperallergic