Khi các nhà thiết kế lừng lẫy trong giới giã từ sự nghiệp thời trang của mình

Ngày đăng: 22/03/24

Các nhà thiết kế Bỉ là các bậc thầy trong nghệ thuật rời xa sàn diễn thời trang.

Mọi hệ thống quyền lực đều trở nên yếu đuối nhất vào thời điểm chuyển giao – và các thương hiệu thời trang cũng không phải ngoại lệ. Đó là lý do tại sao cách thức được ưa chuộng bởi một số thương hiệu trong những năm gần đây là sự chuyển giao “nhẹ nhàng” từ nhà sáng lập sang người kế nhiệm.

Dries Van Noten to Step Down | BoF

Tom Ford đã làm như vậy với trợ lý Peter Hawking của mình, Carolina Herrera cũng làm điều tương tự vào năm 2018 với Wes Gordon, Jean-Paul Gaultier cũng hành động tương tự khi tạo ra vòng lặp mời các nhà thiết kế khác nhau từ năm 2020, và có lẽ công cuộc chuyển giao mềm mại nhất thuộc về Miuccia Prada, khi bà mời Raf Simons và tạo điều kiện cho sự ra đi của mình, từ đó mở ra một kỷ nguyên huy hoàng cho toàn bộ các thương hiệu thuộc tập đoàn Prada.

Có vẻ như điều này cũng đang diễn ra với Michael Kors, theo nguồn tin từ WWD. Ông đã bắt đầu một cách kín đáo việc tìm kiếm người kế nhiệm có thể dần thay thế ông sau khi sang nhượng tập đoàn của mình, Capri Holding, cho Tapestry Inc. với giá 8,5 tỷ USD vào tháng 8 vừa qua. Từ đó, một tập đoàn trị giá 12 tỷ USD ra đời, bao gồm Kate Spade, Coach, Stuart Weitzman, Jimmy Choo, và thậm chí là Versace của Ý – hai thương hiệu cuối cùng, theo dự đoán của WWD, có thể được bán lại để thu hồi số tiền đã chi.

Điều này cũng đang diễn ra với Dries Van Noten, người đưa ra thông báo hôm qua về việc rời vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu mang tên mình, trong khi vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ tịch, và bắt đầu tìm kiếm một giám đốc sáng tạo mới.

Thông tin Dries Van Noten lui về phía sau sân khấu chắc chắn là một tin buồn, nhưng nó đã nhắc nhớ chúng ta về thông điệp mà Tom Ford từng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của mình với GQ trong thời điểm ông nghỉ hưu.

Ông ám chỉ một giới hạn về số năm mà người làm thời trang có thể gây dựng tiếng tăm trước khi trở nên lặp lại – một điều thường xuyên thấy được trong thế giới thời trang. Như trong mọi cuộc trò chuyện khác về thời trang, vấn đề luôn xoay quanh câu chuyện muôn thuở về “tính nghệ thuật hay lợi nhuận”.

Một xu hướng chuyển giao dễ dàng nhận thấy được là: Các nhà thiết kế Bỉ là các bậc thầy trong nghệ thuật rời xa sàn diễn thời trang. Điển hình là Martin Margiela và Ann Demeulemeester, lần lượt vào năm 2009 và 2013, họ giao phó việc điều hành sáng tạo cho người khác và tập trung vào các dự án riêng của mình.

Sau đó, An Vandevorst và Filip Arickx vào năm 2020 đã đóng cửa A.F. Vandervorst sau 22 năm, nói rằng “động lực trong thế giới thời trang đã thay đổi. Nó khó khăn, không chắc chắn và rối rắm hơn bao giờ hết. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi sẽ không thể duy trì cùng một mức độ sáng tạo và tập trung vào câu chuyện hơn là sản phẩm, và làm việc theo cách giúp chúng tôi trở nên khác biệt”, đồng thời cho rằng “sự độc quyền và gần gũi đã không còn nữa”.

Năm 2022, Raf Simons, toàn tâm toàn ý với Prada, cũng quyết định đóng cửa một thương hiệu huyền thoại ở đỉnh cao đã lâu. Vượt ra khỏi ranh giới Bỉ nhưng vẫn còn ở Mitteleuropa, ba huyền thoại thiết kế khác nổi tiếng với cách họ tạm biệt sàn diễn: Thierry Mugler, người đã chính thức nghỉ hưu vào năm 2002 vì sự thoái trào của nền kinh tế và căng thẳng trong quá trình sáng tạo; Jil Sander, người rời xa sàn diễn ba lần, vào năm 2000, 2003 và 2012.

Sau đó là Helmut Lang, sau một mối quan hệ kinh doanh hỗn loạn với Prada Group và những bước phát triển thiếu chiều sâu, từ phong cách tối giản của những năm 1990 đến những năm 2000 đã quyết định tạm biệt thế giới nghệ thuật và từ bỏ thời trang hoàn toàn.

@fashionroadman

Raf Simons Eponymous label is closing down! 💔💔💔 #fashion #tiktokfashion #fashiontiktok #rafsimons #rafsimonsarchive

♬ original sound – Fashionroadman

Không khó để nhận thấy rằng, các nhà thiết kế Bỉ đã rời bỏ sân khấu khi họ đang trên đỉnh cao, trong khi tất cả những người khác rời khỏi thương hiệu của mình sau nhiều khó khăn về thương mại hoặc trải qua quá trình mua lại và quản lý chật vật. Tóm lại, có người tự nguyện rời đi và có người bị đào thải.

Sự khác biệt dường như đã trở thành văn hóa: Tom Ford quyết định nghỉ hưu sau một bi kịch gia đình nghiêm trọng, và không biết liệu nếu không có sự kiện đau buồn này, ông có thực sự nghỉ hưu không. Mugler quay lại với thương hiệu của mình dưới vai trò “cố vấn”.

Tóm lại, các nhà thiết kế người Bỉ quyết định bảo tồn di sản của họ bằng cách gói gọn chúng trong một thời kỳ được đánh dấu bởi sự thông minh và khiêm tốn. Đó là điểm tương phản rõ rệt với những áp lực thương mại, về sự tăng trưởng liên tục mà thế giới thời trang cố gắng đạt được trong thời đại của việc niêm yết trên thị trường – điều đó có lẽ được xây dựng bởi lòng tự trọng.

Chuyển ngữ: Thanh Mai

Theo Nss Magazine