Hiệu ứng “Hết hàng”: Bài học thông qua thương hiệu mới ra mắt Phoebe Philo

Ngày đăng: 07/11/23

Sau một thời gian ngắn, những sản phẩm thời trang từ may mặc đến phụ kiện của Phoebe Philo đã nhanh chóng hiển thị “Hết hàng”. Hiệu ứng “Hết hàng” này đang ảnh hướng tâm lý mua sắm của người tiêu dùng thời trang và người hâm mộ thương hiệu thế nào?

Nguồn: NSS MAGAGZINE

Những sản phẩm may mặc đầu tiên của thương hiệu mới ra mắt bởi Phoebe Philo gần như đã được bán hết. Đây là một thương hiệu được thành lập vào năm nay bởi một trong những cái tên thiết kế thời trang được yêu thích nhất thế kỷ 21, sự thành công của phoebephilo.com đã được ghi nhận rất lâu trước khi ra mắt nhờ vào hàng triệu người theo dõi được nữ doanh nhân này tích lũy trong những năm trước đó, vào thời điểm bà vẫn đang chỉ đạo sáng tạo tại Céline và ngôi nhà thời trang này vẫn còn điểm nhấn trong thiết kế.

Trong lần ra sản phẩm chính thức đầu tiên của Phoebe, điều khiến công chúng thời trang đặc biệt sốc là mức giá của bộ sưu tập, những mức giá đưa ra từ hàng trăm euro cho một chiếc trâm cài đến vài nghìn euro cho áo khoác và túi xách.

Hai nghịch lý đặc trưng cho lần ra mắt đầu tiên của nhà thiết kế người Anh: thứ nhất là những món đồ cháy hàng ở thời điểm hiện tại lại là những món ít thông dụng hơn, cụ thể là một chiếc váy dài bất đối xứng được trang trí hoàn toàn bằng tua rua thêu và chải bằng tay, áo sa-tanh có kèm khăn quàng cổ và toàn bộ dòng trang sức; thứ hai là thực tế là hầu hết các mặt hàng đã được bán hết đang ngày càng thúc đẩy nhu cầu.

Hiện tượng này được gọi là Hiệu ứng hết hàng, một hoạt động marketing, dù được tạo ra một cách giả tạo hay không, đều ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở mức độ vô thức. Chúng ta thực sự không biết có bao nhiêu sản phẩm đã được sản xuất bởi thương hiệu mới của Phoebe Philo: theo tất cả những gì chúng ta biết, cô ấy có thể chỉ bán một mặt hàng cho mỗi kiểu dáng.

Một nghiên cứu từ năm 2021 cho thấy rằng khi một nhà bán lẻ khiến các mặt hàng đã bán hết vẫn xuất hiện trên trang web của họ, người tiêu dùng sẽ nảy sinh cảm giác thất vọng mà có thể gọi là FOMO, vì sự khan hiếm của một sản phẩm thường nghĩa là nhu cầu thị trường cao. Hiệu ứng Hết hàng là khi người tiêu dùng mua thứ khác hoặc tham gia danh sách chờ mua một sản phẩm sau khi nhận thấy số lượng lớn các mặt hàng đã bán hết trên một trang web, mặc dù thực tế là ban đầu họ không quan tâm đến việc mua bất kỳ thứ gì khác.

Một thực tế đã tồn tại khá lâu, nó có thể thay đổi hoàn toàn quan điểm của người tiêu dùng, thuyết phục họ về chất lượng của sản phẩm dựa trên thông tin mà trên thực tế, không hoàn toàn minh bạch. Nghiên cứu giải thích về Hiệu ứng Bán hết “xảy ra bởi vì chúng ta tin rằng những người khác có thông tin tốt hơn chúng ta, vì vậy nếu người khác đã mua nó trong thời gian nó tồn tại thì nó chắc chắn là thứ tốt. Đó là một dạng bằng chứng xã hội.”

Nguồn: Phoebe Philo
Nguồn: Phoebe Philo

Trang web của Phoebe Philo không phải là trang web đầu tiên trong ngành thời trang hiển thị các mặt hàng khi chúng đã hết hàng, mặc dù cách làm của thương hiệu này chắc chắn rất nổi bật. Hiện tại, hình ảnh các sản phẩm Philo đã bán hết đang phủ hiển thị màu đỏ. Với sức hút của giới truyền thông đối với chiến dịch đầu tiên của Phoebe Philo và sự thành công của nó đối với các nhà phê bình và người theo dõi, rất có thể đợt bán hàng đầu tiên đã thực sự đạt được doanh thu kỷ lục.

Trang web của Phoebe Philo

Và nếu cho đến nay, hầu hết những người đam mê Philo đều cảm thấy bị loại khỏi nhóm người tiêu dùng thực sự có đủ khả năng mua một trong những sản phẩm may mặc đặc trưng của nhà thiết kế, thì khi nhìn thấy mục Bán hết dưới 3/4 bộ sưu tập mới, họ chỉ có thể cảm thấy một cảm giác mãnh liệt hơn nữa của sự thất vọng, vì họ thậm chí không thể hài lòng với việc chiếc trâm cài organza màu trắng trị giá €850 vẫn còn.

Chuyển ngữ: Linh J.

Nguồn: NSS MAGAZINE