Cuộc cách mạng kỹ thuật 3D: Giải pháp cho tương lai của thời trang?
Ngày đăng: 05/04/20
Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi thời trang phải luôn phát triển và đáp ứng được nhu cầu của họ, một trong những giải pháp hiện nay chính là công nghệ quét 3D. Nó cho phép các công ty, thương hiệu có thể hiểu hơn về khách hàng. Đồng thời cũng giúp bản thân khách hàng có những lựa chọn hợp lý trong vấn đề mua sắm.
Ngày nay, công nghệ 3D có sức tác động lớn đến ngành công nghiệp thời trang, may mặc cũng như phụ kiện, giày dép. Cuối cùng thì thời trang cũng đã bắt kịp các lĩnh vực khác như xe hơi và kiến trúc; khi mà đã có những thương hiệu sớm ý thức được sự tiến bộ khoa học công nghệ. Thay vì chọn bước theo những giá trị kế thừa, họ bắt đầu ứng dụng kỹ thuật 3D vào thiết kế, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm đến khách hàng. Chẳng phải từ năm 1826, thời điểm chiếc máy may Elias Howe ra đời, mà ngay lúc này chúng ta đang chứng kiến một sự đột phá có sức ảnh hưởng vô cùng rộng lớn.
Liệu ngành công nghiệp thời trang đã sẵn sàng cho công nghệ 3D?
Thời trang vốn nổi tiếng bởi sự bảo thủ đối với công nghệ. Có một câu ngạn ngữ “if it ain’t broke, don’t fix it” (Nếu nó không hư thì đừng sửa nó) đã nói lên tính cực đoan của ngành công nghiệp này. Tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng luôn có những nền tảng quy tắc nghiêm ngặt trong quá trình draping, tạo rập và phát triển các sản phẩm nghệ thuật thời trang mà mọi người đều phải nắm vững nếu không muốn bị rớt lại phía sau. Nhưng các thương hiệu dần nhận ra rằng họ vẫn có thể phát triển dựa trên những di sản để lại đồng thời kết hợp công nghệ 3D vào các sáng tạo của mình.
Tại sao ta phải chấp nhận sự thay đổi đột ngột đến vậy? Những lý do chính phát xuất từ cả thương mại lẫn văn hóa:
- Sự bùng nổ của bán hàng trực tuyến đã khiến các hãng phải vật lộn với các báo cáo lợi nhuận khổng lồ mà chúng mang lại. Theo nhà báo Dana Thomas, trong quyển Fashionopolis, nền thương mại điện tử đã chiếm lĩnh 52% lợi nhuận thu về. Các thương hiệu dần nhận ra họ phải tìm hiểu các phom dáng của khách hàng nhiều hơn và tạo ra các sáng tạo phù hợp hơn với số đo của người tiêu dùng và thu hẹp cách biệt với những đối thủ trực tuyến.
- Một người tiêu dùng thuộc thế hệ trẻ và am hiểu công nghệ sẽ luôn đòi hỏi các sản phẩm hợp thời và bắt kịp xu hướng. Các thương hiệu sử dụng những thành tựu 3D có thể tạo ra những thuận lợi hiệu quả bằng cách giảm thiểu thời gian thiết kế và phân phối đến khách hàng.
- Quá trình dựng mẫu thử cũng rất tốn kém. Bằng cách sử dụng phần mềm 3D, các nhãn hàng có thể giảm thiểu thời gian xuống còn vài tuần, thay vì tính bằng tháng như trước đây. Việc ứng dụng công nghệ nhận diện vào khâu thiết kế, dựng rập, quảng bá và phân phối sản phẩm. Không chỉ ngăn chặn sự lãng phí các mẫu rập, giờ đây nó còn tại điều kiện cho những chỉnh sửa theo yêu cầu trong quá trình sản xuất.
- Bằng cách chấp nhận các đơn hàng sản xuất theo yêu cầu, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được thiết lập và sử dụng nguyên liệu bền vững, thân thiện với môi trường dần hướng các thương hiệu đến quá trình giảm tối đa lượng cacbon thải ra. Vì đây là thời điểm người tiêu dùng thật sự đòi hỏi sự minh bạch từ các sản phẩm mà họ bỏ tiền để sở hữu. Bên cạnh đó , công nghệ 3D còn là nguồn có tốc độ tiếp thị, tính bền vững và đổi mới rất lớn, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và khả năng đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thật sự công nghệ 2D, 3D, 4D là gì?
2D – Mọi người đã quen thuộc với 2D qua các hình ảnh bản phác thảo, in hoa văn và dệt.
3D – Khi nói về 3D ta có thể liên tưởng đến những tấm vải (2D) được gấp, xếp theo các hướng tạo nên các hình khổi nổi. Hoặc một miếng giấy 2D được gấp kiểu Origami chẳng hạn để tạo ra một kết cấu 3D.
