Patchwork – “người bạn cũ” của thời trang Việt trở lại với “diện mạo mới”

Ngày đăng: 30/09/21

Patchwork – Kỹ thuật chắp vá những mảnh vải khác nhau, từ màu sắc đến chất liệu, để tạo ra một sản phẩm mới có phong cách riêng biệt đang được ưa chuộng, không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam. 

Kỳ thực, kỹ thuật Patchwork không quá xa lạ với người Việt. Có thể thấy kỹ thuật này được sử dụng để tạo nên những tấm chăn hay khăn trải bàn nhiều màu sắc trong những gia đình Việt vào những năm 80, 90. Chúng được làm bởi đôi bàn tay khéo léo của người bà, người mẹ chúng mình bằng việc tận dụng vải thừa, vải từ quần áo cũ bị hư rách. Những phần còn nguyên lành sẽ được bà hoặc mẹ xử lý, để dành lại, rồi sau đó may ghép lại với nhau để thành món đồ có công dụng mới. Điều đó khiến cho những món đồ Patchwork không chỉ mang vẻ đẹp thủ công mà còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần, nhắc lại tuổi thơ của biết bao người Việt. 

TimTay

Ngày nay, khi xu hướng ưa chuộng đồ thủ công lên ngôi cũng như làn gió “upcycling”* đang thúc đẩy sự thay đổi về mặt tư duy và thiết kế của ngành thời trang thế giới, thì Patchwork đã và đang trở lại với thời trang Việt Nam qua sản phẩm của các local brand như More Than Blue, Huu La La, Tim Tay.

More Than Blue

More Than Blue là thương hiệu trẻ của Nhà thiết kế Christy. Christy dành nhiều tình yêu với các giá trị văn hoá truyền thống, các làng nghề và các loại vải thủ công. Các thiết kế của More Than Blue thường đậm chất mộc mạc, trong đó màu sắc được nhuộm từ các loại lá cây, củ, quả, thảo mộc…

More Than Blue là thương hiệu trẻ của Nhà thiết kế Christy. Christy dành nhiều tình yêu với các giá trị văn hoá truyền thống, các làng nghề và các loại vải thủ công.

Patchworkshop cũng là một trong những kỹ thuật được thương hiệu áp dụng để giảm thiểu rác thải may mặc ra môi trường. Trong đó có một chiếc blazer của More Than Blue được ghép từ nhiều mảnh vải khác nhau mà mỗi mảnh được nhuộm bằng một loại chất liệu tự nhiên. Bên cạnh đó, More Than Blue còn có những chiếc bucket hat – nón tai bèo cũng được làm từ kỹ thuật patchwork rất đáng yêu. 

Một chiếc blazer của More Than Blue được ghép từ nhiều mảnh vải khác nhau mà mỗi mảnh được nhuộm bằng một loại chất liệu tự nhiên.
More Than Blue còn có những chiếc bucket hat – nón tai bèo cũng được làm từ kỹ thuật patchwork rất đáng yêu. 

Tiem Huu La La

Giữ vững nét đặc trưng của mình, chất liệu nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái và những chi tiết thêu thùa thủ công tinh tế, Tiem Huu La La là một trong những thương hiệu quen thuộc của nữ giới. Mới đây Tiem Huu La La giới thiệu những chiếc áo khoác với kỹ thuật patchwork mang đến cảm giác thú vị cho những ai yêu thời trang. 

Tiem Huu La La giới thiệu những chiếc áo khoác với kỹ thuật patchwork mang đến cảm giác thú vị cho những ai yêu thời trang. 
Những chiếc áo patchwork thế này thường được các tín đồ thời trang vintage yêu thích
Chiếc áo khoác được ghép từ nhiều mảnh vải sặc sỡ nhưng không kém phần duyên dáng, đáng yêu

TimTay

TimTay, thương hiệu thời trang thiết kế “thuần Việt” theo đuổi phong cách sống bền vững và thân thiện với môi trường được sáng lập bởi hai chị em Hoàng Tú và Hoàng Anh. Các sản phẩm của thương hiệu thường được lấy cảm hứng từ văn hoá cùng với câu chuyện xoay quanh các làng nghề thủ công, mỹ thuật, hội hoạ, âm nhạc, đời sống…

Một chiếc kimono cách điệu bằng kỹ thuật patchwork “vừa quen vừa lạ” của Timtay

Năm nay, TimTay mang đến các thiết kế bằng kỹ thuật patchwork “vừa quen vừa lạ”. Quen vì kỹ thuật patchwork không phải kỹ thuật mới của thời trang nhưng TimTay đã biến tấu nó thành một nét đặc trưng riêng của thương hiệu làm tăng thêm cá tính cho khách hàng của mình. 

Kỹ thuật patchwork không phải kỹ thuật mới của thời trang nhưng TimTay đã biến tấu nó thành một nét đặc trưng riêng của thương hiệu làm tăng thêm cá tính cho khách hàng của mình. 
Thiết kế áo khoác ghi lê sử patchwork
Patchwork cũng được TimTay ứng dụng trong quần ngắn và áo yếm

Thực hiện: Hoàng Khôi

Ảnh bìa: TimTay

*Upcycling được định nghĩa là một giải pháp tái chế thú vị, đặt sự sáng tạo vào những sản phẩm thời trang bị xem là lỗi thời. Bằng cách sử dụng những chi tiết, vải vóc thừa của một bộ trang phục để tạo nên những thiết kế hoàn toàn mới, xu hướng này đã nhận được không ít sự chú ý của những người yêu và làm trong ngành thời trang.