Đầu tư cho “Flagship Store” có ý nghĩa như thế nào? Hãy hỏi Burberry!

Ngày đăng: 11/03/22

Trong khi nhiều thương hiệu thời trang hiện nay tìm cách cân bằng giữa hai kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống, thì Burberry là một minh chứng cho việc phát triển song song cả kênh sẽ tốt như thế nào với một thương hiệu thời trang. 

Không có mâu thuẫn khi cùng tồn tại, một khi có chiến lược phân phối đúng đắn, kênh bán hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống sẽ giúp hỗ trợ lẫn nhau. Burberry là một ví dụ tuyệt vời về phương thức bán lẻ giúp tăng giá trị cho thương hiệu đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Thể hiện di sản thương hiệu qua mạng xã hội 

Giám đốc điều hành Burberry, Angela Ahrendts, hiểu rằng việc quản lý một thương hiệu mang nhiều di sản trong ngành thời trang đương đại đặt có nhiều thách thức. Về cơ bản, sự đột phá do công nghệ kỹ thuật số mang lại đã mở ra thị trường thời trang cho một thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi – những người mong đợi những trải nghiệm và hành trình hoàn toàn khác biệt với thế hệ cha mẹ họ khi mua sắm các mặt hàng cao cấp. Nhiều thương hiệu xa xỉ ban đầu đã không nhận ra điều này và họ đi theo lối cũ, hay coi thường vai trò của việc phân phối đa kênh. 

Mặt khác, Angela Ahrendts hiểu rằng vai trò của truyền thông xã hội và trải nghiệm kỹ thuật số phong phú là thứ mà Burberry nên tập trung hoàn toàn nếu thương hiệu muốn tăng cường sự kết nối ở khía cạnh bán lẻ và nâng cao những trải nghiệm mới cho khách hàng.

Đồng thời, Burberry khẳng định định vị của mình – “thương hiệu Anh truyền thống nhất” và tìm cách đổi mới tầm ở khía cạnh bán lẻ của mình sao cho không ảnh hưởng hay phá vỡ bản sắc truyền thống của thương hiệu.

Đây là một bài toán khó, nhưng Flagship Store của Burberry ở Regent Street London đã làm được điều này!

Đây là một cửa hàng có sự khác biệt sâu sắc

Cửa hàng có cách bài trí và thiết kế không gian độc đáo, vượt qua các khái niệm truyền thống và gần như không có nhân viên thu ngân.

Yếu tố trọng tâm trong cách bài trí của cửa hàng là một bộ ghế sofa, nơi khách hàng được mời ngồi và hoàn thành đơn hàng qua máy tính bảng. Đây là điều chắc chắn tạo nên trải nghiệm bán lẻ khác biệt so với bất kỳ cửa hàng nào khác và tạo ra một câu chuyện đáng nhớ và có ý nghĩa xung quanh hành trình mua sắm của khách hàng.

Lưu ý những gì khi xây dựng “Flagship Store”?

Một cửa hàng “Flagship Store” không nên được coi như một cửa hàng thông thường, chỉ là tô điểm thêm thắt cho đẹp mắt hơn tí, mà nên là “một nhà hát”, tức là có khả năng trình bày cho khách hàng về một câu chuyện thương hiệu một cách sâu sắc. Nơi đấy nên lấy trải nghiệm khách hàng là trọng tâm. 

Mặt khác, thành công của một cửa hàng “Flagship Store” không thể được đo lường đơn giản bằng lợi nhuận. Chức năng của “Flagship Store” vốn dĩ là một nền tảng, được thiết kế để tôn vinh thương hiệu và mối quan hệ của nó với khách hàng và đối tác. Đây là lý do “Flagship Store” tồn tại như “bộ mặt thương hiệu” ở một số quốc gia. Hơn nữa, một “Flagship Store”  là nơi cho phép thương hiệu thử nghiệm: mở rộng ngành hàng mới, bán các danh mục sản phẩm mới hoặc thậm chí lấn sân sang lĩnh vực khác như quán cafe, nhà hàng. 

Ngoài ra, “Flagship Store” có thể tạo nên cơ hội để thương hiệu kết nối thực tế với khách hàng để giải thích giá trị của sản phẩm, cách thức hoặc thời điểm sử dụng nó, hoặc thậm chí giải thích các quy trình hoạt động cũng như sử dụng ứng dụng thương hiệu để hoàn tất việc mua hàng. Thông qua trưng bày, bán hàng trực quan đầy màu sắc hoặc thậm chí các sự kiện, thương hiệu có thể thu hút khách hàng tham gia trải nghiệm với mục đích vừa mua hàng vừa giải trí, giúp khách hàng tách khỏi cuộc sống bận rộn trong thời gian ngắn.

Thực hiện: K.