4D – Đó là sự phát triển toán học của 3D. Khi một cấu trúc 3D chuyển động, nó thể hiện tính 4D trong một không gian nhất định.
Công nghệ quét cơ thể 3D là gì?
Hơn 15 năm qua, chúng ta đã dẫn quen với khái niệm soi quét cơ thể, công nghệ 3D này sẽ quét qua và ghi lại các điểm trên cơ thể, từ đó tạo nên cấu trúc chi tiết, có tính chính xác cao về mẫu vật đã quét.
Thật sự công nghệ này đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng không có sự đột phá để gây ấn tượng đến công chúng. Mãi đến cuối thập niên 90 và đầu thế kỷ mới, khoa học mới chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong các lĩnh vực y tế, sinh trắc học, con người, đáng chú ý là các trang phục cao cấp cũng như những yếu tố nhân trắc học. Ngành công nghiệp thời trang bắt đầu nghiên cứu các thiết bị soi quét cơ thể con người.
Vào năm 1997 Cyberware giới thiệu máy quét WB4, sau đó nó được dùng để quét cơ thể lính Mỹ với mục đích tạo ra đồng phục phù hợp hơn theo tỷ lệ phù hợp nhất. Còn các dòng máy trước đây của Cyberware thì được dùng trong các phân cảnh đặc biệt của ngành công nghiệp điện ảnh và ở các bệnh viện.
Năm 2001, máy quét [TC]2 đã được sử dụng cho cuộc khảo sát kích cỡ con người tại Anh với tên gọi SIZE UK. Năm 2002, các máy quét tương tự đã được sử dụng để quét 10.000 người Mỹ (SIZE USA), đây là nghiên cứu có quy mô lớn đầu tiên nghiên cứu về kích cỡ và hình dạng của người Mỹ kể từ nghiên cứu của ASTM trong Thế chiến II.
Vào giữa những năm 2000, các thiết bị soi quét cơ thể bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng như Bloomingdales và Gap như một phương thức thu hút người tiêu dùng vào cửa hàng của họ mua sắm.
Ngày nay, các ứng dụng điện thoại thông minh như Naked Labs, Netvirta, 3DLook, mirrorize và các ứng dụng khác, đang cố gắng xâm nhập vào thị trường này, nhưng với mức độ chính xác và thành công khác nhau.
Khi một thương hiệu thời trang đang cân nhắc và ứng dụng phần mềm 3D để thiết kế, phát triển sản phẩm, bán hàng và tiếp thị, ưu tiên hàng đầu của họ là thiết bị thực tế ảo cho phép khách hàng xem trước hình ảnh của họ khi mặc, mang một món hàng và các người mẫu ảo (cho mục đích giới thiệu và tiếp thị).
Các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ quét 3D
Dưới đây là các công ty có sức ảnh hưởng và chi phối thị trường này:
Cách mà kỹ thuật quét cơ thể người được ứng dụng vào thời trang
Công nghệ 3D bao gồm cả bộ phận quét và phần mềm 3D. Quét 3D được sử dụng để: 1) Lấy dữ liệu khách hàng (quét trên cơ thể), 2) Đánh giá các thuộc tính (kết cấu cho hàng dệt may) và 3) Hiểu cách sản phẩm được hình thành.
Quét cơ thể của khách hàng cung cấp dữ liệu mà các thương hiệu sử dụng để hiểu không chỉ kích thước mà cả hình dạng của khách hàng. Từ đó sẽ cho ra các thông số chính xác hơn phục vụ cho quá trình dựng rập thay vì dựa theo một dressform có số đo đẹp. Số đo của khách hàng chung ở các kích cỡ và hình dạng khác nhau có thể được tạo và sau đó được sử dụng trong thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) hoặc làm đầu vào cho các tình huống thực tế ảo / thực tế tăng cường (VR / AR).
Khi chỉnh sửa trang phục, các số đo trong phần mềm CAD có thể được sửa đổi để phản ánh số đo thực tế của một người. Đôi khi, số đo tùy chỉnh được tạo cho khách hàng cụ thể. Chúng được gọi là Virtual Fit Forms.
Các nhà thiết kế sử dụng công nghệ này trong quá trình thiết kế nhằm giảm chi phí cao cho việc tạo mẫu thử. Các nhà tiếp thị sử dụng Virtual Fit avatars and Parametric avatars (những nhân vật có nhiều chuyển động hơn, chẳng hạn như có thể đi, chạy và nhảy) để giúp bán/ tiếp thị sản phẩm cho người mua tiềm năng
Lược dịch: Hiếu Lê
Theo University of Fashion