Kế hoạch vực dậy thương hiệu trăm năm tuổi Lanvin của Tân giám đốc điều hành Jean-Philippe Hecquet liệu có khả quan?

Ngày đăng: 30/08/18

Sau khi NTK Alber Elbaz rời khỏi, kế tiếp lần lượt là Bouchra Jarrar cũng như Olivier Lapidus, cho thấy kế hoạch của Lanvin là trở thành một thương hiệu “Michael Kors” của Pháp đã thất bại. Có vẻ như ngoài việc giải được bài toán mang tên “chiến lược kinh doanh” thì tư duy sáng tạo khác biệt là điều không thể phủ định trong công cuộc xây dựng vị thế cho thương hiệu cao cấp đến từ nước Pháp. Sắp tới đây, liệu Lanvin có thể tiếp tục tồn tại, cùng xem xét chiến lược của Jean-Philippe Hecquet.

Jean-Philippe Hecquet, hiện là giám đốc điều hành mới của Lanvin, kể từ khi tập đoàn Trung Quốc Fosun mua lại thương hiệu này vào tháng 2 năm 2018, từ nữ doanh nhân Đài Loan Shaw-Lan Wang, người nắm giữ 20% cổ phần trong công ty. Fosun trả giá cao hơn Mayhoola For Investments nhưng lại không có kinh nghiệm quản lý một thương hiệu cao cấp như Lanvin. Giám đốc mới của nhãn hiệu là một CEO có kinh nghiệm trong phân khúc “sang trọng” và cho biết về kế hoạch để duy trì vị trí cao cấp của Lanvin cũng như nhấn mạnh vào lịch sử của nó. Hiện Lanvin đang thăm dò nhìn rất nhiều tài năng, và hy vọng tìm được một nhà thiết kế trong cuối năm nay.

Hiện Lanvin đang thăm dò nhìn rất nhiều tài năng, và hy vọng tìm được một nhà thiết kế trong cuối năm nay.

Jean-Philippe Hecquet, giám đốc điều hành mới của Lanvin

Hecquet đã trải qua 14 năm tại Louis Vuitton trong vai trò hoạt động cao cấp trước khi chuyển đến công ty chuyên thiết kế về đồng hồ, phụ kiện thời trang của Thuỵ Sĩ – Tag Heuer vào năm 2012. Hecquet cho biết: “Tôi đã trải qua môi trường đào luyện kỹ lưỡng LVMH, vì vậy tôi nghĩ vai trò giữa CEO và giám đốc nghệ thuật là rất quan trọng”.

Tôi nghĩ vai trò giữa CEO và giám đốc nghệ thuật là rất quan trọng.

Tân giám đốc phải đối mặt với thách thức đáng kể, cũng giải quyết tình trạng khó khăn của Lanvin về lợi nhuận, kể từ khi nhà thiết kế Alber Elbaz ra đi. Lanvin đã ghi vào danh sách kinh doanh thua lỗ lần đầu tiên trong một thập kỷ vào năm 2016, khi mất 18,3 triệu euro. Trong năm 2017, số lỗ được cho là đã tăng lên 27 triệu euro. Sau màn kêu gọi hỗ trợ nguồn vốn mới, tập đoàn Fosun có kế hoạch đầu tư ít nhất 100 triệu euro cho Lanvin để đưa nó trở lại đúng quỹ đạo.

Tập đoàn Fosun có kế hoạch đầu tư ít nhất 100 triệu euro cho Lanvin để đưa nó trở lại đúng quỹ đạo.

Lucas Ossendrijver, người đã thiết kế bộ sưu tập nam giới từ năm 2005, ở lại với công ty. Hecquet đang tìm kiếm một nhà thiết kế cho dòng thời trang nữ. Hecquet cũng có kế hoạch kiểm soát tốt hơn hình ảnh của thương hiệu. “Có quá nhiều sự khác biệt và quá nhiều cấp độ”, ông nói, đề cập đến sự pha trộn nhãn của các khái niệm cửa hàng, quan hệ đối tác buôn bán và các chiến dịch quảng cáo. “Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là trọng tâm. Chúng tôi đang xem xét những địa điểm trong các thành phố thời trang quan trọng của các thị trường”.

Thế hệ người trẻ giàu có (Rich kids) hiện nay, hầu hết mua sắm trên mạng xã hội. Những người trẻ giàu có này cũng ít trung thành với các nhà bán lẻ, vì vậy việc phát triển các mối quan hệ thực sự là rất quan trọng.

Hecquet tiết lộ thêm, Lanvin hiện đang đàm phán lại giấy phép với nhà phân phối Itochu ở Nhật Bản. Và môi trường kỹ thuật số cũng sẽ là một trong các lĩnh vực trọng tâm. Tin nhắn tiếp thị, đã từng được cho là khâu quan trọng trong ngành thương mại điện tử. Thế hệ người trẻ giàu có (Rich kids) hiện nay, hầu hết mua sắm trên mạng xã hội. Những người trẻ giàu có này cũng ít trung thành với các nhà bán lẻ, vì vậy việc phát triển các mối quan hệ thực sự là rất quan trọng.

nữ doanh nhân Đài Loan Shaw-Lan Wang cùng NTK Alber Elbaz thời còn hợp tác

Người mua sắm tại các thương hiệu xa xỉ ngày nay nằm ở độ tuổi trung bình là 25, và hiện có hơn 250 thương hiệu cao cấp đến từ Fendi đến Chopard và Dior. Thế hệ “Rich Kids” đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp. Hiện tại, thế hệ này chỉ chiếm từ 2 đến 3% doanh thu thị trường cao cấp, song, sự phân chia được thiết lập để thay đổi. Ở Trung Quốc, một nửa số người mua sắm cao cấp dưới 30 tuổi, theo nghiên cứu của Secoo và Tencent. Tuy nhiên “Rich Kids” không phải là đối tượng trung thành của thương hiệu, thay vào đó họ tập trung vào những trang phục hay phụ kiện có tính thẩm mỹ khi dạo phố hơn, tiêu biểu là sản phẩm của Gucci, Balenciaga, Vetements, Off-White, đặc biệt là sự mới mẻ. Nếu như muốn tiếp tục tồn tại, đây là yếu tố mà Lanvin không thể không cân nhắc trong chiến lược sắp tới của mình.

Thực hiện: Phong